Quan điểm của các nhà triết học phương Tây về vật chất

[Last Updated On: 11/02/2022]

Trong triết học học Hy lạp cổ đại, quan niệm duy vật chất phác, ngây thơ đã coi con người là tiểu vũ trụ thu nhỏ, rằng “con người là thước đo của vũ trụ” [Prôtago], hoặc “con người là bậc thang cao nhất của vũ trụ” [Arixtốt]. Ngược lại, theo quan niệm duy tâm khách quan của Platôn thì con người chỉ là ảo ảnh của thế giới “ý niệm”, v.v… Tuy nhiên, triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người với giới tự nhiên, nhưng cũng chỉ là sự hiểu biết bên ngoài của con người.

Triết học thời kỳ trung cổ coi con người là sản phẩm của Thượng đế và đã quy đặc trưng bản chất con người là một thực thể thuần túy – thực thể tinh thần. Bởi, theo họ bản chất con người do sự quyết định của các lực lượng siêu nhiên hay chính tư tưởng, ý thức, v.v…

Triết học thời kỳ phục hưng – cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ. Đó là một trong những yếu tố quan trọng, nhằm giải thóat con người khỏi sự nô dịch của thần quyền tôn giáo thời trung cổ, đề cao tư tưởng giải phóng con người, nhưng con người cũng chỉ nhấn mạnh về mặt cá thể, mà xem nhẹ mặt xã hội và cũng chưa nhận thức đầy đủ bản chất chất con người trong mối quan hệ giữa mặt sinh học và xã hội.

Trong triết học cổ điển Đức, Hêghen đã nghiên cứu bản chất con người thông qua quá trình tư duy và khái quát các quy luật cơ bản của quá trình đó, được trình bày có tính chất hệ thống, để khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử, đồng thời kết quả của sự phát triển lịch sử. Nhưng, Hêghen lại coi “ý niệm tuyệt đối” giữ vai trò quyết định đối với con người. Như vậy, về thực chất Hêghen coi con người là sản phẩm thuần túy của “ý niệm tuyệt đối”.

Quan niệm duy vật của Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chế của Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đích thực. Nhưng, khi phê phán quan điểm duy tâm của Hêghen thì Phơbách đã mắc phải sai lầm khi ông tuyệt đối hóa mặt sinh học của con người hoặc tách con người ra khỏi quan hệ hiện thực của xã hội hoặc ông quy bản chất con người vào tính tộc loại mà đặc trưng của nó là tình cảm đạo đức, tôn giáo và tình yêu. Mặc dù, ông khẳng định con người là sản phẩm phát triển của tự nhiên và con người với tự nhiên là thống nhất, v.v…

Như vậy, trong lịch sử triết học trước Mác, các quan niệm về con người, cơ bản là những quan niệm duy tâm, tôn giáo hoặc siêu hình. Mặc dù, triết học duy vật trước Mác coi con người là một thực thể tự nhiên – thực thể xã hội. Song họ cũng không vượt qua tính chất siêu hình và thậm chí còn là duy tâm. Bởi vì, họ đã quy đặc trưng bản chất con người theo khuynh hướng tuyệt đối hóa những thuộc tính tự nhiên hoặc thuộc tính xã hội, mà không thấy được vai trò của thực tiễn xã hội.

Trong hệ thống thế giới quan tôn giáo coi con người như một thực thể nhị nguyên, là sự kết hợp tinh thần và thể xác. Trong đó linh hồn của con người tồn tại một cách vĩnh cửu và mang tính tuyệt đối. Tuy nhiên, một số trường phái triết học vẫn đạt được những thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị nhân bản học để hướng con người tới tự do. Đó cũng chính là những tiền đề có ý nghĩa cho việc hình thành tư tưởng về con người trong triết học Mácxít.

Con người luôn là một ẩn số thúc đẩy sự tìm hiểu của khoa học mọi thời kỳ. Bàn về con người, có nhiều quan điểm khác nhau giữa Triết học phương Đông và phương Tây. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết liên quan đến quan niệm về con người trong triết học Phương Tây.

Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác

Trước Mác, triết học phương Tây có nhiều quan niệm khác nhau về con người với các trường phái khác nhau:

– Trường phái triết học tôn giáo phương Tây

Khi nói về quan điểm trước Mác về con người không thể không thể kể đến các trường phái triết học tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Ki tô giáo. Theo Ki tô giáo, cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt. Bản chất con người là kẻ có tội. Con người gồm hai phần là thể xác và linh hồn, trong đó, linh hồn là thứ có giá trị cao nhất trong con người và tồn tại vĩnh cửu. Ki tô giáo khuyên con người cần nuôi dưỡng linh hồn để hướng đến nơi Thiên đường.

Ta thấy, triết học tôn giáo phương Tây còn nhận thức vấn đề con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm thần bí.

– Triết học Hy Lạp cổ đại

Khác với Ki tô giáo, triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng con người là điểm khởi nguồn của tư duy triết học. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Chẳng hạn như Arixtốt có quan niệm rằng chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bật lên, con người là thang bậc cao nhất của vũ trụ.

Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người với tự nhiên. Tuy nhiên, sự hiểu biết về con người mới chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài.

– Triết học Tây Âu trung cổ

Triết học Tây Âu trung cổ xem con người là sản phẩm của Thượng đế sáng tạo. Thượng đế chi phối, sắp xếp đối với số phận của con người, kể cả niềm vui, nỗi buồn, sự may rủi. Theo đó, ý chí của Thượng đế là tối thượng, trí tuệ con người thấp hơn lý chí anh minh của Thượng đế.

– Triết học thời kỳ phục hưng – cận đại

Triết học thời kỳ này đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ.

– Triết học cổ điển Đức

Trong Triết học cổ điển Đức, những nhà triết học nổi tiếng như Can tơ, Hê ghen đã phát triển quan niệm con người theo khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm.

Hê ghen cho rằng con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối hình thành trong quá trình tự ý thức của tư tưởng con người, quá trình này đưa con người trở về với giá trị tinh thân, giá trị bản thể và cao nhất trong đời sống con người. Bên cạnh đó, Hê ghen còn trình bày một cách hệ thống các quy luật của quá trình tư duy của con người, làm rõ cơ chế đời sống tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của con người. Từ đó, khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử.

Ngược lại, Phoiơbắc lại phê phán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi thể xác về bản chất con người trong triết học Hêghen, đồng thời khẳng định con người do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên. Phoiơbắc đề cao vai trò và trí tuệ của con người với tính cách là những cá thể người. Từ đó nhằm giải phóng cá nhân con người. Tuy nhiên, quan điểm này cũng bộc lộ hạn chế, đó là không phản ánh được bản chất xã hội trong đời sống con người, tách co người khỏi những điều kiện lịch sử cụ thể.

Qua các quan niệm về con người trong triết học phương Tây thời kỳ trước Mác, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung các quan niệm đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hóa mặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên – sinh học mà chưa phản ánh được bản chất xã hội của con người.

Quan niệm của triết học Mác – Lê nin về bản chất con người

Đến lượt mình, Mác – Lê nin đã có những quan niệm tiến bộ, khắc phục được những hạn chế của các quan niệm về con người trong Triết học phương Tây thời kỳ trước.

– Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội.

Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.

+ Yếu tố sinh học: là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Bản chất sinh học của con người được thể hiện thông qua các đặc điểm sinh học, quá trình tâm – sinh lý và các giai đoạn phát triển khác nhau.

+ Yếu tố xã hội:

Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó từ vấn đề lao động sản xuất.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên vai trò lao động sản xuất của con người: “ Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”.

Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên : “ Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản suất ra toàn bộ giới tự nhiên”.

– Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

Con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.

– Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử. Trong khi thế giới loài vật dựa vào những điều kiện sẵn có của tự nhiên, thì con người lại thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú tự nhiên, tái tạo lại tự nhiên theo mục đích của mình. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội.

Như vậy, ta thấy quan niệm về con người trong Triết học phương Tây ngày càng phát triển và tiến bộ. Quan điểm sau kế thừa hoặc phản biện giúp hoàn thiện các quan điểm trước kia. Trong đó, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin ra đời đã nhìn nhận con người một cách toàn diện và đúng đắn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề