Răng sâu nhẹ có nên trám

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến chức năng ăn, nhai mà sâu răng còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Để khắc phục tình trạng này có hai kỹ thuật nha khoa thường được sử dụng, đó là trám răng và bọc răng sứ.

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng hiện đại của nha khoa hiện nay. Bằng cách mài đi lớp răng bên ngoài của răng cần phục hình thành những cùi trụ nhỏ, để nâng đỡ mão răng sứ bên trên. Bọc răng sứ sẽ nâng cao tính thẩm mỹ của răng và giúp bảo vệ răng thật bên trong, tránh những tác động của các bệnh lý răng miệng khác. Nếu răng sâu nặng, bác sĩ sẽ chữa tủy rồi mới bọc răng sứ để bảo vệ răng thật ở bên trong. Với răng cửa hoặc các răng dễ nhìn thấy bạn nên chọn loại răng toàn sứ để ngăn tình trạng đen viền nướu và thời gian sử dụng cũng dài hơn, đảm bảo quá trình ăn nhai thuận lợi.

Vấn đề răng sâu nặng có bọc sứ được không, nên bọc răng sứ hay nhổ răng sẽ còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng như thế nào, tình trạng sâu có đủ điều kiện để phục hồi răng hay không vì nguyên tắc bảo tồn răng thật phải luôn được đặt lên hàng đầu, chỉ định nhổ răng là cách giải quyết cuổi cùng khi không thể giữ được răng gốc.

Răng sứ có tuổi thọ nhất định

Bọc răng sứ làm giảm bớt độ nhạy cảm của răng khi cảm nhận đồ ăn

Trám răng là một thủ thuật nha khoa để điều trị răng sâu đã có từ lâu, bằng cách sử dụng những loại vật liệu nha khoa chuyên dụng như: Amalgam, Composite... để đắp một phần hoặc toàn phần vào vùng răng bị sâu răng... giúp lấy lại vẻ thẩm mỹ bên ngoài cho răng và ngừa bệnh lý tái phát. Hiện nay, vật liệu hay được lựa chọn để trám răng sâu là Composite. Vì Composite có màu rất giống với răng thật nên khó phát hiện, miếng trám lại chắc chắn, không dễ dàng bong tróc, cũng không ảnh hưởng đến cấu tạo của răng như các loại vật liệu khác. Trong khi Amalgam lại dễ làm đen bị răng và có thể gây dị ứng với khoang miệng.

Trám răng bằng vàng là hình thức tốn kém nhất

Trám răng sứ về mặt thẩm mỹ gần giống với răng tự nhiên nhất

Sâu răng là một loại bệnh lý về răng phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải. Biểu hiện của răng sâu là có các vệt đen nhỏ li ti trên bề mặt răng, trong những vệt đen đó có chứa nhiều loại vi khuẩn gây sâu răng, chúng dần phát triển và xâm nhập vào cấu trúc răng bên trong của răng, cho đến khi răng bị hư và không giữ lại được.

Nguyên nhân chính của bệnh sâu răng là do chế độ ăn uống nhiều loại thức ăn chứa tinh bột và đường mà khi vệ sinh răng không thể làm sạch triệt để. Hiện nay, có 2 phương pháp phục hình răng sâu được nhiều khách hàng lựa chọn là trám răng và bọc răng sứ.

Bọc răng sứ hay là trám răng đều có chức năng giúp phục hình lại thân răng, điều trị răng sâu và tái tạo lại độ thẩm mỹ cho răng. Khi lựa chọn, thì bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng sâu của bạn sau khi nạo vết sâu thì thích hợp với phương pháp nào? Khi tình trạng sâu răng mới đang ở giai đoạn nhẹ, răng bị tổn thương ít, bác sĩ sẽ chỉ định trám lại lỗ sâu bằng phương pháp trám răng để ngăn không cho vi khuẩn tấn công vào răng.

Trám răng không phải là phương pháp tốt nhất để chấm dứt sâu răng, mà thực chất chỉ là phương pháp tạm thời để hạn chế sâu răng trong một thời gian ngắn. Một thời gian sau, miếng trám sẽ bị bong hoặc bị bung ra khỏi vị trí trám do va chạm hoặc do kích thích từ lực nhai hoặc axit từ thực phẩm... lúc này vi khuẩn sẽ lại có cơ hội tấn công vào các lỗ sâu cũ, tiếp tục gây bệnh cho răng. Vì thế, đối với các răng sâu sau khi đã chữa tủy và trám lại răng, răng giòn và dễ vỡ. Lúc này, các bác sĩ điều trị sẽ khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời, kéo dài tuổi thọ của răng lâu hơn so với phương pháp trám răng.

Hiện nay, bọc răng sứ đang được coi là giải pháp tối ưu dành cho việc điều trị răng sâu, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện bọc răng sứ, vì khi nào phần răng sâu cần điều trị còn đầy đủ thân răng, tình trạng răng miệng khỏe mạnh thì mới đủ điều kiện để bọc răng sứ.

Để biết được tình trạng sâu răng của mình có phù hợp với phương pháp bọc răng sứ hay trám răng bạn nên trực tiếp đến địa chỉ nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra mức độ răng sâu của bạn là như thế nào, từ đó đưa ra giải pháp điều trị răng sâu phù hợp nhất.

Chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng [răng, xương răng, tuỷ răng,...], hàm [vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,...] và mặt [xương trán, xương gò má, xương thái dương,...]. Do đó, khi gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới bệnh viện để được kiểm tra và có những chỉ định điều trị kịp thời từ bác sĩ chuyên môn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Điều trị sâu răng nhẹ là việc rất cần thiết và quan trọng cần sớm được thực hiện để tránh những rắc rối và hậu quả tiềm ẩn mà răng sâu có thể gây ra. Ở thời điểm răng sâu nhẹ, các biểu hiện chưa được rõ ràng, chưa gây ra những ảnh hưởng cụ thể nên bạn có thể điều trị nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn. Trong nội dung bài viết này, Nha khoa Trẻ sẽ chia sẻ với bạn cách điều trị sâu răng nhẹ nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất.

Làm thế nào để điều trị sâu răng nhẹ an toàn, hiệu quả và nhanh chóng?

1. Những dấu hiệu của sâu răng nhẹ

Sâu răng là một bệnh phổ biến của răng miệng rất nhiều người gặp phải do chế độ ăn uống có quá nhiều đường và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Biểu hiện của tình trạng răng sâu nhẹ là khác nhau ở mỗi giai đoạn. Cụ thể:

Là khi trên bề mặt của răng xuất hiện những đốm trắng ngà và có thể quan sát được khi nhìn qua gương. Tuy nhiên dấu hiệu nhận biết về màu sắc này lại xuất hiện ở mặt trong của răng hoặc kẽ hở giữa 2 răng bên cạnh. Đây đều là những vị trí khuất mà chúng ta ít để ý và khó phát hiện ra nhất.

Trong giai đoạn răng chớm sâu, các biểu hiện của răng sâu như răng ê buốt, đau nhức hay nhạy cảm hơn với đồ ăn hàng ngày cũng chưa có. Chính vì vậy, để có thể nhận biết và điều trị sâu răng nhẹ ở giai đoạn này bạn sẽ cần đến nha khoa khám định kỳ để các bác sĩ sớm phát hiện và tư vấn cho bạn cách điều trị.

Răng chớm sâu sẽ có xuất hiện những đốm trắng ngà có thể quan sát được bằng mắt

Đây là giai đoạn các đốm trắng biến đổi thành những lỗ nhỏ sâu màu đen do vi khuẩn đã tác động và làm men răng bị tổn thương.

Thông thường thì đến giai đoạn này, các biểu hiện bên ngoài sâu răng có thể gây ra trong quá trình ăn uống, sinh hoạt cũng chưa được rõ rệt. Nếu như bạn tiếp tục duy trì chế độ ăn không lành mạnh, sử dụng nhiều đồ ăn lạnh thì thỉnh thoảng sẽ có cảm giác ê buốt răng.

Giai đoạn sâu men răng sẽ có sự xuất hiện của những lỗ sâu nhỏ màu đen

2. Phương pháp điều trị sâu răng nhẹ an toàn, hiệu quả và nhanh chóng

Để điều trị sâu răng nhẹ, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là trám răng [hàn răng]. Bên cạnh đó, tái khoáng răng sâu cũng là giải pháp điều trị sâu răng nhẹ hữu hiệu.

  • Phương pháp tái khoáng răng sâu:

Là giải pháp được áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, tức là khi răng xuất hiện những đốm trắng ngà, chưa hình thành các lỗ sâu nhỏ màu đen. Điều trị sâu răng nhẹ bằng tái khoáng răng có thể thực hiện theo 2 cách sau:

+ Sử dụng hỗn hợp Calcium, Phosphate, Fluorine đổ vào vết sâu để thu hẹp phần răng bị sâu màu trắng ngà. Đồng thời cũng giúp hạn chế sự lây lan và phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.

+ Sử dụng Fluor có nồng độ cao đổ vào vết răng sâu mới xuất hiện để hạn chế sự lây lan của vết sâu. Flour sẽ kết hợp với Canxi và Photpho trong men răng tạo thành hợp chất cứng hơn men răng, ngăn cho vi khuẩn không thể ăn sâu vào răng.

Điều trị sâu răng nhẹ bằng phương pháp tái khoáng răng sâu chỉ có tác dụng ngăn chặn chứ không loại bỏ được hoàn toàn tình trạng sâu ở răng. Vậy nên, để đảm bảo cho răng miệng được chắc khỏe bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học, chế độ ăn uống hợp lý và nên đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Xem thêm: 11 cách chăm sóc răng miệng khoẻ đẹp

Hãy đến nha khoa khám định kỳ để vi khuẩn không có cơ hội phát triển thành sâu răng

  • Phương pháp điều trị bằng cách trám răng [hàn răng]:

Trám răng cũng được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu giúp khắc phục tình trạng răng sâu nhẹ. Điều trị sâu răng nhẹ bằng cách trám răng là quá trình bác sĩ loại bỏ những men răng màu đen/xám đã bị tổn thương. Sau đó vệ sinh sạch răng miệng và trám bít lại bằng vật liệu trám răng chuyên khoa.

Xem thêm: Trám răng Composite có an toàn không? Có bền không?

3. Các biện pháp phòng ngừa sâu răng

Để bảo vệ cho răng miệng được khoẻ mạnh, vi khuẩn không có cơ hội phát triển mạnh tạo nên sâu răng cũng những bệnh lý răng miệng khác. Bạn có thể áp dụng những biện pháp phòng tránh sâu răng sau:

  • Chải răng đều đặn 2 lần/ngày kết hợp cùng chỉ nha khoa và nước súc miệng hoặc nước muối để loại sạch các mảng bám trên răng.
  • Sử dụng những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, ăn nhiều rau củ quả có chứa vitamin tốt cho răng miệng như: cà rốt, khoang lang, đu đủ,…
  • Bổ sung canxi cho cơ thể thông qua các loại hạt hay sữa uống.
  • Đến nha khoa kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và khắc phục những bệnh lý răng miệng có thể gặp phải.

Trên đây là một số chia sẻ của Nha khoa Trẻ về cách điều trị sâu răng nhẹ an toàn, nhanh chóng, hiệu quả cùng những biện pháp phòng ngừa sâu răng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tránh được tình trạng sâu răng và luôn có cho mình chế độ chăm sóc răng miệng khoa học.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề răng miệng nào đang quan tâm hay đang gặp phải, hay liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ theo thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh nhất nhé!

Thông tin liên hệ:

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline:  0963.333.844

Fanpage: //www.facebook.com/nhakhoatrehanoi

Website: //nhakhoatre.com/

Video liên quan

Chủ Đề