Cái treo hàng mẫu gọi là gì

Hiện nay, hầu hết các công ty, nhà máy đều tham gia sản xuất đơn hàng xuất khẩu cho các hãng thời trang ở nước ngoài bên cạnh một tỷ lệ ít là những đơn hàng nôi địa.

Để các bạn sinh viên khi bắt tay vào làm việc trong các công ty may mặc khỏi bở ngỡ với quy trình sản xuất các đơn hàng xuất khẩu này , bài viết sẽ giải thích một số khái niệm các bạn sẽ gặp trong công việc hàng ngày.

Để sản xuất một đơn hàng may mặc xuất khẩu theo yêu cầu đặt hàng của môt nhà nhập khẩu nước ngoài, thông thường các bước làm mẫu sau đây sẽ được yêu cầu theo trình tự để triển khai môt đơn hàng:

* Mẫu Proto

* Mẫu FIT

* Mẫu Salesman Sample [ SMS]

* Mẫu Size set

* Mẫu Pre-Production hay còn gọi là mẫu PPS

Trong giai đoạn sản xuất, nhà máy có khi còn phải tiến hành xác nhận và được chấp thuận thêm của khách hàng các mẫu :

* Mẫu TOP hay mẫu TOP of Production

* Mẫu Shipment .

1.Mẫu Proto:

Đây là mẫu đầu tiên phải gửi cho khách hàng để góp ý, sửa chửa  , mẫu được may theo đặc điểm kỹ thuật thiêt kế của người mua. Đây là mẫu thử nghiệm được may bởi bộ phận phát triển mẫu của nhà máy. Khách hàng sẽ xem xét mẫu với  thiết kế của họ và yêu cầu điều chỉnh nếu cần thiết . Nhà máy có thể dùng bất kỳ loại vải và màu sắc có sẵn để may mẫu . Đối với loại mẫu này , số lượng yêu cầu có thể là 2 hoặc 3 cái . Nhà máy lưu mẫu và gửi cho khách hàng.

2. Mẫu FIT:

Ngay sau khi mẫu Proto được chấp nhận [ Approved] , nhà máy sẽ thực hiện  may mẫu FIT  căn cứ theo bảng thông số  bên mua cung cấp. Mẫu FIT có thể được thực hiện bằng cách sử dụng vải tương tự, trọng lượng vải  [gsm ]và cấu trúc dệt gần giống  và màu bất kỳ . Trong mẫu Fit, yêu cầu may và số đo phải chính xác 100% hoặc chỉ được nằm trong dung sai cho phép.

Mẫu FIT là một trong những yêu cầu quan trọng nhất cần được chú ý trong quá trình phát triển mẫu. Mẫu FIT sẽ được kiểm tra trên mô hình sống hoặc dụng cụ mẫu chuẩn để kiểm tra sự phù hợp kích thước và hình dáng .

Cũng như mẫu Proto, mẫu FIT được may 2 hoặc 3 cái. Lưu ở nhà máy và gửi cho khách phê duyệt .

Mẫu salesman là mẫu hay thực ra là đơn hàng số lượng không lớn, tùy theo mẫu và mùa thời trang , thường từ vài chục cái dến vài trăm cái. Mẫu này được sử dụng bởi bộ phận bán hàng của khách hàng ở thi trường của họ.  Khách hàng sẽ trưng bày và có thể bán hàng ở các cửa hiệu thời trang cũng như khu triển lãm … Mục tiêu là để nhận phản hồi từ khách hàng và chuẩn bị phát triển cho những đơn hàng số lượng lớn hơn cho mùa sau. Mẫu phải may với đúng yêu cầu vải thiết kế, màu sắc, trang phụ kiện…Khách hàng phải trả tiền để mua số mẫu salesman này.

Mục đích của bộ mẫu size set là để khách hàng kiểm tra sự phù hợp của quần áo với các kích cỡ khác nhau của đơn hàng . Trong giai đoạn này nhà máy phát triển mẫu ở nhiều kích cỡ. Nói chung, người mua thường yêu cầu đặt mẫu với  kích thước  nhảy size , như S, L, XXL…Khách hàng kiểm tra mẫu và đưa ra phản hồi cho nhà máy nếu cần phải sửa chữa bất cứ điều gì.

Mẫu được may 2-3 cái  cho mỗi kích thước của đơn đặt hàng . Nhà sản xuất giữ 1 mẫu cho mình và gửi 1 hoặc 2 mẫu cho người mua để phê duyệt cho cắt vải . Nhà máy cần lưu ý , nếu không có sự chấp thuận cho mẫu size set , tuyệt đối không nên bắt đầu cắt vải .

  1. Mẫu Preproduction hay PPS :

Tất cả các mẫu ở trên đều được may bởi phòng may mẫu . Người mua luôn muốn mẫu PPS phải được thực hiện trong dây chuyền sản xuất thực tế để bộ phận sản xuất biết họ sẽ làm gì với đợn hàng  và yêu cầu thực tế của đơn hàng . Nhưng trên thực tế , hầu hết mẫu PPS vẫn được làm bởi bộ phận may mẫu .

Mẫu PPS này được làm bằng vải và tất cả phụ liệu chính thức của đơn hàng. Mẫu PPS phải được khách hàng hoặc kỹ thuật của khách hàng xác nhận chất lượng trước khi tiến hành sản xuất thực tế.

Đây là giai đoạn chính của quy trình sản xuất một đơn hàng .Mẫu có thể được chấp thuận [ Approved]  hoặc từ chối [ Rejected] . Nếu mẫu được chấp nhận thì có thể đi tiếp cho phần còn lại của quá trình đặt đơn hàng . Nhưng nếu bị từ chối thì sẽ có sự xem xét sửa đổi các quy trình trước đó. Bộ phận sản xuất và kế hoạch sản xuất cũng tham gia vào giai đoạn này.

Thông thường, sau khi mẫu PPS được chấp thuận, môt cuộc họp giữa bên đặt hàng và bên sản xuất đơn hàng sẽ được tổ chức để chốt lại tất cả những yêu cầu cần thiết cho sản xuất đơn hàng môt cách chính xác và đúng tiến độ giao hàng. Gọi là PP meeting .

  1. Mẫu TOP hay còn gọi là mẫu sản xuất đầu chuyền:

Khi sản xuất  bắt đầu triển khai , môt số khách hàng còn yêu cầu nhà máy phải submit  hay gửi xác nhận môt vài mẫu thực tế trên chuyền sản xuất , gọi là mẫu TOP. Mục đích là để kiểm tra để kiểm tra chắc chắn nhà máy đang triển khai sản xuất đúng như mẫu PPS đã được xác nhận. Môt số khách hàng có thể bỏ qua yêu cầu này.

Mẫu TOP có tầm quan trọng rất lớn trong việc đạt được chứng nhận toàn bộ. Nếu mẫu TOP thông qua được yêu cầu chất lượng cần thiết thì toàn bộ đơn hàng sẽ được tiếp tục.

  1. Mẫu Shipment hay mẫu lô hàng:

Khi môt đơn hàng là đang được hoàn tất đóng gói, chuẩn bị cho việc xuất hàng , 2 hoặc 3 mẫu đã được đóng gói hoàn chỉnh như tem nhãn, quy cách gấp xếp hay móc treo… được lưu lại ở nhà máy và gửi trực tiếp đến kho hàng của người mua. Mẫu này được tham khảo sau này như là sản phẩm thực sự ở trong kho mà không cần mở thùng hay chờ container.

Đó là tất cả các mẫu mà nhà máy có thể được yêu cầu thực hiện bởi khách hàng khi triển khai một đơn hàng xuất khẩu. Ngày nay, do yêu cầu cạnh tranh gay gắt giữa các hãng thời trang trên thế giới, yêu cầu một đơn hàng hay môt mẫu thiết kế phải đến được tay người sử dụng nhanh nhất , cho nên môt số mẫu trong các mẫu trên có thể được bỏ qua. Bù lại, người mua hàng sẽ có các biện pháp kiểm soát hệ thống quản lý sản xuất của người sản xuất chặt chẽ hơn và nhanh chóng hơn để vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng.     

                                                      —————————————–

  • phát triển mẫu
  • PPS
  • Salesman
  • sample
  • TOP

Không có gì phải bàn cãi khi nói trưng bày hàng hóa – Merchandising là “vũ khí” quan trọng nhất của người làm Trade Marketing trong cuộc chiến chinh phục khách hàng tại điểm bán. Bởi dù là một sản phẩm tốt, có một bao bì thực sự hấp dẫn nhưng không tạo được sự chú ý trên quầy kệ, không được người tiêu dùng lựa chọn thì vẫn là sản phẩm thất bại. Trưng bày sản phẩm cùng trở thành yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn tìm cách tối ưu hóa sức mạnh. Tuy nhiên, Merchandising chỉ đẹp, truyền cảm hứng là chưa đủ, mà còn phải biết cung cấp đúng thứ người mua cần, nói đúng thông điệp mà họ muốn nghe, hay nói cách khác là phải “gãi đúng chỗ ngứa” Shopper đang gặp phải.

Vậy làm cách nào để việc trưng bày hàng hóa đạt hiệu quả cao, tối ưu hóa được sức cạnh tranh của sản phẩm? Hãy cùng tham khảo 7 bí quyết dưới đây.

1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Mỗi dòng sản phẩm đều có một đối tượng mục tiêu khác nhau. Dòng sản phẩm bình dân hướng đến người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình, thường xuyên mua hàng tại những đại lý/ điểm bán lẻ đại trà. Cách lựa chọn hàng cũng khác biệt hoàn toàn so với những người có mức chi tiêu mua sắm cao, khi nhóm đối tượng cao cấp này chủ yếu đến những trung tâm thương mại, điểm bán lẻ sang trọng. Nói như vậy để khẳng định rằng, mỗi khách hàng mục tiêu sẽ có cách trưng bày sản phẩm khác biệt. Doanh nghiệp có thể sắp xếp hàng hóa dựa theo độ tuổi, thu thập, trình độ giáo dục nhưng hiệu quả nhất là theo sở thích, hành vi và phong cách sống. Những yếu tố đó sẽ tác động trực tiếp tới việc họ có quyết định mua hàng hay không.

2. Kết hợp 5 giác quan

Con người cảm nhận thế giới qua 5 giác quan, vì vậy trong một không gian bán lẻ, cần cố gắng tận dụng hiệu ứng để tác động lên cả 5 giác quan, tối ưu hóa quá trình trải nghiệm của khách hàng. Bởi nếu thương hiệu không có các tín hiệu đủ hấp dẫn giữa một “biển” thông tin thì dù xuất hiện bao lâu, người tiêu dùng cũng sẽ không lựa chọn thương hiệu khi ra quyết định chi tiêu. Thuật ngữ chuyên ngành gọi cách làm này là Sensory Branding – Làm thương hiệu theo giác quan.

  • Thị giác: Hành vi mua sắm của người tiêu dùng thường chịu tác động mạnh bởi những yếu tố khác biệt trên quầy kệ như màu sắc, cách sắp xếp [cân bằng, đối xứng, kim tự tháp], hiệu ứng màu sắc hay khuyến mãi… Đây là cách thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay để thu hút và giữ chân ánh nhìn khách hàng
  • Thính giác: Kích thích việc mua sắm và gia tăng thời gian ở lại cửa hàng bằng âm nhạc. Tùy từng đối tượng sẽ có những loại nhạc khác nhau: Ví dụ cửa hàng Hàn Quốc với đối tượng là người trẻ nên mở Kpop hoặc Ballad; người lớn tuổi nên dùng nhạc chậm, du dương.
  • Xúc giác: Ở đây là chạm, mặc thử, dùng thử… Người tiêu dùng thường ra quyết định mua hàng nhanh hơn nếu được trực tiếp trải nghiệm, kiểm tra sản phẩm.
  • Khứu giác: “Một cửa hàng của Nike đã tăng doanh số bán hàng lên 80% nhờ vào sử dụng mùi hương thích hợp” – chia sẻ của Mr. Nguyễn Đức Sơn – Giám đốc Điều hành Richard Moore Associates, Công ty tư vấn thương hiệu của Mỹ đã hoạt động tại Việt Nam. Sử dụng một mùi hương thích hợp sẽ tác động mạnh mẽ đến trí nhớ và cảm xúc của shopper
  • Vị giác: Thường áp dụng trong ngành thực phẩm khi cho khách hàng nếm thử, trải nghiệm hương vị sản phẩm

Doanh nghiệp nên tác động lên nhiều giác quan của người mua hàng cùng lúc, đồng thời giúp họ hình dung chi tiết về sản phẩm để tăng mức độ mua hàng. Ví dụ, đối với kinh doanh đồ nội thất nên có những khu trưng bày hàng mẫu được sắp xếp như một ngôi nhà hoàn chỉnh [có âm nhạc, ánh sáng, mùi thơm…]. Người dùng trải nghiệm sản phẩm như trong chính ngôi nhà của họ.

3. Quy tắc tay phải

Phải đến 90% người tiêu dùng Việt Nam khi đi vào một cửa hàng đều rẽ sang phải một cách vô thức, sau đó họ có thói quen quay lại ngay khi tìm được món đồ cần thiết [trên con đường cũ]. Vì vậy, cần vẽ ra một lộ trình để khách hàng tiếp tục đi khắp cửa hàng, nhìn ngắm những sản phẩm khác. Bạn có thể đặt những sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất ở cuối cùng, còn đoạn đường di chuyển là nơi các doanh nghiệp thỏa sức thu hút ánh nhìn của người dùng

4. Tận dụng tốt “điểm tham chiếu”

Điểm tham chiếu là một khái niệm trong kinh tế học hành vi, chỉ về xu hướng thiên lệch của con người khi dựa quá nhiều vào thông tin đầu tiên được biết. Hiểu một cách đơn giản hơn, trong mua sắm, việc nhìn thấy những mặt hàng đắt tiền đầu tiên [nhất là những sản phẩm cùng loại] làm cho người mua sẵn sàng trả mức giá cao hơn và ngược lại.

Ví dụ dễ hình dung nhất về điểm tham chiếu là những người ở quê ra thấy ở phố cái gì cũng đắt và ngược lại những người ở chốn phồn hoa về miền thôn quê sẽ có cảm giác cái gì cũng rẻ. Trên thực tế, hầu hết các trung tâm thương mại hay siêu thị đều áp dụng hiệu ứng này, bắt đầu từ cổng đi vào, các hàng hóa thường được sắp xếp từ giá cao đến giá thấp. Tuy nhiên, điểm tham chiếu chỉ nên được tận dụng khi hiểu một cách sâu sắc tâm lý người tiêu dùng và phân tích thị trường đúng đắn nếu không sẽ tạo hiệu quả ngược.

5. Làm khách hàng đi chậm lại

Không ai muốn khách hàng đến và đi quá nhanh bởi nó sẽ làm giảm cơ hội hàng hóa được bán ra, và các doanh nghiệp không có cơ hội quảng bá sản phẩm mới. Vì vậy, điều quan trọng trong trưng bày hàng hóa là phải khiến shopper phải dành nhiều thời gian trên hành trình mua hàng tức là phải tạo ra sự gián đoạn với mục đích mua sắm ban đầu. Một số phương pháp đang được áp dụng như đặt màn hình quảng cáo, một bảng biển ấn tượng hay tìm cách làm nổi bật hàng hóa giữa lối đi hoặc gần cuối. Cuối cùng, bạn nên thay đổi  “điểm nhấn” hàng tuần hoặc đủ thường xuyên để tạo ra cảm giác mới lạ cho khách hàng cũ.

6. Quy tắc nhóm 3 sản phẩm

Trong một số ngành hàng kinh doanh, đặc biệt là thời trang, mỹ phẩm doanh nghiệp thường thiết kế những khu vực trưng bày theo nhóm để tiết kiệm thời gian khi chọn lựa, phối đồ. Ví dụ: Bên cạnh một chiếc áo sơ mi sẽ có thêm cavat, thắt lưng, quần âu cao cấp; thậm chí cả một đôi giày – đầy đủ một set đồ cho dân công sở. Việc phân loại nhóm có thể theo sự tương đồng về giá, chủng loại, kích thước, màu sắc….

Một nguyên tắc trong trưng bày hàng hóa là không nên trưng bày sản phẩm ngang hàng bởi mắt người dùng sẽ đứng yên khi nhìn thấy cách sắp xếp như vậy. Tốt nhất hãy trưng bày theo cách 3 sản phẩm tạo thành 1 nhóm, ví dụ theo nguyên tắc kim tự tháp: thấp – trung bình – cao . Việc sắp xếp theo độ cao không đồng nhất khiến mắt người dùng phải di chuyển nhiều hơn, quan sát kỹ hơn sản phẩm và tạo ra hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, từ đó kích thích mua hàng.

7. Chiến thắng thông qua nguyên tắc AVA

AVA viết tắt của 3 từ: “Availability”, “Visibility” và “Affordability” – là 3 yếu tố liên quan mật thiết đến khả năng trưng bày hàng hóa của điểm bán. 

– Availability: hàng hóa sẵn có tại điểm bán, nghĩa là phải đảm bảo đủ 2 yếu tố:

  • Right pack [đúng chuẩn]: sản phẩm đạt chất lượng và đúng mã SKU tại điểm bán.
  • On shelf availability – OSA: hàng hóa sẵn có trên kệ, hỗ trợ người bán quản lý quầy [quan tâm đến nhu cầu của người mua]

– Visibility: hàng hóa hiện diện một cách dễ thấy và ấn tượng, bằng cách:

  • Phân chia diện tích trong quầy 1 cách khoa học.
  • Cách thức trưng bày ấn tượng làm cho hàng hóa “ca hát” trên quầy
  • Có các vật phẩm trưng bày [POSM]
  • Các kệ trưng bày phù hợp với không gian  

– Affordability: hỗ trợ mua hàng

  • Quản lý bán đúng giá sản phẩm
  • Triển khai các chương trình khuyến mãi, kích thích mua hàng.

Phần mềm hỗ trợ quản lý trưng bày tại điểm bán 

Quản lý trưng bày sản phẩm tại điểm bán lẻ bằng phần mềm DMS

Bên cạnh việc tính toán cách thức trưng bày hàng hóa hợp lý để đảm bảo phòng dịch nhưng vẫn thu hút khách hàng, các điểm bán lẻ còn cần tuân thủ các điều kiện trưng bày hàng hóa đúng với cam kết đã ký với NSX – NPP. 

Thực tế, khi các điểm bán ký hợp đồng triển khai chương trình trưng bày với các doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối để ưu tiên sản phẩm của hãng ở vị trí “đắc địa” như đầu line hàng [đầu kệ] thì cũng rất khó để tùy ý sắp xếp các mặt hàng khác. 

Để tối ưu hóa quản lý trưng bày sản phẩm, nhiều doanh nghiệp phân phối đẩy mạnh sử dụng giải pháp DMS. 

Xem thêm: Giám sát chương trình trưng bày hàng hóa

Theo đó nhân viên bán hàng sẽ báo cáo tình hình trưng bày tại điểm bán bằng hình ảnh thông qua ứng dụng trên di động, dữ liệu được cập nhật ngay lập tức cho nhà quản lý để có hướng chỉ đạo phù hợp. Đồng thời, phần mềm DMS cung cấp tính năng chấm điểm trưng bày, đánh giá điểm bán nào thực hiện tốt hay cần thay đổi nhằm tăng sự kết nối giữa doanh nghiệp và thị trường. 

Quản lý trưng bày sản phẩm tại điểm bán lẻ

Tóm lại, Giám sát trưng bày hàng hóa bởi phần mềm DMS mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:

  • Giám sát chặt chẽ việc thực hiện và đảm bảo đúng yêu cầu trưng bày tại điểm bán để có đánh giá chính xác;
  • Dữ liệu được cập nhật liên tục theo thời gian thực giúp nhà quản lý có thể ngay lập tức xử lý các vấn đề phát sinh mọi lúc mọi nơi;
  • Hình ảnh gắn liền với từng điểm bán và nhân viên giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lọc tìm, truy xuất dữ liệu
  • Hệ thống báo cáo trực quan, khoa học tự động cung cấp theo từng ngày, từng tuần, từng tháng hoặc theo từng nhân viên, từng điểm bán;

Cuộc chiến chinh phục khách hàng tại điểm bán có vai trò quan trọng của Merchandising – Trưng bày hàng hóa. Bên cạnh việc tính toán cách thức sắp xếp sản phẩm hợp lý để thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc quản lý bằng giải pháp DMS. Theo đó nhân viên bán hàng sẽ báo cáo tình hình trưng bày tại điểm bán bằng hình ảnh thông qua ứng dụng trên di động, dữ liệu được cập nhật ngay lập tức cho nhà quản lý để có hướng chỉ đạo phù hợp. Đồng thời, phần mềm DMS cung cấp tính năng chấm điểm trưng bày, đánh giá điểm bán nào thực hiện tốt hay cần thay đổi nhằm tăng sự kết nối giữa doanh nghiệp và thị trường. Đây là giải pháp được hàng trăm thương hiệu lớn trong mọi lĩnh vực áp dụng như Mead Johnson, Miwon, Vietlott, Sao Thái Dương, Dược Đông Á, Cơ điện lạnh Đại Việt….

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Video liên quan

Chủ Đề