Cách hầm chân dê không bị hôi

Thịt dê là nguồn thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng và được bán ngày càng nhiều ở các nhà hàng, quán nhậu… Nhưng khi chế biến thịt dê tại nhà, nhiều người vẫn chưa biết cách khử mùi hôi của dê để làm cho món ăn trọn vị hấp dẫn nhất.

Thịt dê nhiều nạc, ít mỡ, ít cholesterol, có tính nhiệt và có tác dụng trợ dương, bổ huyết, rất tốt cho phụ nữ mới sinh nở. Bên cạnh đó, thịt dê còn có tác dụng giải độc, chữa đau lưng, chóng mặt, nhức đầu… Hầu như tất cả bộ phận của con dê đều có thể sử dụng để làm thuốc và thịt dê là nguồn thực phẩm dinh dưỡng được nhiều người yêu thích.


Thịt dê tươi ngon, bổ dưỡng nhưng chế biến không đúng cách sẽ để lại mùi hôi

Mặc dù rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng nếu không biết cách khử mùi hôi khi chế biến, thịt dê sẽ rất khó ăn. Cùng tham khảo ngay những mẹo hay khử mùi khi chế biến thịt dê dưới đây nhé. Áp dụng ngay để có thể làm món dê một cách dễ dàng nhất tại nhà mà không còn lo ngại hay phải dắt cả nhà ra quán lẩu dê mới dám thưởng thức món ăn thơm ngon này nữa.

Gói tía tô, sa nhân, đinh hương, sơn trà đã đập dập và thái nhỏ vào một miếng vải sô sạch, túm chặt và cho vào nồi nấu thịt dê sẽ khử mùi hôi và còn giúp cho thịt dê có hương vị ngon hơn.

Ngâm thịt dê bằng một chén chè đặc trước khi xào. Đầu tiên, xào khô, đợi nước trong nồi cạn, khi nước gần cạn hết thì thêm vào nồi một ít nước chè đặc, cứ thế lặp lại 2-3 lần, mùi hôi của thịt dê sẽ bay hết mà thịt lại thơm giòn hơn.

Cho tỏi khô vào nồi xào cùng với thịt dê theo tỉ lệ 500g thịt dê dùng 25g tỏi. Xào được ít phút thì thêm ít nước và đun nhỏ lửa.

Khi xào nấu thịt dê, cho vào nồi 2-3 vỏ hạt đào hoặc quả sơn trà hay một củ cà rốt [hoặc củ cải] có chọc lỗ thủng cùng nấu sẽ vừa khử mùi hôi của thịt dê, vừa làm cho thịt chóng chín. Ngoài ra, cũng có thể thêm khoảng 1/3 đến 1/2 thìa bột cari vào sẽ khử được mùi hôi của dê.

Rửa sạch thịt dê lại bằng nước nóng, sau đó cắt thành những miếng to rồi cho một lượng hương liệu vừa phải [hồi hương, quế, hồ tiêu… tốt nhất là hồi hương và quế], cho cả vào nồi luộc tới lúc sôi thì vớt thịt ra là đã hết mùi hôi.


Hồi hương, quế, hồ tiêu… giúp khử mùi hôi của thịt dê rất tốt

Bỏ thịt dê cắt thành miếng vào nồi nước sôi, thêm một ít bã rượu theo tỉ lệ: cứ 500g thịt dê thêm 500g nước và 25g bã rượu. Nếu không có bã rượu thì có thể cho thêm giấm theo tỉ lệ: 1 kg thịt dê cho 50g giấm, thịt nấu sẽ không có mùi hôi nữa

Khi nấu thịt dê, chỉ cần cho thêm vài miếng vỏ quýt hoặc tắc, mùi hôi của thịt dê sẽ hết ngay.

Trụng sơ thịt dê trong nước sôi có vài tép xả hoặc 1, 2 khúc mía.

Còn có thể khử mùi dê bằng cách bóp thịt với một tí rượu trắng có trộn gừng bằm nhuyễn. Sau đó xả lại bằng nước lạnh. Hoặc có thể thay bằng bia để khử mùi.


Thịt dê là món ăn ngon yêu thích của nhiều người

Mùi hôi của thịt dê xuất phát từ tuyến mùi của chú dê nằm ẩn trên đầu phía sau cặp sừng. Đó là mùi quyến rũ bạn tình và cũng là lời khiêu chiến đối với tình địch của loài dê. Trong quá trình chế biến thịt dê, người đồ tể phải dùng dao cắt tiết thật bén và chỉ cắt một nhát, cắt phải đứt gân cổ và khi cắt phải nhằm giữa cổ con vật. Như vậy tuyến mùi của dê mới không kịp lan tỏa xuống các mạch máu. Dù vậy, ngay sau khi xả thịt, người đồ tể còn phải nhanh tay tìm một số mạch máu trong cơ thể dê để loại bỏ tức khắc.

Nhưng không phải ai làm thịt dê cũng tuân thủ được quá trình trên. Vì vậy, nếu không thực hiện được những quy trình như một người đồ tể thực thụ, bạn chỉ cần bỏ túi những mẹo đơn giản để khử mùi, giúp thịt dê bớt hôi như trên là đã có thể chế biến được món dê ngon, hấp dẫn rồi. Tìm hiểu thểm những mẹo nấu ăn ngon tại đây nhé

Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, cho 2 lít nước vào ninh thuốc bắc trong 15 phút ở lửa vừa.

Tiếp đến, cho xương cổ dê vào. Nêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt.

Đậy nắp lại và ninh thêm 15 - 20 phút tới khi xương cổ dê chín thì thêm chân dê vào hầm thêm 10 phút.

Bạn nêm nếm lại cho vừa ăn, thêm rau muống vào nấu chín rồi vớt ra tô, thêm rau ngải cứu vào nấu thêm 3 phút, tắt bếp.

Mách nhỏ:

  • Để cho món canh nước trong và ngon hơn, trong quá trình hầm chân dê, nếu thấy có nổi bọt thì dùng thìa vớt bọt bỏ đi nha.
  • Bạn nấu chín trước rau muống rồi vớt ra trước khi cho ngải cứu, vì khi cho ngải cứu vào, nước dùng sẽ hơi đắng, nhiều người không ăn được thì ăn rau muống.

01/10/2019 11:31

 

Nguyên liệu nấu cháo chân dê:

  • 3 - 4 chân dê
  • 1 lon gạo nếp 
  • 15gr thông thảo
  • 25gr hạt sen 
  • 25gr ý dĩ 
  • 1 củ gừng nhỏ 
  • 2 quả chanh tươi 
  • Gia vị đầy đủ

Mẹo lựa chọn chân dê để nấu cháo thơm ngon: chân dê bán ở ngoài thường được thui sẵn trên lửa. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn chân dê tươi, chưa thui, như vậy sẽ dễ đánh giá độ tươi ngon, chất lượng. 

 

Cách nấu cháo chân dê ngon:

Bước 1: Sơ chế chân dê

Cách sơ chế chân dê để nấu cháo không bị hôi, khó ăn:

Công đoạn sơ chế chân dê không khó nhưng cần có nhiều thời gian để tẩm ướp, trộn chân dê với nước cốt chanh. Vì vậy, bạn nên tiến hành sơ chế 3 - 4 tiếng trước khi nấu, căn đúng thời gian nấu sao cho tiện lợi nhất. 

Chân dê mua về đem thui vàng, ở quê có thể thu bằng rơm còn nếu không bạn có thể thu trên bếp gas có lửa to, thui vàng đều hết tất cả các mặt rồi dùng dao lam cạo sạch hết lông, vỏ bị đen. Đồng thời chặt bỏ phần móng nhọn ở đầu, rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch, để ráo nước.

 

Tiếp theo, cho chân dê vào tô to, ướp cùng với 1 thìa canh dầu ăn + 2 quả chanh vắt lấy nước cốt. Bóp đều tất cả các chân để chanh ngấm vào bên trong. Trộn khoảng 5 phút thì bọc kín lại bằng màng bọc thực phẩm, cho vào tủ lạnh ngăn mát, để khoảng 3 - 4 tiếng để chanh ngấm vào trong, loại bỏ mùi hôi ở chân dê. 

Sau 3 - 4 tiếng để trong tủ lạnh thì đem ra, rửa lại 2 - 3 lần dưới vòi nước lạnh, để ráo nước.

 

Bắc lên bếp một nồi nước 500ml, đập dập 1 nhánh gừng nhỏ, đun sôi rồi cho chân dê vào trụng sơ qua 3 - 4 phút [không nên trụng quá lâu sẽ làm thịt bị dính, mất chất]. Vớt chân dê ra để nấu cháo. Chỉ cần thực hiện theo những bước ở trên thì chân dê khi nấu sẽ không có mùi hôi, ngọt nước, đầy đủ dinh dưỡng. 

Chân dê sau khi sơ chế thì chặt thành từng miếng vừa ăn. 

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Gạo nếp đem vo 2 lần nước. Để rút ngắn thời gian nấu, bạn nên ngâm gạo trong khoảng 30 phút. 

Thông thảo, hạt sen, ý dĩ đem rửa sạch, đem ngâm với nước từ 30 phút đến 1 tiếng cho nở đều, khi nấu sẽ nhanh mềm hơn. 

 

Bước 3: Nấu cháo chân dê

Bắc chảo lên bếp, đun sôi 1 - 2 thìa canh dầu, cho chân dê vào xào sơ qua để thịt săn lại, tắt bếp, cho ra nồi hầm. Như vậy khi nấu cháo sẽ ngon hơn. 

Bắc nồi lên bếp để hầm chân dê, lượng nước nhiều thì nấu cháo loãng, nước ít thì nấu cháo đặc. Tùy theo khẩu vị của mỗi người. Khi hầm thì cho thêm một chút muối để ngọt nước. Ninh chân dê trong khoảng 60 phút đến khi chân mềm nhừ. Để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể hầm bằng nồi áp suất, chỉ mất từ 15 - 20 phút. 

Khi chân dê chín nhừ thì cho tiếp gạo nếp, thông thảo, hạt sen, ý dĩ vào nồi hầm. Đến khi tất cả các nguyên liệu đều chín nhừ thì nêm nếm gia vị và tắt bếp. 

 

Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức

Tùy theo khẩu vị của mỗi người, khi ăn có thể cho thêm một chút hành hoa thái nhỏ, vớt bỏ phần bã thông thảo. 

Nếu ăn cháo chân dê gạo nếp khiến các mẹ sau sinh cảm thấy ngán thì hãy cho thêm gạo tẻ vào nấu cùng nhé. 

Ngoài ra, chị em có thể cho thêm vài hạt đậu xanh vào hầm. Cách nấu cháo chân dê đậu xanh cũng giống hệt với các thức ở trên. Trước khi nấu, đậu xanh đem vo, vớt hết hạt lép, ngâm khoảng 30 phút cho đỗ xanh nở. Khi ninh chân dê chín thì cho đậu xanh cùng với gạo nếp vào hầm chín, nêm nêm gia vị và thưởng thức. 

Đặc biệt, món cháo chân dê không chỉ bổ với các mẹ sau sinh mà còn tốt cho sức khỏe của mẹ và bé đang trong thời kỳ mang thai, các quý ông, giúp tăng cường sinh lực ,bổ thận, tráng dương. 

 

Lưu ý cực kỳ quan trọng khi ăn cháo chân dê và thịt dê

Tuy thịt dê, chân dê rất bổ dưỡng nhưng chị em sau sinh không nên ăn một cách lạm dụng có thể sẽ dẫn đến tăng nguy cơ viêm nhiễm trong có thể, khiến vết mổ lâu lành [đối với người sinh mổ]. Các chuyên gia khuyên: 

  • Đối với mẹ bầu đang mang thai: Chỉ nên ăn một bữa thịt dê/tháng để ngăn ngừa chứng thiếu máu, làm giảm triệu chứng ốm nghén, khó tiêu, đầy hơi, giúp xương bé phát triển khỏe mạnh
  • Đối với chị em sau sinh: Nên ăn 1 - 2 bữa cháo/ tuần, kết hợp cùng các món cháo bổ dưỡng khác như cháo móng giò, cháo lươn, cháo rau ngót thịt lợn… 

Cách nấu cháo chân dê ngon mà đơn giản. Trên các diễn đàn, mạng xã hội nhiều chị em còn thích thú chia sẻ món cháo chân dê như thần dược từ không còn một giọt sữa nào mà chỉ ăn 3 - 4 lần, sữa đã về ướt áo, còn tha hồ ti mẹ. Chúc bạn thành công với cách nấu món cháo chân dê mà khomay3a.com vừa chia sẻ nhé. 

Video liên quan

Chủ Đề