Công tơ điện lắp trong nhà nhằm mục đích gì

Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện

Tóm tắt lý thuyết

  • Biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện
  • Phán đoán được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kĩ thuật
  • Phán đoán hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện  và đồ dùng điện

Đồng hồ đo điện

Đại lượng đo

Ampe kế

Cường độ dòng điện

Oát kế

Công suất

Vôn kế

Điện áp

Công tơ

Điện năng tiêu thụ của mạch điện

Ôm kế

Điện trở mạch điện

Đồng hồ vạn năng

Điện áp, dòng điện, điện trở

Bảng 1. Bảng phân loại đồng hồ đo điện

3. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện

Tên gọi

Kí hiệu

Vôn kế

Ampe kế

Oát kế

Công tơ điện

Ôm kế

Cấp chính xác

0,1; 0,5;...

Điện áp thử cách điện

2kV

Phương đặt dụng cụ đo

\[\rightarrow; \perp\]

Bảng 2. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện

  • Cấp chính xác thể hiện sai số của phép đo.
  • Ví dụ: Vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác là 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là: \[\frac{300\times1,5}{100}=4,5V\]

II - DỤNG CỤ CƠ KHÍ

Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thường phải sử dụng một số dụng cụ cơ khí. Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng dụng cụ lao động đo.

Một số loại dụng cụ cơ khí:

Tên dụng cụ Hình vẽ Công dụng

Thước cuộn

Đo chiều dài

Thước cặp

Đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ

Pan me

Đo chính xác đường kính dây điện [1/1000]

Tua vít

Vặn ốc

Búa

Tạo lực đập

Cưa sắt 

Cắt, cắt ống nhựa và kim loại

Kìm

Cắt dây dẫn, tuốt dây và giữ dây dẫn khi nối

Khoan cầm tay

Khoan lỗ trên gỗ, bê tông,… để lắp đặt dây dẫn, thiết bị điện

Bảng 3. Một số loại dụng cụ cơ khí

Bài tập minh họa

Hãy tìm trong bảng sau những đại lượng do của đồng hồ đo điện và hãy đánh dấu X vào ô trống

\[\Box\] Cường độ dòng điện                         \[\Box\] Cường độ sáng                                      
\[\Box\] Điện trở mạch điện                          \[\Box\] Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện   
\[\Box\] Đường kính dây dẫn                         \[\Box\] Hiệu điện thế                                       
\[\Box\] Công suất tiêu thụ của mạch điện      \[\Box\] Điện áp                                                 

Gợi ý trả lời:

\[\boxtimes\] Cường độ dòng điện                         \[\Box\] Cường độ sáng                                      
\[\boxtimes\] Điện trở mạch điện                           \[\boxtimes\] Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện        
\[\Box\] Đường kính dây dẫn                         \[\boxtimes\] Hiệu điện thế                                      
\[\boxtimes\] Công suất tiêu thụ của mạch điện \[\boxtimes\] Điện áp

Câu 2

Tại sao trên vỏ máy biến áp thường lắp ampe kế và vôn kế?

Gợi ý trả lời:

Trên vỏ máy biến áp thường lắp ampe kế và vôn kế để kiểm tra chị số định mức của các đại lượng điện của mạng điện.

Câu 3

Công tơ điện được lắp trong nhà nhằm mục đích gì?

Gợi ý trả lời:

Công tơ điện được lắp trong nhà nhằm mục đích đo điện năng tiêu thụ.

Lời kết

Sau khi học xong bài này, các em cần ghi nhớ:

  • Đồng hồ đo điện gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế , công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng
  • Đồng hồ đo điện giúp phát hiện được những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện
  • Dụng cụ cơ khí gồm có: búa, kìm. Khoan, tuốc nơ vit, thước cặp, panme, cưa…
  • Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn sử dụng dụng cụ lao động đo

Thứ năm, 27/05/2021, 13:25 GMT+7

Công tơ điện là thiết bị quan trọng trong ngành điện công nghiệp và được ngành điện lực EVN-Việt Nam sử dụng làm cơ sở thanh toán tiền điện sử dụng cho các hộ gia đình, toà nhà, văn phòng, công trình, xí nghiệp...là thiết bị quan trọng trong ngành điện công nghiệp.

1. CÔNG TƠ ĐIỆN LÀ GÌ?

Đồng hồ điện, công tơ điện hay điện năng kế là một thiết bị chuyên dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một phụ tải điện. Phụ tải điện là nơi sử dụng điện năng bao gồm hộ tiêu dùng, doanh nghiệp, hoặc đơn giản là một thiết bị chạy bằng điện. Các tiện ích điện sử dụng đồng hồ điện được lắp đặt tại cơ sở của khách hàng cho mục đích thanh toán. Đồng hồ điện thường được hiệu chuẩn trong các đơn vị thanh toán, phổ biến nhất là tính bằng kilowatt giờ [kWh], và đọc số vào mỗi kỳ thanh toán.

Khi có yêu cầu tiết kiệm năng lượng trong những giờ cao điểm, một số loại công tơ điện có thể đo lường sử dụng năng lượng tối đa trong khoảng thời gian đó. Công tơ như vậy cho phép thay đổi giá điện trong một ngày, để ghi lại mức sử dụng trong các khoảng thời gian chi phí cao và ngoài giờ cao điểm, chi phí thấp hơn. Ngoài ra, ở một số khu vực, máy đo có thể có rơle để giảm tải đáp ứng nhu cầu trong thời gian tải cao điểm.

2.CẤU TẠO CÔNG TƠ ĐIỆN:

  • Cuộn dây điện áp: Có số lượng vòng dây nhiều là được lắp đặt tại vị trí song song với phụ tải, phần tiết diện nhỏ hơn so với các loại công tơ khác.
  • Cuộn dây dòng điện: Được lắp nối tiếp với phụ này, số vòng dây thường ít hơn so với cuộn dây điện áp nhưng tiết diện lớn hơn.
  • Đĩa nhôm: Được lắp phía trên trục và tì vào trụ để quay tự do giữa hai cuộn dây điện áp.
  • Nam châm vĩnh cửu: Có vai trò tạo ra momen cán khi bộ phận đai nhôm quay trong từ trường của nó.
  • Hộp số cơ khí: Có nhiệm vụ hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm khi nó được gắng với trục đĩa nhôm.

3. CÁC BỘ PHẬN CỦA CÔNG TƠ ĐIỆN

  • Nắp công tơ bằng nhựa PC trong suốt, chịu va đập mạnh, chịu nhiệt độ cao.
  • Nắp che ổ đấu dây che kín đầu nối và cáp đấu. Sơ đồ đấu dây công tơ ở phía trong nắp che ổ đấu dây.
  • Đế công tơ bằng nhựa PBT có cơ tính cao, chịu va đập mạnh, chống cháy.
  • Ổ đấu dây bằng nhựa Bakelit đen, chứa các đầu nối dây điện áp và dòng điện.
  • Cổng bổ trợ nằm ở phía bên phải của ổ đấu dây, cho phép nối dây ra các thiết bị bên ngoài và được đánh số thứ tự từ 1–6.
  • Bo mạch điện tử được thiết kế mạch điện nhỏ gọn làm việc tin cậy, đơn giản trong sửa chữa và bảo trì.
  • Màn hình LCD: màn hình tinh thể lỏng để hiển thị các thông số của công tơ điện tử.
  • Đèn LED phát xung điện năng lượng tác dụng.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÔNG TƠ ĐIỆN:

  • Công tơ điện thể hiện chính xác mức độ tiêu thụ điện của các thiết bị điện.
  • Giúp người dùng điện theo dõi và kiểm soát dòng điện tiêu thụ.
  • Ổn định dòng điện xoay chiều.
  • Trong công nghiệp công tơ điện có chức năng dùng để truyền thông và gửi dữ liệu lên trung tâm điều khiển để có thể quản lí và đo lượng được các chỉ số điện của một hệ thống máy sản xuất, dây chuyền hay cả phân xưởng sản xuất.

5. PHÂN LOẠI CÔNG TƠ ĐIỆN:

Công tơ điện sẽ được phân loại dựa trên nguồn điện phân phối điện gồm có: công tơ điện 1 pha và công tơ điện 3 pha. Ngoài ra thì chúng ta còn có công tơ điện 2 chiều.

Công tơ điện 1 pha là loại công tơ điện thường được sử dụng cho lưới điện 1 pha và được phân ra làm 2 loại là công tơ điện 1 pha cơ và công tơ điện 1 pha điện tử.

Hiện nay, công ty Thiên Lộc Phát là đơn vị chuyên cung cấp công tơ điện và các thiết bị điện công nghiệp. Vui lòng liên hệ để được báo giá và giải đáp.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT THIÊN LỘC PHÁT

  • Địa chỉ: 11/34 Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh
  • Email:
  • Hotline: 0932.706.899   -   Điện thoại: [028] 3815 88 66
  • Fax:[028] 3815 88 77

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề