Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước GDQP 10

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 bài 2 Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

  • A. Lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam
    • I. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam
    • II. Truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam
  • B. Lịch sử, truyền thống công an nhân dân Việt Nam
    • I. Lịch sử công an nhân dân Việt Nam
    • II. Truyền thống công an nhân dân Việt Nam

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 bài 2 Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam vừa được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết cho nêu rõ lịch sử cũng như truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân nước Việt Nam. Hi vọng bạn đọc nắm được nội dung bài học tốt và hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

A. Lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam

I. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam

1. Thời kì hình thành

Ngay từ buổi đầu của cách mạng VIỆT NAM đã chủ trương thành lập một tổ chức quân đội.

Ngày 22-12-1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập- tiền thân của QĐNDVN.

2. Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược

a. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Quá trình phát triển.

Năm 1951, quân đội ta chính thức mang tên gọi : Quân đội nhân dân Việt Nam[Vietnam People`s Army -VPA] và được gọi cho đến ngày nay.

Thành phần gồm: bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.

Để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, quân đội ta vừa chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, lập nhiều chiến công hiển hách.

Tiêu biểu: Thắng lợi ở chiến dịch Việt Bắc- Thu đông 1947; Thắng lợi ở chiến dịch Biên giới 1950; Thắng lợi ở chiến dịch Tây Bắc 1952. Cuộc chiến Đông xuân 1953-1954 đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc kháng chiến chống Pháp.

b. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược

Pháp thua, Mĩ chen chân vào xâm lược Việt Nam âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.

Ở miền Bắc, quân đội đã xây dựng theo hướng chính quy.

Ở miền nam, 1961 các lực lượng miền nam thống nhất với tên gọi “Quân giải phóng”

Quân đội ta đã đánh bại 3 loại hình chiến tranh kiểu mới của Mĩ: chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

Năm 1972, đánh tan cuộc tập kích bằng máy bay của Mĩ.

Năm 1975, ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước.

c. Thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong thời kì mới, quân đội ta được xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, luôn tích cực học hỏi, đổi mới, tăng cường sức chiến đấu và tham gia các nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

II. Truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam

Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng

Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng

Gắn bó máu thịt với nhân dân

Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh

Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước

Nêu cao tình thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế

B. Lịch sử, truyền thống công an nhân dân Việt Nam

I. Lịch sử công an nhân dân Việt Nam

1. Thời kì hình thành

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, lực lượng Công an được thành lập.

Ở Bắc Bộ đã thành lập “Sở Liêm phóng” và “Sở Cảnh sát”. Các tỉnh đều thành lập “Ty Liêm phóng” và “Ty Cảnh sát”.

2. Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ [2945 - 1975]

a. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp [1945 - 1954]

Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có 3 tính chất: “dân tộc, dân chủ, khoa học”.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Công an tiền phương nằm trong Hội đồng cung cấp mặt trận, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ,

b. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ [ 1954 – 1975]

Thời kì này, Công an góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường xây dựng lực lượng, cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

3. Thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ 1975 đến nay

Công an đổi mới tổ chức và hoạt động, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

II. Truyền thống công an nhân dân Việt Nam

Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng

Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu

Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạp những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học - công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu

Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu.

Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thủy chung, tình nghĩa

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 bài 2 Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam. Chắc hẳn qua đây bạn đọc đã nắm được nội dung của bài học rồi đúng không ạ? Bài học cho ta thấy được lịch sử, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như Công an nhân dân Việt Nam. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu trong học tập, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo một số kiến thức được chúng tôi tổng hợp và biên soạn dưới đây, Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10, Tiếng Anh lớp 10, Sinh học lớp 10...

