Khi lựa chọn cách thực xây dụng một Hiệp định thuế cụ thể một quốc gia có thể

Tìm hiểu về nguyên tắc tối huệ quốc

  • 1. Chế độ tối huệ quốc [Most Favoured Nation Treatment - MFN] là gì ?
  • 2. Phân tích nguyên tắc tối huệ quốc
  • 3. Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia [National Treatment – NT]
  • 4. Nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng [FET] trong đầu tư quốc tế
  • Khái niệm nguyên tắc FET
  • Nội dung nguyên tắc FET
  • Mục đích của nguyên tắc FET
  • Nguyên tắc FET trong quan hệ đầu tư quốc tế ở Việt Nam
  • 5. Nguyên tắc bình đằng vể chủ quyền giữa các quốc gia

1. Chế độ tối huệ quốc [Most Favoured Nation Treatment - MFN] là gì ?

Chế độ tối huệ quốc là chế độ được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, theo đó người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng các quyền và các ưu đãi ngang bằng với các quyền và ưu đãi mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kì nước thứ ba nào trong hiện tại và tương lai. Các ưu đãi này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thuế quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, lĩnh vực đầu tư...

Tương tự như chế độ đối xử quốc gia, trong mỗi một lĩnh vực cụ thể của thương mại quốc tế, chế độ đối xử tối huệ quốc được giải thích theo những nội dung riêng của lĩnh vực đó. Cụ thể, theo quy định của Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia của Việt Nam, đối xử tối huệ quốc trong từng lĩnh vực của thương mại quốc tế.

Ví dụ, chế độ tối huệ quốc dành cho công dân, pháp nhân của Hòa Kỳ trong các quan hệ thương mại tại Việt Nam xuất phát từ các quy định trong Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; chế độ đối xử tối huệ quốc dành cho công dần và pháp nhân của Malaysia xuất phát từ quy định tại Hiệp định thương mại và hàng hải giữa Việt Nam và Malaysia [Khoản 2 Điều 5 Hiệp định đó quy định rõ các lĩnh vực được áp dụng đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại:

"Chế độ tối huệ quốc được ghi tại Điều này sẽ được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực về thủ tục hải quan, các lệ phí, cảng phí, quyền tự do ra vào cảng và sử dụng cảng cũng như những thiết bị dành cho phục vụ cảng biển như cầu, bến, kho vận tải, bến bãi và các phương tiện bốc xếp, các dịch vụ liên quan tại cảng".

Mục đích của việc dành cho người nước ngoài chế độ đối xử tối huệ quốc là đảm bảo cho các công dân và pháp nhân của các quốc gia các điều kiện và cơ hội ngang nhau trong các quan hệ kinh tế, thương mại, đồng thời xoá bỏ mọi sự kì thị, phân biệt đối xử với các lý do khác nhau trong hoạt động thương mại quốc tế. Như vậy, nếu chế độ đối xử quốc gia đặt ra yêu cầu không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại thì chế độ đối xử tối huệ quốc lại đặt ra yêu cầu không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa người nước ngoài với nhau cùng cư trú, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cùng lãnh thổ nước sở tại.

Tuy nhiên, việc áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia bao giờ cũng kèm theo các ngoại lệ nhất định. Các ngoại lệ này được quy định cụ thể trong điều ước quốc tế hoặc trong pháp luật quốc gia. Ví dụ ở Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia, Việt Nam sẽ không áp dụng hai chế độ trên trong các trường hợp sau:

- Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc.

2. Phân tích nguyên tắc tối huệ quốc

Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự "đối xử ưu đãi nhất". Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác [Trường hợp Mỹ không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT và WTO].

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Điều I. 1 Hiệp định GATT quy định nghĩa vụ của mọi bên ký kết dành "ngay lập tức và không điều kiện” bất kỳ ưu đãi, ưu tiên, đặc quyền hoặc đặc miễn nào liên quan đến thuế quan và bất kỳ loại lệ phí nào mà bên ký kết đó áp dụng cho hoặc liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho việc chuyển tiền thanh toán quốc tế, hoặc liên quan đến phương pháp tính thuế quân và lệ phí hoặc liên quan đến tất cả các quy định và thủ tục đối với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm xuất xứ hoặc nhập khẩu sang một Bên ký kết cho một sản phẩm cùng loại xuất xứ hoặc nhập khẩu sang các Bên ký kết khác.

Nếu như ngày nay quy chế MFN đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng thì trong lịch sử đã chỉ có một nhóm nhỏ các cường quốc phương Tây được hưởng quy chế “Tối huệ quốc”, thực sự có tính ưu đãi hơn các nước khác được đưa ra trong các hiệp định thương mại và hàng hải ký với các nước A’-Phi-Mỹ Latinh.

Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với "hàng hoá" thì trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ [Điều 2 Hiệp định GATS], và sỏ hữu trí tuệ [Điều 4 Hiệp định TRIPS].

Mặc dù được coi là "hòn đá tảng" trong hệ thống thương mại đa phương, Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ [exception] và miễn trừ [waiver] quan trọng đối với nguyên tắc MFN1. Ví dụ như Điều XXIV của GATT quy định các nước thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với nguyên tắc MFN. GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước đang phát triển.

Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-06-1971 của Đại hội đồng GATT về việc thiết lập "Hệ thống ưu đãi phổ cập" [GSP] chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thể thiết lập số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một số nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển theo nguyên tắc MFN.

Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày 26-11-1971 của Đại hội đồng GATT về "Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nước phát triển. Trên cơ sở Quyết định này, Hiệp định về "Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển" [Global System of Trade Preferences among Developing Countries - GSPT] đã được ký năm 1989.

Mặc dù, được tất cả các nước trong GATT/WTO công nhận là nguyên tắc nền tảng, nhưng thực tế cho thấy các nước phát triển cũng như đang phát triển không phải lúc nào cũng tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc MFN và đã có rất nhiều tranh chấp trong lịch sử của GATT liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc này. Thông thường thì vi phạm của các nước đang phát triển dễ bị phát hiện và bị kiện nhiều hơn vi phạm của các nước phát triển.

Năm 1981, Braxin đã kiện Tây Ban Nga ra trước GATT về thuế suất đăc biệt đối với cà phê chưa rang. Braxin cho rằng Nghị định 1764/79 của Tây Ban Nha quy định các mức thuế quan khác nhau đối với năm loại cà phê chưa rang khác nhau [cà phê Arập chưa rang, cà phê Robusta, cà phê Côlômbia, cà phê nhẹ và cà phê khác]. Hai loại cà phê đều được nhập khẩu miễn thuế, ba loại cà phê còn lại chịu mức thuế giá trị gia tăng là 7%. Sau khi xem xet Nghị định nói trên, Nhóm chuyên gia của GATT đã đi đến kết luận như sau:

"Hiệp định GATT không quy định nghĩa vụ cho các bên ký kết phải tuân thủ một hệ thống phân loại hàng hoá đặc biệt nào. Tuy nhiên, Điều I,1 của GATT quy định nghĩa vụ của các Bên ký kết phải dành một sự đối xử như nhau cho những sản phẩm tương tự, ... Lập luận của Tây Ban Nha biện minh cho sự cần thiết phải có sự đối xử khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau chủ yếu dựa trên những yếu tố như địa lý, phương pháp trồng trọt, quá trình thu hoạch hạt và giống. Những yếu tố này tuy có khác nhau nhưng không đủ để Tây Ban Nha có thể áp dụng những thuế suất khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau. Đối với tất cả những người tiêu thụ cà phê trên thế giới thì cà phê chưa rang được bán dưới dạng hạt cho dù thuộc nhiều loại khác nhau cũng chỉ là một lại sản phẩm cùng loại, có tính năng sử dụng duy nhất là để uống mà không phân biệt độ caphêin mạnh hay nhẹ. Năm loại cà phê chưa rang nhập khẩu có tên trong danh mục thuế của Tây Ban Nha đều là những sản phẩm cùng loại. Việc Tây Ban Nha áp dụng mức thuế quan cao hơn đối với hai loại càc phê là A rập và Robusta, được nhập khẩu từ Braxin mang tính chất phân biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng loại và như vậy trái với quy định của Điều I, khoản 1 Hiệp định GATT."

3. Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia [National Treatment – NT]

Khái niệm: Quốc gia thành viên phải đảm bảo dành cho hàng hóa nhập khẩu của các thành viên khác chế độ đãi ngộ thương mại [ưu đãi, miễn trừ] như chế độ mà họ áp dụng cho hàng hóa trong nước mình.

Cơ sở pháp lý:

- Điều III Hiệp định chung về thuế quan và thương mại [GATT]

- Điều XVIII Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ [GATS]

- Điều III Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ [TRIPS]

Mục đích

- Đảm bảo cơ hội cạnh tranh bình đẳng giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu.

- Chỉ áp dụng khi hàng xuất khải vào nội địa, qua của khẩu hải quan [các khoản thuế nội địa, quy định nội địa.]

Điều kiện áp dụng

- Phạm vi áp dụng:

  • Đối với lĩnh vực thương mại hàng hoá [GATT] và thương mại liên quan tới SHTT [TRIPS] ® Nghĩa vụ chung mang tính bắt buộc cho mọi thành viên WTO.
  • Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ [GATS]: Nghĩa vụ riêng cho từng lĩnh vực ngành nghề trên cơ sở biểu cam kết WTO của từng nước thành viên.

- Áp dụng với hàng hóa, sản phẩm tương tự [như MFN] tuy nhiên khác một chỗ là còn xét tới tiêu chí: sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc có thể thay thế.

- Đảm bảo không có sự phân biệt trên văn bản [de jure] và trên thực tiễn áp dụng [de facto]: giống quy chế MFN, chỉ khác ở đối tượng áp dụng: hàng hóa nội địa và hàng nhập khẩu.

Ngoại lệ đối với NT:

  • Mua sắm chính phủ: ưu tiên các loại hàng hóa và các nhà đầu tư trong nước.
  • Trợ cấp: mỗi quốc gia được phép hỗ trợ, trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước mình.
  • Phân bổ thời gian chiếu phim: các quốc gia được quyền tự chủ đối với việc phân bổ thời gian chiếu phim vì đây là dịch vụ đặc biệt, các quốc gia có quyền bảo vệ phim nội...

4. Nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng [FET] trong đầu tư quốc tế

Khái niệm nguyên tắc FET

Theo UNCTAD, nguyên tắc FET được hiểu là những hành vi của nước tiếp nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài phải dựa trên các quy tắc không thiên vị. Nhằm tạo ra sự đối xử công bằng với tất cả các bên có lợi ích liên quan mà có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.

Nội dung nguyên tắc FET

Nội dung nguyên tắc FET thường không được nêu cụ thể trong các Hiệp định đầu tư quốc tế. Thường chỉ sử dụng cụm từ “công bằng và thỏa đáng”. Để giải quyết sự mập mờ, chung chung trong quy định về nguyên tắc FET; nhiều hội đồng trọng tài dựa trên hoàn cảnh, tình tiết tranh chấp cụ thể để đưa ra một số nội dung cơ bản. Theo đó, nước tiếp nhận đầu tư:

  • Không được từ chối cho hưởng công lý trong tố tụng phù hợp với thủ tục pháp luật [denial of justice]. VD: Điều 11[2][a] Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN [ACIA] quy định “sự đối xử công bằng và thỏa đáng yêu cầu mỗi quốc gia thành viên không được từ chối cho hưởng công lý trong bất kỳ tố tụng pháp lý hay hành chính nào phù hợp với thủ tục pháp luật”;
  • Phải tôn trọng kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư. Mong đợi được coi là chính đáng có thể xuất phát từ những cam kết cụ thể rõ ràng; hay được suy ra mà nước tiếp nhận đầu tư dành cho nhà đầu tư trong các nghị định, giấy phép hay hợp đồng. Nhà đầu tư đã dựa trên quyền lợi hợp pháp đó để tiến hành đầu tư. VD: Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư phải tránh các thay đổi tùy tiện trong các quy định điều chỉnh khoản đầu tư;
  • Không được đối xử tùy tiện;
  • Không được tiến hành các biện pháp có ý đồ xấu đối với đầu tư; và không được ép buộc đe dọa nhà đầu tư. Bao gồm: việc sử dụng công cụ pháp luật sai mục đích; cố ý gây thiệt hại hay làm cho khoản đầu tư bị thất bại; thiện vị công ty trong nước và loại bỏ khoản đầu tư nước ngoài…
  • Không được ép buộc đe dọa nhà đầu tư

Mục đích của nguyên tắc FET

Mục đích chính của nguyên tắc FET là nhằm bảo vệ nhà đầu tư khỏi những hành vi có bản chất không công bằng. Chẳng hạn như sự hủy bỏ giấy phép hay khoản đầu tư một cách tùy tiện; gây phiên hà cho các nhà đầu tư thông qua các hình phạt vô lý; hoặc tạo ra những cản trở khác trong quá trình đầu tư.

Nguyên tắc FET thường được sử dụng như là một nguyên tắc dự phòng và linh hoạt để bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp khó chứng minh theo các nguyên tắc bảo hộ đầu tư khác.

Nguyên tắc FET trong quan hệ đầu tư quốc tế ở Việt Nam

Trong quan hệ đầu tư quốc tế, Việt Nam thường có vai trò là nước tiếp nhận đầu tư và phải có nghĩa vụ thực thi nguyên tắc FET trong các BIT đã ký kết. Thực tế hiện nay cho thấy Việt Nam rất dễ bị rơi vào tình trạng vi phạm nguyên tắc FET.

Cụ thể, tình trạng tham nhũng chính sách ở Việt Nam có thể dẫn đến việc bị khởi kiện vì vi phạm FET. Tham nhũng chính sách có thể hiểu là việc dựa trên cơ sở trao đổi lợi ích với một nhóm người, cơ quan có thẩm quyền cố ý ban hành, sửa đổi một chính sách nhằm có lợi cho nhóm người đó.

Ở Việt Nam, biểu hiện thường gặp là trong vấn đề quy hoạch sử dụng đất; theo đó việc thay đổi quy hoạch sử dụng đất còn thiếu minh bạch; thiếu quy trình thích đáng. Hậu quả là không tạo ra được sự công bằng, nhất quán trong chính sách đầu tư. Điều này có thể khiến một dự án đầu tư nước ngoài phải đợi chờ rất lâu, thiệt hại lớn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây chính phủ đã có những sự đổi mới. Lắng nghe, giải quyết nguyện vọng của doanh nghiệp nước ngoài để cải thiện hệ thống.

5. Nguyên tắc bình đằng vể chủ quyền giữa các quốc gia

Chủ quyền là thuộc tính chính trị – pháp lý không thể tách rời của quốc gia, bao gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, thông qua những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhưng phải trên cơ sở ý chí chủ quyền của nhân dân.

Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của một quốc gia thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia không có sự áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Như vậy, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, có tiềm lực mạnh hay yếu đều hoàn toàn bình đẳng với nhau về chủ quyền. Sự thực hiện chủ quyền quốc gia chỉ có thể trọn vẹn khi quốc gia vừa đạt được lợi ích của mình mà không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chủ thể quốc tế khác, tức là việc thực hiện chủ quyển phải gắn với những giới hạn cần thiết. Sự giới hạn chủ quyền đó có thể do quốc gia tự xác định hoặc được xác định bằng những thoả thuận quốc tế của quốc gia với các chủ thể khác của luật quốc tế.

Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn đảm bảo. Hiến chương Liên hợp quốc đã lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của mình: “Tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành viên” [khoản 1 Điều 2]. Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc của luật quốc tế hiện đại. Nó được ghi nhận trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốc tế.

Bình đẳng về chủ quyền của quốc gia bao gồm các nội dung chính sau:

  • Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;
  • Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;
  • Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thổ của các quốc gia khác;
  • Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch;
  • Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá của mình;
  • Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của mình và tồn tại hoà bình cùng các quốc gia khác.

Theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền mõi quốc gia đều có các quyền chủ quyền bình đẳng sau:

  • Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá;
  • Được tham gia giải quyết các vấn để có liên quan đến lợi ích của mình;
  • Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngang nhau;
  • Được ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan;
  • Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác;
  • Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốc gia khác.

Ngày nay, quá trình quốc tế hoá đời sống xã hội, sự hội nhập khu vực và sự hội nhập toàn cầu đã xuất hiện nhiều tổ chức quốc tế phổ cập và khu vực. Các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong việc phối hợp hoạt động hợp tác của các quốc gia thành viên. Khi tham gia lổ chức quốc tế, các quốc gia thành viên tự nguyện trao cho tổ chức quốc tế một số thẩm quyền thuộc chủ quyền của mình. Sự trao quyền này không có nghĩa là quốc gia bị hạn chế chủ quyền. Quốc gia khi tự nguyên tham gia tổ chức quốc tế, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên, chịu sự chi phối nhất định của tổ chức quốc tế. Các hoạt động đó phải được hiểu là quốc gia đã triển khai thực hiện chủ quyền của mình [như việc ký kết điều lệ [điều ước quốc tế] và tham gia vào các hoạt động của tổ chức quốc tế]. Đồng thời, trong suốt thời gian tham gia tổ chức quốc tế, quốc gia luôn có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của chính tổ chức quốc tế đó. Việc quốc gia tham gia vào đời sống quốc tế và việc ngày càng nhiều những vấn đề quốc gia đặt dưới sự điều chỉnh quốc tế là nhu cầu của sự hợp tác quốc tế. Chủ quyển không làm cho quốc gia tách biệt hoàn toàn với Cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, các quốc gia tồn tại trong mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau. Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là cơ sở để trật tự thế giới phát triển theo xu hướng ổn dinh, hội nhập và tiến bộ.

Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email có tính phí: hoặc qua Tổng đài luật sư tư vấn: 1900.6162 hoặc tới trực tiếp tại địa chỉ: Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Rất mong nhận được hợp tác của khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề