Tại sao sương muối có hại cho nhà nông

Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Lạc Dương về tình hình thiệt hại cây trồng do sương muối gây ra trong các ngày 5-6/02/2020 trên địa bàn huyện Lạc Dương, tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 468,55 ha/801 hộ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, diện tích cây cà phê bị thiệt hại 434,32 ha; ngô, hoa màu khác 31,88 ha và cây ăn quả 2,35 ha. Diện tích bị ảnh hưởng do hiện tượng sương muối gây ra tập trung tại các xã Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar của huyện Lạc Dương, cụ thể như sau:

- Xã Đạ Chais: Tổng diện tích bị thiệt hại là 198,84ha/287 hộ. Trong đó: diện tích cà phê bị thiệt hại là 191,14ha; cây ăn quả 1,8ha; ngô và rau màu là 5,9ha.

- Xã Đạ Nhim: Tổng diện tích bị thiệt hại là 259,31ha/434 hộ. Trong đó: diện tích cà phê bị thiệt hại là 233,18ha; cây ăn quả 0,55ha; ngô và rau màu là 25,58ha.

- Xã Đạ Sar: Tổng diện tích bị thiệt hại là 10,4ha/80 hộ. Trong đó: diện tích cà phê bị thiệt hại là 10ha; cây ăn quả 0,1ha và rau màu là 0,3ha.

Để kịp thời khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng đã có Văn bản số 141/SNN-TTBVTV về việc khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất do ảnh hưởng của sương muối gây ra đối với cây trồng trên địa bàn huyện Lạc Dương; đồng thời ban hành "tài liệu kỹ thuật hướng dẫn biện pháp khắc phục hiện tượng sương muối gây hại trên cây cà phê" như sau:

I. Thiệt hại do sương muối gây ra

1.  Điều kiện hình thành sương muối

Thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương nằm trên cao nguyên Lang Biang với độ cao xấp xỉ 1.500m so với mực nước biển, có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp với khí hậu ôn hòa, mùa hè không quá nóng và mùa đông không quá lạnh. Tuy nhiên, trong một số ngày của các tháng mùa dông, nhất là thời kỳ từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 3 năm sau, vào lúc ban đêm về gần sáng sớm, nhiệt độ giảm thấp hơn nhiệt độ tối thấp sinh học của nhiều loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Bởi vậy, trong thời kỳ này một số loại cây trồng như rau màu, cây lương thực và các loại cây trồng khác sinh trưởng kém, thậm chí có thể làm chết cây từng đám làm giảm năng suất cây trồng. Đặc biệt, nếu nhiệt độ không khí 5, cây phát triển bình thường, không bị sâu bệnh, không bị dị hình và được huấn luyện ngoài ánh sáng hoàn toàn từ 10 - 15 ngày trước khi trồng.

- Thời vụ trồng: Bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa, kết thúc trồng trước khi vào mùa khô 1 - 2 tháng. Trồng tốt nhất từ tháng 5 - 6, muộn nhất trước 15/8 hàng năm.

Bón phân

- Phân hữu cơ: Cà phê là loại cây lâu năm có bộ rễ khoẻ, lan rộng, yêu cầu nhiều phân bón, mức bón tối thiểu như sau:

+ Năm trồng mới: 10 – 20 kg/hố [bón lót]

+ Thời kỳ kinh doanh: 15 – 20 kg/cây, định kỳ 3 năm bón 1 lần. Đào rãnh theo chiều rộng của tán, kích thước sâu 0,3 – 0,4m, rộng 0,3m, dài 1 – 1,5m. Bón vào rãnh cùng phân lân rồi lấp đất.

- Phân hoá học: Để xác định chế độ bón phân cân đối và hợp lý cho từng vùng cần căn cứ vào độ phì của đất và khả năng cho năng suất của vườn cây. Những vùng chưa có điều kiện phân tích đất, lá có thể áp dụng định lượng phân bón sau: [tính cho mật độ bình quân 5.000 cây/ha].

Lượng phân bón:

Tuổi cà phê

Loại phân

Lượng bón
[kg/ha]

Thời điểm bón

Tháng
2 - 3

Tháng
4 - 5

Tháng
6 - 7

Tháng
9 – 10


Năm 1
[Trồng mới]

Urê

100

-

30

40

30

Lân Super

1.000

-

1.000

   

KCl

50

 

15

20

15

Năm 2

Urê

200

40

60

60

40

Lân Super

500

500

     

KCl

100

20

30

30

20

Năm 3

Urê

400

80

120

120

80

Lân Super

500

500

-

-

-

KCl

300

60

90

90

60

Kinh doanh
[chu kỳ 1]

Urê

600

120

180

180

120

Lân Super

600

600

     

Video liên quan

Chủ Đề