Câu 1: Trang 24 sgk GDQP-AN lớp 10

Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trường thành của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Xem lời giải

           Quân đội nhân dân Việt nam từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu... với cái tên rất gần gủi và thân thương mang suốt cuộc đời hành trình 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành đã huân đúc nên những truyền thông vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; truyền thống của  "Bộ đội Cụ Hồ"đó là:

              Truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam            Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự nuôi dưỡng và đùm bọc của nhân dân, quân đội ta đã không ngừng phát huy bản chất tốt đẹp, vừa xây dựng, vừa chiến đấu và trưởng thành, xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”              Trải qua 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ. Quân đội ta đã xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là:

           Một là, trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân

          Là lực lượng chính trị, đội quân vũ trang cách mạng tin cậy của Đảng, Nhà nước và của nhân dân, quân đội ta luôn trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng cao cả của Đảng, của giai cấp, của dân tộc là giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên thế giới. Đó là mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc, là nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân Việt Nam và của cán bộ, chiến sĩ quân đội ta. Vì vậy, kiên định mục tiêu, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; gắn bó mật thiết với nhân dân, cảnh giác trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.

                Hai là, quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng

             Truyền thống trên được bắt nguồn từ lòng tin tưởng tuyệt đối vào mục tiêu lý tưởng cách mạng, đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng; từ lòng yêu nước, thương dân, yêu chủ nghĩa xã hội; từ ý thức cảnh giác cách mạng và tinh thần cách mạng tiến công kết hợp với truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc. Với quyết tâm đánh thắng địch, quân đội ta đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, mưu trí, sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách đánh thông minh, độc đáo của chiến tranh nhân dân để tiêu diệt sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh, vô hiệu hóa các vũ khí hiện đại của địch, đánh bại từng thủ đoạn tác chiến, chiến dịch, tiến tới đánh bại từng chủ trương chiến lược của chúng, cùng nhân dân cả nước giành thắng lợi hoàn toàn. Trong xây dựng, lao động sản xuất và công tác, tinh thần quyết chiến, quyết thắng biểu hiện rõ nét trong hành động sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng cơ động chống thiên tai, địch họa, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; luôn luôn vươn lên làm chủ vũ khí trang bị, khoa học - công nghệ hiện đại.

             Ba là, gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí

             Quân đội ta là đội quân cách mạng của giai cấp vô sản, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giáo dục quân đội phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân như máu thịt và luôn luôn xây dựng, giữ vững quan điểm quân với dân một ý chí. Đây là mối quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa quân và dân. Nhân dân luôn là nguồn sức mạnh to lớn của quân đội, giúp cho quân đội chiến thắng mọi kẻ thù. Trong chiến đấu, công tác và học tập, quân đội ta luôn xây dựng tốt mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân, tôn trọng, giúp đỡ, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; một lòng, một dạ chiến đấu bảo vệ nhân dân, luôn luôn giữ nghiêm kỷ luật quan hệ quân - dân, không phụ lòng tin yêu của nhân dân. Bản thân cán bộ, chiến sĩ luôn luôn gương mẫu và vận động gia đình chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

               Bốn là, đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động

              Đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng và dân tộc ta, một yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân đội ta. Đoàn kết nội bộ quân đội dựa trên cơ sở sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, đường lối, nguyên tắc, nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Mọi quân nhân đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc thường cũng như khi ra trận, cán bộ và chiến sĩ luôn nêu cao tình thương yêu đồng chí, đồng đội, giúp đỡ nhau như ruột thịt. Đoàn kết trong quân đội được thể hiện ở tinh thần phát huy dân chủ, đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị. Cán bộ chăm lo mọi mặt cho chiến sĩ; cấp dưới tôn trọng, phục tùng mệnh lệnh cấp trên; chiến sĩ tin cậy, bảo vệ cán bộ. Trên dưới đồng lòng, toàn quân thành một khối vững chắc thống nhất ý chí và hành động, vì mục đích chung của cách mạng, của quân đội, của đơn vị và sự tiến bộ của mỗi người.

               Năm là, kỷ luật tự giác, nghiêm minh

              Kỷ luật tự giác, nghiêm minh là truyền thống tốt đẹp, một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Nó được bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân của Đảng, từ sự nhất trí về đường lối, nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ và yêu cầu xây dựng, phấn đấu của quân đội. Truyền thống đó được thể hiện ở tính tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mỗi quân nhân; trong chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trong chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên ở bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào. Quân đội ta đã rèn luyện, xây dựng được nếp sống có kỷ luật, trở thành thói quen khi thực hiện nhiệm vụ và ý thức đấu tranh kiên quyết để chống mọi hành vi vô tổ chức, vô kỷ luật. Điều đó đã trở thành lối sống cao đẹp của quân đội ta.

             Sáu là, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần, kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công

            Từ khi ra đời, với “gậy tầm vông, súng kíp”, quân đội ta đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Đó là tinh thần chắt chiu, cần, kiệm, thực hiện “mỗi viên đạn một quân thù”, “cướp súng giặc giết giặc”, coi vũ khí trang bị, cơ sở vật chất kỹ thuật là tài sản của Nhà nước là mồ hôi, xương máu của nhân dân giao cho quân đội quản lý, sử dụng để đề cao trách nhiệm, giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí; tích cực lao động, tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế nâng cao đời sống; lao động sáng tạo, có kỹ thuật, có kỷ luật, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Ngày nay, truyền thống đó càng được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

               Bảy là, lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan

              Lối sống trong sạch, lành mạnh có văn hóa của quân đội ta là sự kế thừa những đức tính cao đẹp của dân tộc; xuất phát từ bản chất, đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, sự phấn đấu rèn luyện gian khổ của quân đội ta. Lối sống đó được thể hiện trong sinh hoạt, học tập, lao động và chiến đấu. Một nếp sống với tinh thần tự giác cao, khẩn trương, chính xác, linh hoạt, có kỷ luật, có tổ chức, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, kỷ luật của quân đội và pháp luật của Nhà nước; luôn sống trung thực, khiêm tốn, giản dị, biết quý trọng đồng tiền, công sức lao động và biết thương yêu người nghèo khổ; sống có văn hóa, biết tự trọng, phân biệt rõ đúng sai, tôn trọng bảo vệ lẽ phải, dũng cảm đấu tranh với những thói hư tật xấu; lạc quan, tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu chiến đấu và thắng lợi tất yếu của cách mạng.

              Tám là, luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống


              Học tập, rèn luyện vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm được hình thành và phát triển trên tinh thần ham học, cầu tiến bộ - một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam, trở thành truyền thống tốt đẹp của quân đội ta; nó thấm sâu vào mỗi quân nhân, trở thành cách nghĩ và hành động trong cuộc sống của mỗi người. Trong thời chiến cũng như thời bình, lúc thuận lợi cũng như khi khó khăn, quân đội ta luôn chủ động khắc phục mọi thiếu thốn, sử dụng mọi thời gian, tranh thủ mọi điều kiện để học tập, rèn luyện với tinh thần bền bỉ, kiên trì, cầu tiến bộ; nhạy cảm về chính trị, tinh tế tiếp thu cái mới và cái tiến bộ, bài trừ và phê phán cái lạc hậu, cái xấu để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, bản lĩnh chiến đấu, năng lực công tác, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, các thế lực thù địch chống phá quyết liệt bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” thì tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống càng phải được phát huy hơn nữa.

           Chín là, đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình
           Đoàn kết thủy chung son sắt, chí nghĩa, chí tình với bầu bạn quốc tế đã trở thành truyền thống quý báu của Đảng, của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là truyền thống rất vẻ vang của quân đội ta. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta luôn tăng cường củng cố tình đoàn kết với các nước láng giềng, khu vực và nhiều nước trên thế giới, góp phần xứng đáng xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc, chống áp bức, bóc lột, cường quyền vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Ngày nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp, quân đội ta hơn lúc nào hết cần phải phát huy bản chất cách mạng, phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên trì xây dựng, phát triển mối quan hệ đoàn kết hữu nghị với quân đội và nhân dân các nước, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trong khu vực và trên thế giới.

                                                                 Phạm Văn Minh- Chủ tịch Hội CCB Viện kiểm sát

Page 2

Trang 1 / 37 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Page 3

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 

Địa chỉ: Số 326 Phạm Văn Đồng, Phường Phước Trung, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

ĐT: 0254.372.1732.

Fax: 064.372.1738 - 064.372.1736.

Email:

Page 4

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC

I. Quá trình thành lập:

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan tư pháp trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập theo Quyết định số 104/TC-V9 ngày 22/8/1991 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trên cơ sở sát nhập Viện kiểm sát nhân dân Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và VKSND các huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai.

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, đến nay Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cơ bản ổn định bộ máy tổ chức với biên chế 168 biên chế và 18 nhân viên hợp đồng lao động theo NĐ 68/NĐ-CP, được biên chế thành 10 phòng nghiệp vụ và 08 đơn vị VKSND cấp huyện.

II. Cơ cấu, tổ chức:
1. Bộ máy lãnh đạo:

   Bộ máy lãnh đạo của VKSND tỉnh hiện nay gồm có 01 Viện trưởng và 03 Phó viện trưởng phụ trách các lĩnh vực nghiệp vụ.

Viện trưởng
Đ/c Mai Văn Linh

Phó Viện trưởng

Đ/c Ngô Đức Thành

Phó Viện trưởng

Đ/c Ngô Xuân Thành

Phó Viện trưởng

Đ/c Bùi Xuân Thái

2. Phòng nghiệp vụ

2.1. Các phòng tham mưu:

    - Văn phòng:  Nhiệm vụ tham mưu cho tập thể  lãnh đạo viện trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và quản lý công tác tổng hợp, thống kê, công tác hành chính, quản trị ở 2 cấp kiểm sát.

    - Phòng Tổ chức cán bộ [Phòng 15] : Nhiệm vụ tham mưu cho Ban cán sự Đảng và tập thể lãnh đạo viện về công tác tổ chức cán bộ ở 2 cấp kiểm sát.

2.2. Các phòng nghiệp vụ:

   - Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về an ninh, án ma túy kinh tế và chức vụ [Phòng I]

    - Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội [Phòng II].

    - Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự [Phòng 7].

    - Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và Thi hành án.

    - Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình [Phòng 9]

    - Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật [Phòng 10]

    - Phòng Thanh tra- Xét khiếu tố.  

2.3. VKSND cấp huyện

    - VKSND Thành phố Vũng Tàu;

    - VKSND Thành phố Bà Rịa;

    - VKSND  Thị xã Phú Mỹ;

    - VKSND huyện Châu Đức;

    - VKSND huyện Long Điền;

    - VKSND huyện Xuyên Mộc;

    - VKSND huyện Đất Đỏ;

    - VKSND huyện Côn Đảo.

III. Chức năng, nhiệm vụ:

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thực hiện chức năng, nhiệm vụ như sau:

1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra thuộc Công an tỉnh và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh;

2. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự của Toà án nhân dân;

3. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật của Toà án nhân dân;

4. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân;

5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, và thi hành án hình sự

6. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận các tin báo, tố giác về tội phạm do các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân chuyển đến;

7. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện việc thống kê tội phạm trong toàn tỉnh. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng khác của tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có quyền ra quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các văn bản đó.

Trong trường hợp các văn bản nói trên trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất và mức độ sai phạm mà người ra văn bản bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân phải được các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Toà án, Công an, Thanh tra, Tư pháp, các cơ quan khác của Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đơn vị vũ trang nhân dân ở địa phương để phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố thực hiện chức năng nhiệm vụ như đã nêu trên tại địa phương.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, thành phố. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có quyền rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, thành phố.

Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các huyện, thành phố đều do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Kiểm sát viên phải tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi gây cản trở Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ.

IV. Địa chỉ liên lạc:     

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trụ sở: 326 Phạm Văn Đồng- phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điện thoại: 0254.3721.737; Fax: 02543.721.738 [Đ/c Nguyễn Văn Minh- Chánh Văn phòng]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề