Cực bắc việt nam ở đâu

Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào? đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, để biết được điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào và những điểm cực khác của nước ta nằm ở đâu, Chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Điểm cực Bắc của Việt Nam nằm ở Đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang. Điểm cực Bắc của Tổ quốc Việt Nam có vĩ độ 23°22’59″B và kinh độ 105°20’20″Đ.

Giới thiệu về Đỉnh Lũng Cú – Hà Giang

Lũng Cú là một xã, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng [Long Sơn] có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Và tên của dãy núi cũng gắn liền với rất nhiều truyền thuyết được nhiều người dân ngày nay kể lại. Lũng Cú theo tiếng H’mông có nghĩa là Long Cư là đất thiêng nơi rồng cư ngụ.

Còn một truyền thuyết gắn liền với những năm tháng oanh liệt của dân tộc ta. Đó là vào thời vua Quang Trung sau khi đại thắng quân xâm lược phương Bắc, ông đã cho đặt một chiếc trống rất lớn tại đỉnh Lũng Cú. Cứ mỗi canh giờ vua lại ra hiệu cho quân gióng ba hồi trống vang xa đến bên kia biên giới để khẳng định chủ quyền dân tộc. Về sau, khi có vấn đề gì ở biên giới là tiếng trống đó lại vang xa để triệu hồi lòng yêu nước của dân tộc. Và Lũng Cú còn có nghĩa là Long Cổ tức trống của vua.

Đỉnh Lũng Cú là nơi có cột cờ Lũng Cú thiêng liêng tọa lạc, cột cờ Lũng Cú được xem như là cột cờ Quốc gia. Cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, nơi Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam, cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km theo đường thẳng. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 2 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng. Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt, ban đầu cột cờ chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc năm 1887.

Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu, xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.

Sau đó, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Đồng Văn tiến hành tháo dỡ cột cờ Lũng Cú cũ và tiến hành trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới. Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng với chiều cao 33,15m [hơn cột cờ cũ 10m] trong đó phần chân của cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu chân cột cờ Hà Nội.

Chân và bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang. Thân cột cờ có cầu thang bộ đi lên đỉnh.

Trên đỉnh cột là quốc kỳ Việt Nam với cán cờ cao 12,9m và lá cờ, cũng tương tự như những lá cờ sử dụng trước đó, có diện tích 54m2. Đường lên Cột cờ Quốc gia Lũng Cú là 839 bậc thang, chia làm 3 chặng. Giữa các chặng có nhà chờ để khách du lịch dừng chân nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Nhìn từ phía dưới lên, cột cờ Lũng Cú sừng sững trên đỉnh núi cao, lá cờ sao vàng tung bay trong gió.

Các điểm cực còn lại của Việt Nam ở đâu? Tọa độ các điểm cực

Nước ta có 4 điểm cực trên đất liền, ngoài điểm cực Bắc đã nêu trên thì còn có điểm cực Đông, điểm cực Tây và điểm cực Nam.

Điểm cực Đông nước ta nằm ở Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, điểm cực Đông có tọa độ 109°27’55”Đ – 12°38′54,2″B. Điểm cực Đông giáp ranh với Biển Đông.

Điểm cực Tây nước ta nằm ở A Pa Chải – Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, điểm cực Tây có tọa độ 102°08′38,2″Đ – 22°24′2,6″B. Điểm cực Tây giáp ranh với Trung Quốc, Lào.

Điểm cực Nam nước ta nằm ở Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, điểm cực Nam có tọa độ 104°49′52,6″Đ – 8°33′44,8″B. Điểm cực Nam giáp ranh với Biển Đông.

Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam còn có 2 điểm cực trên biển là:

Điểm cực Đông Việt Nam trên biển: Điểm cực Đông Việt Nam trên biển nằm ở Hải đăng Tiên Nữ, quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Có tọa độ: 8°52′16,1″ vĩ Bắc – 114°40′50,8″ kinh Đông.

Điểm cực Nam Việt Nam trên biển: Điểm cực Nam Việt Nam trên biển nằm ở Hòn Đá Lẻ, quần đảo Hòn Khoai [điểm A2 của Đường cơ sở Việt Nam], tỉnh Cà Mau. Có tọa độ: 8°22′51,1″ vĩ Bắc – 104°52′43,4″ kinh Đông.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Trân trọng cảm ơn!

Các điểm cực trị của Việt Nam là các địa điểm có tọa độ xa nhất về phía bắc, nam, đông và phía tây của Việt Nam khi so với bất kỳ vị trí nào khác trên lãnh thổ của đất nước, và là các địa điểm có độ cao cao nhất và thấp nhất của Việt Nam. Điểm cực bắc và điểm cực tây nằm trên đất liền, do Việt Nam nằm ở phía đông và ôm lấy bán đảo Đông Dương. Điểm cực nam và điểm cực đông đều tiếp cận biển. Tuy lãnh thổ không rộng lớn nhưng hình dáng kéo dài theo hướng bắc nam khiến cho khoảng cách hai điểm cực bắc và điểm cực nam cách xa khoảng 1.650km.[1] Hầu hết điểm cực không có tình trạng tranh chấp với nước khác, tất cả đều sở hữu và quản lý bởi Việt Nam. Duy nhất, điểm cực đá Tiên Nữ hiện tranh chấp với Philippines, Trung Quốc và Đài Loan, và có tuyên bố chủ quyền từ những nước này, nhưng nằm dưới sự quản lý thực tế của Việt Nam.

Vĩ độ và kinh độ được biểu thị bằng ký hiệu độ thập phân, trong đó giá trị vĩ độ dương biểu thị bán cầu bắc và giá trị âm biểu thị bán cầu nam. Tương tự, giá trị kinh độ dương biểu thị bán cầu đông và giá trị âm biểu thị bán cầu tây. Các tọa độ được sử dụng trong bài viết này có nguồn gốc từ Google Earth, sử dụng hệ thống tham chiếu trắc địa WGS84. Ngoài ra, giá trị độ cao âm biểu thị cho vùng đất dưới mực nước biển.

Mục lục

  • 1 Địa điểm cực trị
  • 2 Độ cao cực trị
  • 3 Xem thêm
  • 4 Ghi chú
  • 5 Chú thích
  • 6 Liên kết ngoài

Địa điểm cực trịSửa đổi

Trong các điểm cực trị trên đất liền thì có hai điểm cực nằm ở miền Bắc Việt Nam, điểm đặc biệt là một trong số đó, ở hướng tây, nằm ở ngã ba tiếp giáp của ba nước. Hai điểm cực trên đất liền còn lại nằm ở miền Nam Việt Nam và đều tiếp giáp với biển chứ không phải biên giới.

Ghi chú màu

Điểm cực trị trong đất liền [2] Điểm cực trị ven biển [2] Điểm cực trị trên biển [2]

# Tiêu đề Vị trí Đơn vị hành chính Đơn vị giáp ranh Tọa độ[a] Chú thích Hình
1 Cực Bắc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn Tỉnh Hà Giang Vân Nam, Trung Quốc 23°23′33″B 105°19′24″Đ / 23,392505°B 105,32324°Đ / 23.392505; 105.323240
[23°23′33″B 105°19′23,7″Đ / 23,3925°B 105,31667°Đ / 23.39250; 105.31667]
[2]

2 Cực Tây A Pa Chải - Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé Tỉnh Điện Biên[3] Ngã ba biên giới Việt-Trung-Lào [Điện Biên-Vân Nam-Phongsaly] 22°24′03″B 102°08′38″Đ / 22,400734°B 102,14394°Đ / 22.400734; 102.143940
[22°24′2,6″B 102°08′38,2″Đ / 22,4°B 102,13333°Đ / 22.40000; 102.13333]
[4]
3 Cực Nam [đất liền] xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau Biển Đông 8°33′45″B 104°49′53″Đ / 8,5624409°B 104,8312831°Đ / 8.5624409; 104.8312831
[8°33′44,8″B 104°49′52,6″Đ / 8,55°B 104,81667°Đ / 8.55000; 104.81667]
[5]
4 Cực Nam [trên biển] Hòn Đá Lẻ, quần đảo Hòn Khoai [điểm A2 của Đường cơ sở Việt Nam] Tỉnh Cà Mau Biển Đông 8°22′51″B 104°52′43″Đ / 8,380852°B 104,878725°Đ / 8.380852; 104.878725
[8°22′51,1″B 104°52′43,4″Đ / 8,36667°B 104,86667°Đ / 8.36667; 104.86667]
[6]

5 Cực Đông [đất liền] Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh Tỉnh Khánh Hòa Biển Đông 12°38′54″B 109°27′42″Đ / 12,6483756°B 109,4616339°Đ / 12.6483756; 109.4616339
[12°38′54,2″B 109°27′41,9″Đ / 12,63333°B 109,45°Đ / 12.63333; 109.45000]
[7]

6 Cực Đông [trên biển] Hải đăng Tiên Nữ, quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa Tỉnh Khánh Hòa Biển Đông 8°52′16″B 114°40′51″Đ / 8,871139°B 114,680778°Đ / 8.871139; 114.680778
[8°52′16,1″B 114°40′50,8″Đ / 8,86667°B 114,66667°Đ / 8.86667; 114.66667]
[8][9]

Độ cao cực trịSửa đổi

# Giá trị cực đại Tên Độ cao Vị trí Đơn vị hành chính Tọa độ Chú thích Hình
1 Cao nhất Fansipan 3.147,3 m[b] Dãy núi Hoàng Liên Sơn, tây bắc Việt Nam Nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu 22°18′15″B 103°46′37″Đ / 22,304276°B 103,777063°Đ / 22.304276; 103.777063 [10]
2 Thấp nhất mặt biển 0 m Biển Đông không không tính [11][12][13]

Xem thêmSửa đổi

  • Địa lý Việt Nam
  • Danh sách điểm cực trị của Nga
  • Danh sách điểm cực trị của Nhật Bản
  • Danh sách điểm cực trị của Ấn Độ
  • Danh sách điểm cực trị của Trái Đất

Ghi chúSửa đổi

  1. ^ Tọa độ lấy từ Google Earth. Google Earth sử dụng hệ thống tham chiếu trắc địa WGS84.
  2. ^ Số liệu đo đạc 2019.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Vietnam, geography” [bằng tiếng Anh]. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ [EMBASSY OF THE Socialist Republic of Vietnam IN THE UNITED STATES OF AMERICA]. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
  2. ^ “Google Maps [cực Bắc]”. Google. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ “Kinh nghiệm chinh phục cực Tây A Pa Chải”. Vnexpress. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
  4. ^ “Google Maps [cực Tây]”. Google. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2019.
  5. ^ “Google Maps [cực Nam-đất liền]”. Google. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ “Google Maps [cực Nam-trên biển]”. Google. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2019. [giá trị gần chính xác]
  7. ^ “Google Maps [cực Đông-đất liền]”. Google. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2019.
  8. ^ “Google Maps [cực Đông-trên biển]”. Google. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2019.
  9. ^ “Thăm đèn Tiên Nữ, ngọn hải đăng ở Trường Sa”. Tiền Phong. ngày 22 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
  10. ^ "Southeast Asia" Ultra-Page” [bằng tiếng Anh]. PEAKLIST. ngày 22 tháng 2 năm 2006. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
  11. ^ “Highest And Lowest Points In Countries Islands Oceans Of The World” [bằng tiếng Anh]. Worldatlas. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
  12. ^ “Highest and Lowest Point - Vietnam” [bằng tiếng Anh]. Macro Economy Meter. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
  13. ^ “GEOGRAPHY OF VIETNAM” [bằng tiếng Anh]. Facts and Details. 2008. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • “Four Extreme Points Of Vietnam [Part 1]” [bằng tiếng Anh]. Journey Vietnam. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
  • “Four Extreme Points Of Vietnam [Part 2]” [bằng tiếng Anh]. Journey Vietnam. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.

Danh sách điểm cực trị của Việt Nam” là một danh sách chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt.
Mời bạn xem phiên bản đã được bình chọn vào ngày 29 tháng 6 năm 2019 và so sánh sự khác biệt với phiên bản hiện tại.

Video liên quan

Chủ Đề