Nhà trần đặt thêm chất gì để trông coi, đốc thúc việc đắp đê

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Câu 1: Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ

  1. Quân chủ trung ương tập quyền
  2. Phong kiến phân quyền
  3. Quân chủ lập hiến
  4. Quân chủ đại nghị

Câu 2: Vua nhường ngôi cho con, xưng là Thái Thượng hoàng cùng trông xem việc nước. Đó là việc làm dưới thời nào?

  1. Lý.
  2. Đinh.
  3. Tiền Lê.
  4. Trần.

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân kiến nhà Lý sụp đổ?

  1. Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.
  2. Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.
  3. Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.
  4. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.

Câu 4: Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là?

  1. Phong vương hầu, ban lộc điền
  2. Phong vương hầu, ban thực ấp thực phong
  3. Phong vương hầu, ban thái ấp
  4. Phong vương hầu, ban điền trang

Câu 5: Vua Trần vẫn để chuông ở thềm điện nào cho dân đến kêu oan khi cần?

  1. An phủ sứ.
  2. Long Trì.
  3. Long Biên.
  4. Thăng Long.

Câu 6: Nhà Trần đặt thêm chức gì để trông coi đốc thúc việc đắp đê?

  1. Đồn điền sứ.
  2. Không hề có chức vụ gì để trông coi việc đắp đê.
  3. Khuyến nông sứ.
  4. Hà đê sứ.

Câu 7: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất?

  1. Tích cực khai hoang.
  2. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
  3. Lập điền trang.
  4. Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.

Câu 8: Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?

  1. Cấm quân và bộ binh
  2. Bộ binh và thủy binh
  3. Cấm quân và quân ở các lộ
  4. Quân trung ương và quân địa phương

Câu 9: Cơ quan nào của nhà Trần đảm nhiệm việc viết sử?

  1. Quốc sử viện.
  2. Sử học.
  3. Quốc sử quán.
  4. Viện sử học.

Câu 10: Nhà Trần đặt thêm cơ quan gì để coi việc chữa bệnh trong cung vua?

  1. Thái y quán.
  2. Thái y viện.
  3. Phủ thái y.
  4. Viện y học.

Câu 11: Triều đình nhà Trần đặt thêm cơ quan gì để nắm sự vụ của họ hàng tôn thất?

  1. Tôn nhân phủ.
  2. Sự vụ viện.
  3. Phủ sự vụ.
  4. Lại phủ.

Câu 12: Biểu hiện nào không chứng tỏ sự khủng hoảng của nhà Lý cuối thế kỷ XII?

  1. Quan lại không chăm lo đời sống nhân dân chỉ ăn chơi sa đọa
  2. Thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra
  3. Phong trào đấu tranh của dân nghèo nổi lên khắp nơi
  4. Vua Lý Huệ Tông không có người nối dõi

Câu 13: Dưới thời nhà Trần, triều đình đặt thêm chức gì để đảm nhiệm theo dõi các đồn điền?

  1. Phủ đồn điền.
  2. Đồn điền sứ.
  3. Đồn điền viện.
  4. Khuyến nông sứ.

Câu 14: Thời nhà Trần Thăng Long có mấy phố phường

  1. Thăng Long có 61 phố phường.
  2. Thăng Long có 51 phố phường.
  3. Thăng Long có 36 phố phường.
  4. Thăng Long có 63 phố phường.

Câu 15: Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII?

  1. Thành lập trong bối cảnh nhà Lý suy yếu
  2. Thế lực họ Trần lớn mạnh trong triều đình
  3. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng
  4. Trần Thủ độ tiến hành đảo chính, đưa Trần Cảnh lên ngôi

Câu 16: Đứng đầu các lộ phủ là ai

  1. Chánh phó An Phủ Sứ
  2. Quốc sử viện
  3. Tri phủ
  4. Tri huyện

Câu 17: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?

  1. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ.
  2. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành.
  3. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển.
  4. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?

  1. Đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích
  2. Cho đắp đê Đỉnh Nhĩ
  3. Đặt chức Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê
  4. Ban hành phép quân điền

Câu 19: Có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước?

  1. Được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những vị trí trong triều đình.
  2. Được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua
  3. Vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế
  4. Được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua con đường thi cử

Câu 20: Điểm giống nhau trong chính sách tổ chức quân đội thời nhà Lý so với thời nhà Trần là

  1. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
  2. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.
  3. Xây dựng theo chủ trương “đông đảo, tinh nhuệ”.
  4. Xây dựng theo chủ trương “cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

Câu 21: Triều Trần đã sáng tạo ra một chế độ chính trị đặc biệt trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam là

  1. Chế độ “ngụ binh ư nông”
  2. Chế độ Thương hoàng- quan gia
  3. Chế độ quân chủ quý tộc
  4. Chế độ điền trang- thái ấp

Câu 21: Nhà Trần được thành lập năm bao nhiêu?

  1. Năm 1225.
  2. Năm 1226.
  3. Năm 1227.
  4. Năm 1228.

Câu 23: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?

  1. Chế độ Thái thượng hoàng.
  2. Chế độ lập Thái tử sớm.
  3. Chế độ nhiều Hoàng hậu.
  4. Chế độ Nhiếp chính vương.

Câu 24: Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào?

  1. Lực lượng càng đông càng tốt.
  2. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
  3. Chỉ tuyển chọn những người thật tài giỏi.
  4. Chỉ sử dụng quân đội của các vương hầu họ Trần.

Câu 25: Điền trang là gì?

  1. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có.
  2. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có.
  3. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có.
  4. Là ruộng đất công của Nhà nước cho nông dân thuê cày cấy.

Câu 26: Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần có tên là

  1. Hình thư
  2. Quốc triều hình luật
  3. Luật Hồng Đức
  4. Hoàng Việt luật lệ

Câu 27: Các xưởng thủ công nhà nước không sản xuất những mặt hàng gì?

  1. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền.
  2. Khai thác vàng, đúc đồng.
  3. Đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan.
  4. Đúc tiền.

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về tình hình đời sống kinh tế và văn hóa của nước Đại Việt ở thế kỉ XIII...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 7, Giải bài tập Lịch Sử 7, Giải Vở BT Lịch Sử 7, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7, Lý thuyết Lịch sử 7, Tài liệu học tập lớp 7

A.Kiến thức trọng tâm

1.Nông nghiệp nước ta dưới thời Trần

- Thời Trần, nghề chính của nhân dân ta là nghề trồng lúa nước.

-Hệ thống sông chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cày cấy, trồng trọt.

-Lụt lội thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến mùa màng và đời sống của nhân dân

2.Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt

-Nhà Trần đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.

-Đặt ra lệ mọi người phải tham gia đắp đê

-Hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê.

-Có lúc, các vua Trần cũng có khi tự mình trông nom việc đắp đê.

3.Kết quả việc đắp đê của nhà Trần

-Thiên tai lũ lụt giảm nhẹ

-Nông nghiệp ngày càng phát triển

-Đời sống nhân dân ngày càng no ấm.

CH: Em có được chứng kiến hoặc biết câu chuyện nào về cảnh lụt lội không? Kể tóm tắt về cảnh lụt lội đó?

Trả lời:

-Vào những mùa mưa bão, em vẫn thường thấy cảnh lũ lụt ở nhiều nơi, nhất là ở miền Trung.

-Ở những vùng lũ lụt nước bao la bát ngát, trắng cả một vùng trời. Nhà cửa, cây trồng, vật nuôi của người dân đều bị cuốn trôi hết. Người dân không có chỗ ở, có người còn phải trèo lên trên nóc nhà.

B. Trắc nghiệm

1. Nhân dân ta đắp đê để làm gì?

A. Chống lũ lụt.

B. Chống hạn hán.

C. Chống nước mặn.

D. Giúp cho nông nghiệp phát triển.

2. Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì?

A. Để chống lũ lụt.

B. Để chống hạn hán.

C. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.

D. Tuyển mộ người đi khẩn hoang.

3. Nhà Trần đã thu được kết quả gì trong việc đắp đê?

A. Nền kinh tế công nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no.

B. Nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no.

C. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển, đời sống nhân dân ấm no.

D. Nghành khai thác khoáng sản phát triển, đời sông nhân dân ấm no..

4. Thời nhà Trần, việc đắp đê bắt đầu từ đâu?

A.Từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển.

B. Từ đầu làng đến cuối làng.

C. Từ đầu nguồn các con suối lớn đến cửa sông.

D. Từ đầu nguồn các con suối lớn đến cửa sông.

5. Hãy nối cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để thành câu hoàn chỉnh khi nói về lí do nhà Trần quan tâm tới đê điều:

A

Nối

B

a] Nghề chính của nhân dân ta 1. Gây hại mùa màng.
b] Để phát triển nông nghiệp 2. Là trồng lúa nước.
c] Sông ngòi chằn chịt là nguồn cung cấp nước nhưng cũng thường gây ra lũ lụt. 3. Phải chăm lo hệ thống tưới tiêu.

6. Điền vào chỗ trống nội dung thích hợp:

Nhà Trần coi trọng việc đắp đê phòng chống ………….. . Nhờ vậy, nền ………………………………….. phát triển, …………………. Nhân dân ấm no.

7.Đến thười nhà Trần hệ thống đê đã hình thành:

A. Dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác.

B. Ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Dọc theo sông Đà và các con sông lớn khác.

D. Cả Đáp án A & B đều đúng.

8. Vào thười gian nào, nhà Trần bắt đầu mở rộng việc đắp đê? Nhà Trần được gọi là gì?

A. 1226/ Triều đại đắp đê.

B. 1226/ Triều đại nông nghiệp.

C. 1248/ Triều đại nông nghiệp.

D. 1248/ Triều đại đắp đê.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề