Người huyết áp thấp có nên uống cà phê không

Trà gừng có hại cho sức khỏe nếu không dùng đúng cách

Chào bạn!

Người bị huyết áp thấp, thường có chỉ số huyết áp tâm thu [chỉ số đứng trước khi đo huyết áp] nhỏ hơn 90mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương ở mức dưới 60mmHg, và mạch áp có hiệu số thường dưới mức 20mmHg. Huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. 

Khi bị huyết áp thấp bạn có thể áp dụng một số biện pháp như uống trà gừng, uống cà phê để cải thiện huyết áp. Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp tạm thời. Ví dụ như trà gừng chỉ giảm bớt những triệu chứng khó chịu của bệnh chứ không thể trị khỏi dứt bệnh. Thêm vào đó, nếu bạn dùng trà gừng quá nhiều thì cơ thể của bạn có thể bị ảnh hưởng và có thể gây ra những triệu chứng không mong muốn như: Ợ nóng, chảy máu trong cơ thể, phản ứng với các loại thuốc đang dùng.

Trước hết, bạn nên đi khám lại để xác định tình trạng bệnh của mình. Nếu cần uống thuốc, bác sỹ điều trị sẽ kê đơn cho bạn. Bên cạnh đó, để cải thiện huyết áp thấp, bạn nên chú ý đến chế độ ăn, nghỉ và làm việc của mình. Bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ, điều trị huyết áp thấp.

Trong Đông y có những vị thuốc quý giúp nâng cao và ổn định huyết áp lâu dài. Đó là vị Đương quy, với phần rễ chính là Quy đầu. Ngoài tác dụng bổ máu, tăng tạo máu, cải thiện chất lượng hồng cầu ở những người bị thiếu máu, hoạt chất sinh học từ Quy đầu còn tác dụng tương tự estrogen, tác động vào trung tâm điều chỉnh huyết áp của cơ thể tại tuyến thượng thận giúp cải thiện bệnh huyết áp thấp.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

ThS.BS Hà Thị Vân Anh – Khoa Tim mạch, Viện Lão khoa Trung ương

1163

Ngoài thay đổi theo độ tuổi thì huyết áp còn thay đổi tùy theo hoạt động hằng ngày, trạng thái và chế độ ăn uống của chúng ta.

Nhiều người bị huyết áp thấp nhận thấy huyết áp sẽ tăng lên khi uống cà phê, liệu điều này có đúng? Huyết áp thấp có nên uống cà phê?

Cà phê có phải là vị cứu tinh xuất hiện kịp thời khi những cơn tụt huyết áp đột ngột xảy ra?

Phản ứng của huyết áp với cà phê

Trong một nghiên cứu của Tạp chí “European Journal of Clinical Nutrition” được công bố vào tháng 11/1999 đã chứng minh rằng việc uống cà phê có thể làm huyết áp tăng lên.

Theo đó thì cà phê tác dụng rất mạnh với những đối tượng ít uống cà phê. Tuy nhiên theo kết luận cuối cùng rằng việc tiêu thụ cà phê thường xuyên lại không có tác dụng lâu dài đối với huyết áp.

Vậy người bị huyết áp thấp có nên uống cà phê?

Theo tiến sĩ Sheldon Sheps – một chuyên gia về huyết áp cho biết lượng caffeine trong 2-3 ly cà phê có khả năng nâng huyết áp tâm thu lên 3-14 mmHg và tâm trương lên 4 – 23 mm Hg. Từ đó có thể nhận thấy, bệnh nhân huyết áp thấp nên uống cà phê.

Chất Caffeine trong cafe có tác dụng kích thích hệ thần kinh, giúp mở rộng động mạch, làm máu lưu thông và đi vào các cơ quan khác tốt hơn.

Cùng với đó, caffeine ép các tuyến thượng thận sản sinh hormone stress, cortisol và adrenaline gây tăng huyết áp tạm thời.

Vì vậy, cà phê chỉ đóng vai trò như một vị cứu tinh kịp thời, nó không là một biện pháp tăng huyết áp lâu dài.

Chính vì thế chúng ta có thể sử dụng cà phê trong các trường hợp tụt huyết áp đột ngột và không lạm dụng, bởi nó sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

Uống cafe như thế nào là thích hợp

Việc người bị huyết áp thấp uống cà phê là có thể nhưng họ cần phải chú ý về lượng tiêu thụ thích hợp dành cho mình. Không nên uống quá 400mg/ngày.

Ngoài ra tránh dùng cà phê khi vừa hoạt động thể lực như chạy bộ, cử tạ hay làm việc nặng nhọc, bê vác.

Cách uống cafe phổ biến nhất là uống cà phê đen hoặc cà phê sữa thực vật, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng uống quá nhiều, và không nên uống vào buổi chiều tối vì sẽ gây mất ngủ.

Ngoài ra, người bị tụt huyết áp nên uống cà phê muối[pha thêm ít muối trong mỗi ly cafe để kết hợp với chất caffeine giúp tăng huyết áp. Người bệnh sẽ thấy hiệu quả nếu áp dụng đều đặn mỗi ngày trong khoảng 1 tuần.

Để xem caffeine có làm huyết áp của bạn tăng không, hãy kiểm tra huyết áp trước và sau khi uống khoảng 30 – 12 phút.

Tùy vào thể trạng và độ nhạy cảm với cà phê của mỗi người mà chỉ số huyết áp sẽ thay đổi khác nhau.

Thứ 4, 26/02/2020, 12:02 PM

Bệnh huyết áp thấp là gì?

Trị số huyết áp thường bao gồm 2 thông số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương [thể hiện trên máy đo huyết áp điện tử là số trên – huyết áp tâm thu và số dưới - huyết áp tâm trương]. Với người bình thường huyết áp dao động quanh khoảng 120/80mmHg [120mmHg – huyết áp tâm thu ; 80mmHg huyết áp tâm trương]. Được coi là huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg đo được khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Nếu trị số huyết áp dưới 90/60mmHg được cho là mắc bệnh huyết áp thấp. Một người khỏe mạnh bình thường đo huyết áp thấp thường không có triệu chứng gì và không cần điều trị bởi vì nó không phải là bệnh. Tuy nhiên, nếu đã được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán mắc bệnh huyết áp thấp, hoặc khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg thì người bệnh cần được theo dõi và điều trị. Đối với những người già, người có bệnh mạn tính nếu đo huyết áp ở mức thấp nên được quan tâm và điều trị, bởi điều này có thể gây nguy hiểm do không đủ tưới máu cho não và các cơ quan khác trong cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, nếu là huyết áp thấp sinh lý có thể do yếu tố gia đình, do sống ở vùng núi cao. Nếu huyết áp thấp do bệnh lý, có thể do sự suy giảm chức năng của các cơ quan quan trọng như: tim, thận, suy giảm hoạt động của tuyến giáp hoặc do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến hạ huyết áp tư thế.

Ngoài ra, cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng độc chất, béo phì, suy dinh dưỡng... cũng có thể gây ra bệnh huyết áp thấp. Hoặc do suy giảm hoạt động của tuyến giáp làm cho cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon tuyến giáp cũng gây ra huyết áp thấp.

Đồ uống người huyết áp thấp nên bổ sung 

Cà phê

Cà phê là một nguồn caffeine giúp bạn tăng huyết áp trong một thời gian ngắn. Do đó, bạn có thể uống 1 – 2 tách cà phê mỗi ngày để hỗ trợ điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định.

Trà cam thảo

Trà cam thảo rất hữu ích cho bạn trong việc điều trị mức huyết áp thấp bởi có thể khiến nồng độ kali trong cơ thể giảm xuống. Kali là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp vì làm lượng muối trong cơ thể bạn tiêu hao nhanh chóng qua đường nước tiểu.

Trà xanh

Trà xanh chứa lượng caffeine cao, có thể giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp. Người huyết áp thấp có thể uống 2-3 lần mỗi ngày, bằng cách pha một muỗng trà xanh vào nước nóng kèm theo chút mật ong.

Tuy không nguy hiểm như bệnh cao huyết áp nhưng huyết áp thấp cũng gây không ít phiền phức cho người bị bệnh.


Những thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống sẽ giúp trị bệnh hiệu quả.

1. Dùng nhiều muối hơn


Các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp. Tuy nhiên với những người bị huyết áp thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.

2. Uống nhiều nước

Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.

Ảnh minh họa

3. Tập luyện đều
Tập thể thao đều hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.

4. Chế độ ăn

Nên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ. Những người bị huyết áp thấp nên uống cà phê vì chất cafein trong cà phê làm tăng huyết áp.

5. Tránh xa đồ uống có cồn


Sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể. Nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn.

[Theo Dân trí]

[links[]]

Video liên quan

Chủ Đề