Dđơn vị nào được kiểm định thiết bị đo lường

Thuật ngữ “kiểm định thiết bị đo lường” thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trên một số trang web, nhưng có lẽ ít người hiểu rõ định nghĩa cũng như tầm quan trọng của nó. Bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.

.png)

Bạn biết gì về kiểm định thiết bị đo lường?

Kiểm định thiết bị đo lường, theo Pháp lệnh đo lường năm 1999, là hoạt động quản lý nhà nước về đo lường nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng trong giao dịch thương mại. Về mặt nguyên tắc, các thiết bị đo lường thuộc nhóm 2 buộc phải kiểm định chẳng hạn như thiết bị sử dụng để định lượng hàng hoá, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác,.. vụ thể như thiết bị cân của người bán hàng, đồng hồ đo xăng, đồng hồ tính cước taxi, đồng hồ công tơ điện dùng để tính số điện một gia đình hay một đơn vị sử dụng theo các tháng….

Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, của sản phẩm, hàng hoá với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương. Sau khi kiểm đinh, kết quả sẽ do cơ quan kiểm định có giấy phép của nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt.

Kiểm định thiết bị đo lường cũng khác với hiệu chuẩn phương tiện đo. Hiệu chuẩn phương tiện đo là thiết lập mối tương quan giữa đo lường và phương tiện đo. Hiệu chuẩn liên quan tới xác định các đặc tính đo lường của một phương tiện đo. Hiệu chuẩn không mang tính chất bắt buộc. Dựa vào kết quả hiệu chuẩn, khách hàng tự quyết định xem thiết bị có sử dụng nữa hay không.

Bản chất kỹ thuật của hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Khác nhau là kiểm định theo yêu cầu của pháp lý, bắt buộc áp dụng trong khi hiệu chuẩn là tự nguyện.

Dđơn vị nào được kiểm định thiết bị đo lường

Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đo lường.

Tầm quan trọng của việc kiểm định thiết bị đo lường

Kiểm định thiết bị đo lường mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo đã có tên nằm trong "Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định" theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ khoa học và công nghệ. Việc kiểm định chỉ được thực hiện bởi một đơn vị đã được chỉ định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng) trong phạm vi được chỉ định. Sau khi các thiết bị được kiểm định xong thì tình trạng kiểm định sẽ được thể hiện bằng Tem Kiểm Định và/hoặc Giấy Chứng Nhận Kiểm Định. Việc kiểm định thiết bị đo lường do kiểm định viên đo lường có chuyên môn thực hiện thống nhất theo các quy trình kiểm định. Thiết bị đo đã đạt yêu cầu kiểm định được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm và có giá trị pháp lý trong cả nước. Ngoài ra, các bạn cũng cần phân biệt hoạt động kiểm định đo lường với hoạt động kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – do Bộ Công Thương quản lý.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến việc kiểm định thiết bị đo lường. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã phần nào hiểu được khái niệm cũng như tầm quan trọng của việc kiểm định các thiết bị đo lường


Quý khách hàng/doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định thiết bị đo lường, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá qua thông tin dưới đây:

Tổ chức được chỉ định thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường bắt buộc phải đáp ứng điều kiện phải đáp ứng điều kiện gì?- Câu hỏi của anh Khánh (Khánh Hòa).

Tổ chức được chỉ định thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường bắt buộc phải đáp ứng điều kiện phải đáp ứng điều kiện gì?

Tại Điều 25 Luật Đo lường 2011 có quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường như sau:

Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
1. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;
c) Có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;
d) Đáp ứng yêu cầu về tính độc lập, khách quan;
đ) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với lĩnh vực hoạt động;
e) Đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bắt buộc phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phải được chỉ định.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết tại khoản 1 Điều này; quy định việc chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Như vậy, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường bắt buộc phải đáp ứng điều kiện phải đáp ứng điều kiện bao gồm:

- Phải được chỉ định;

- Có tư cách pháp nhân;

- Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;

- Có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;

- Đáp ứng yêu cầu về tính độc lập, khách quan;

- Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với lĩnh vực hoạt động;

- Đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.

Dđơn vị nào được kiểm định thiết bị đo lường

Tổ chức được chỉ định thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường bắt buộc phải đáp ứng điều kiện phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường là gì?

Tại Điều 24 Luật Đo lường 2011 có quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường như sau:

- Độc lập, khách quan, chính xác; công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

- Tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã được công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.

- Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường bao gồm những giấy tờ gì?

Tại Điều 4 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN về hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường bao gồm những giấy tờ sau:

- Đơn Đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

Tải Đơn Đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tại đây: tại đây

- Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đăng ký) quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực.

Tải mẫu báo cáo tại đây: tại đây

- Văn bản của người đứng đầu tổ chức đăng ký cam kết bảo đảm điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

- Văn bản quy định về nội dung, hình thức, việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

- Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đã thiết lập và duy trì đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký thực hiện.

Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được xác định dựa trên các loại chi phí nào?

Tại khoản 2 Điều 26 Luật Đo lường 2011 có quy định về chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường như sau:

Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
1. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành công việc, phù hợp với nội dung, khối lượng, tính chất và thời hạn hoàn thành việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
2. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định trên cơ sở các chi phí cơ bản sau đây:
a) Chi phí vật tư;
b) Chi phí nhân công;
c) Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị;
d) Chi phí vận chuyển.
3. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phải được xây dựng, niêm yết công khai và theo quy định của pháp luật về giá.

Như vậy, chi phí kiểm đinh, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được xác định dựa trên 04 loại chi phí như sau: