Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội khi nào

tháng 7-1954, trải nhiều hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị, chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của Đảng đã từngbước hình thành, trong đó có chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

1.2. Chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Sau khi hồ bình được lập lại, miền Bắc hồn tồn được giải phóng, chủ trương đưa miền Bắc q độ lên chủ nghĩa xã hội và đường lối cách mạng xã hộichủ nghĩa của Đảng từng bước được hình thành và phát triển. Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miềnBắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân,tăng cường và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế… để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau chín năm chiến tranh.Hội nghị lần thứ bảy tháng 3-1955 và lần thứ tám tháng 8-1955 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II đã nhận đinh: Mỹ và tay sai đã hất cẳng Pháp ởmiền Nam, công khai lập nhà nước riêng chống phá Hiệp định Giơnevơ, đàn áp phong trào cách mạng. Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thựchiện thống nhất, hồn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miềnNam. Để củng cố miền Bắc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ, trước hết cầnhoàn thành cải tạo ruộng đất, chia ruộng đất cho nơng dân, xố bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ; đưa miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xãhội; kiện toàn lãnh đạo các cấp và củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất. Tháng 12-1957, Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảngđã đánh giá thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong giai đoạn mới. Đến tháng 11-1958, Ban Chấp hành Trung ươngĐảng họp Hội nghị lần thứ mười bốn đề ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế – văn3hoá và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh 1958- 1960 .Hội nghị xác định cải tạo kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và buôn bán nhỏ, tư bản tư doanh, chuyển sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành sở hữu tậpthể xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức tồn dân và tập thể. Lấy cải tạo làm trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố chế độdân chủ nhân dân. Xây dựng, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.Tháng 4-1959, Hội nghị lần thứ mười sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II thông qua hai nghị quyết quan trọng: Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóanơng nghiệp và Nghị quyết về vấn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Về hợp tác hố nơng nghiệp, Hội nghị xác định hình thức và bước đi của hợptác xã là: hợp tác hoá trước cơ giới hoá, do vậy hợp tác hố phải đi đơi với thuỷ lợi hố và tổ chức lại lao động, để phát huy tính ưu việt và sức mạnh của tập thể. Hộinghị còn chỉ rõ ba nguyên tắc cần được quán triệt trong suốt quá trình xây dựng hợp tác xã là: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ.Về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Hội nghị chủ trương cải tạo hồ bình đối với giai cấp tư sản. Về chính trị, vẫn coi giai cấp tư sản là thành viêncủa Mặt trận Tổ quốc, về kinh tế không tịch thu tư liệu sản xuất của họ, mà dùng chính sách chuộc lại, thơng qua hình thức cơng tư hợp doanh, sắp xếp công việccho người tư sản trong xí nghiệp, dần dần cải tạo họ thành người lao động. Kết quả của ba năm phát triển kinh tế – văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa1958-1960 đã tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta. Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội, trởthành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Tóm tắt mục IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội [1961-1965]

IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội [1961-1965]

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng [9-1960]

a] Hoàn cảnh lịch sử

- Giữa lúc cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng.

+ Miền Bắc thắng lợi trong việc cải tạo và khôi phục kinh tế.

+ Cách mạng miền Nam nhảy vọt sau Đồng Khởi.

- Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III [từ ngày 5 đến 10/9/1960] tại Hà Nội.

Đoàn chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng [9-1960]

b] Nội dung

- Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền:

+ Miền Bắc: cách mạng xã hội chủ nghĩa có vai trò quyết định nhất.

+ Miền Nam: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò quyết định trực tiếp.

+ Cách mạng hai miền: có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

- Thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng.

- Thông qua kế họach 5 năm lần thứ nhất [1961 - 1965], bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- Bầu BCH Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư.

c] Ý nghĩa: là Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

[Mùa thu năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tại Thủ đô Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”].

Video tư liệu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng [9-1960]

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất [1961-1965]

Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lầm thứ nhất, miền Bắc chuyển sang giai đoạn lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm.

a] Nhiệm vụ

- Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp.

- Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa.

- Củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.

- Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.

- Củng cố quôc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.

b] Nội dung

* Công nghiệp:

- Được ưu tiên xây dựng, vốn đầu tư chiếm 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm 80%.

- Giá trị sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với 1960.

- Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo.

- Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

Toàn cảnh khu gang thép Thái Nguyên

* Nông nghiệp:

- Đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp.

- Các hợp tác xã bậc cao ra đời, áp dụng khoa học - kỹ thuật.

- Hệ thống thủy nông phát triển.

- Nhiều hợp tác xã vượt năng suất 5 tấn thóc/ha.

* Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển. Góp phần phát triển kinh tế. Củng cố quan hệ sản xuất mới. Ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

* Hệ thống giao thông

- Đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, đường sông, đường hàng không được củng cố.

- Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi.

* Giáo dục - y tế:

- Giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.

- Xây dựng 6.000 cơ sở y tế, xóa bỏ nhiều dịch bệnh.

* Nghĩa vụ hậu phương

- Chi viện cho miền Nam vũ khí, đạn dược, thuốc men.

- Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, y tế giáo dục, bộ đội đưa vào nam chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.

Hình 65. Thanh niên miền Bắc nô nức tham gia phong trào "Ba sẵn sàng"

* Kế hoạch năm năm đang thực hiện có kết quả ngày 7/02/1965, Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, miền Bắc chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.

Video tư liệu Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội [1961-1965] 

ND chính

- Hoàn cảnh lịch sử, nội dung chính, ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng [9-1960].

- Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất [1961-1965].

Sơ đồ tư duy Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội [1961-1965]

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề