Chia sẻ khó khăn trong cuộc sống

Với mỗi đứa trẻ, cha mẹ chính là những vị “siêu anh hùng” đầu tiên trong đời. Những ngày còn tấm bé, dường như mọi nước mắt được xoa dịu bởi những cái ôm thân yêu trìu mến của mẹ cha; và mỗi lần vấp ngã đều có sẵn tay bàn tay của cha mẹ ở đó để đỡ nâng, an ủi.

Rồi khi con lớn, mọi thứ cũng thay đổi theo con từng ngày. Những đứa trẻ ngày nào giờ đây đã có chính kiến riêng và không còn thích dựa dẫm cha mẹ như trước. Khi gặp phải những vấp ngã khó khăn đầu đời, trẻ thường lựa chọn phương án tự mình giải quyết, tự mình chịu đựng. Người làm cha làm mẹ nên làm gì đây khi chứng kiến tình cảnh ấy?

Đã qua rồi năm tháng bạn giữ con trong “lồng ấp” yêu thương để tránh cho con những ưu phiền. Đây là là lúc để dạy con cách đối mặt với những khó khăn của tuổi trưởng thành để có thể đứng trên đôi chân của mình và có thể bước tiếp trên hành trình của mình.

Luôn luôn lắng nghe và chia sẻ

Hầu hết các đứa trẻ “sắp thành người lớn” đều đặc biệt nhạy cảm với cái Tôi, lòng tự tôn cùng những mối quan hệ xã hội. “Làm thế nào để khẳng định bản thân?”, “Làm sao để có được sự chú ý từ người mình thích?”, “Làm cách nào để có được công việc mình hằng mong muốn?”… Những câu hỏi đó sẽ luôn gắn liền với suy nghĩ trẻ trong giai đoạn này.

Bị từ chối sau khi tỏ tình, không đạt giải trong hội thảo của trường, trượt buổi phỏng vấn vào công ty yêu thích…, những vấp ngã này có thể khiến con cảm thấy tự ti và hoài nghi bản thân khi chỉ mới bắt đầu cuộc sống không dựa vào cha mẹ. Nỗi ám ảnh thất bại có thể sẽ được cải thiện sau một thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không có sự can thiệp kịp thời, con sẽ rơi vào khủng hoảng mất phương hướng, trở nên xa cách mọi người và cuối cùng là bị trầm cảm.

Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này chính là bạn cần quan tâm và chia sẻ với con nhiều hơn. Hãy tìm ra phương thức trò chuyện thích hợp nhất giữa bạn và con, có thể là trao đổi trực tiếp, viết thư hay “chat” trên mạng xã hội, để khơi gợi con giãi bày tâm sự. Có thể là trên bước đường trưởng thành, con bạn không còn cần đến cái ôm vỗ về như thời thơ bé, nhưng chắc chắc rằng con vẫn mong mỏi được ai đó quan tâm và lắng nghe nỗi lòng.

Nhưng không quá bao bọc, chở che

Trong khi trò chuyện với con, một điều bạn cần lưu ý là không tìm cách đổ lỗi thất bại của con cho những yếu tố khách quan và khen ngợi con hết lời như: “Con học giỏi, xinh xắn như vậy mà công ty đó không nhận con thì họ thiệt thòi thôi!”. Thay vì thế, hãy phân tích để giúp con nhận ra những khuyết điểm của bản thân và nguyên nhân vì sao thất bại như: “Trong buổi phỏng vấn, con có bị vướng mắc gì không? Đoạn nào con thấy chưa được tự tin?”

Chia sẻ khó khăn trong cuộc sống

Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ với con những bài học thất bại của chính mình. Việc này sẽ giúp con bạn hiểu rằng thất bại luôn có lý do của nó và sau tất cả, việc thất bại sẽ cho ta một kinh nghiệm sống quý giá. Nếu như ta lựa chọn đối mặt với thất bại và sẵn sàng thử lại lần nữa, không chỉ bản thân chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn mà con đường phía trước cũng sẽ rộng mở hơn. Hãy để con hiểu rằng “Thất bại là mẹ của thành công” và nếu con bạn không thể học được gì từ thất bại thì thành công sẽ mãi xa rời tầm tay.

1. Quãng thời gian khó khăn rồi sẽ kết thúc

Mọi thứ sẽ kết thúc, cho dù điều gì đó tốt hay xấu thì nó không tồn tại mãi mãi. Khi một tình huống gây khó khăn cho bạn, bạn cảm tưởng như nó sẽ không bao giờ kết thúc. Nhưng đó chỉ là nhận thức chủ quan và méo mó. Tâm trí chúng ta có xu hướng phóng đại các sự kiện tiêu cực khi chúng xảy ra, và do đó chúng có vẻ trầm trọng hơn và như thể sẽ kéo dài hơn nữa.

Tuy nhiên, ngay cả những tình huống tồi tệ nhất cũng sẽ kết thúc vào một thời điểm nào đó. Trong những thời điểm khó khăn, thay vì suy nghĩ bi quan và u ám quá mức, hãy tạo động lực cho bản thân, kiên nhẫn và chờ đợi. Nhờ đó, bạn sẽ vượt qua thử thách mình đang đối mặt và mọi chuyện rồi sẽ qua.

Chia sẻ khó khăn trong cuộc sống

2. Nhắc nhở bản thân về những thử thách trước đây

Một cách khác để xóa bỏ cảm giác rằng tình huống tồi tệ sẽ không bao giờ kết thúc là nghĩ về những tình huống tương tự mà bạn đã trải qua trong quá khứ và bạn đã vượt qua thành công. Làm như vậy và bạn sẽ rèn luyện được cách suy nghĩ tích cực này mỗi lần đối mặt với tình huống khó khăn tương tự.

Suy nghĩ này là một lời nhắc nhở về khả năng của bạn đã xử lý các thử thách và vượt qua chúng. Nó nâng cao cảm giác tự tin của bạn và loại bỏ cảm giác bất lực đang bao vây lấy bạn. Sự thay đổi thái độ này sẽ thúc đẩy bạn hành động và giúp bạn vượt lên trên hoàn cảnh.

3. Bạn có rất nhiều điểm mạnh

Khi mọi việc trở nên khó khăn, chúng ta thường không nhìn thấy điểm mạnh của mình mà chỉ nhìn thấy những khuyết điểm. Càng như vậy, chúng ta thấy mình là kẻ thất bại, không có khả năng vượt lên trên những thời điểm khó khăn. Nhưng điều này không bao giờ đúng. Cũng giống như bất kỳ ai, bạn là tổng hòa của điểm mạnh và điểm yếu.

Điều quan trọng là hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn có rất nhiều điểm mạnh. Hãy bắt đầu suy nghĩ về một số trong đó và phát huy điểm mạnh của bạn. Bằng cách này, nhận thức của bạn về bản thân sẽ thay đổi và trở nên cân bằng hơn. Thêm vào đó, nó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn và giúp bạn tự tin rằng mình sẽ xử lý tình huống đang gặp phải một cách hiệu quả.

4. Mọi người cũng có những khoảng thời gian khó khăn

Thường khi đối mặt với khó khăn, suy nghĩ của chúng ta sẽ đánh lừa chúng ta tin rằng, điều này chỉ xảy ra với chúng ta mà thôi. Những người khác không phải trải qua những khó khăn như chúng ta gặp phải. Có vẻ như vũ trụ đang âm mưu chống lại chúng ta và muốn làm tổn thương chúng ta.

Tuy nhiên, với sự suy xét sáng suốt, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng điều này không hề đúng. Bạn chỉ nhìn thấy những rắc rối của mình vì chúng là của bạn mà gần như không nhận thức được rắc rối của người khác. Điều này khiến bạn nghĩ rằng có vẻ như họ gặp nhiều chuyện tốt hơn và luôn suôn sẻ. Nhưng sự thực là không phải vậy. Hãy nhớ rằng, bất cứ điều gì xảy ra với bạn hoặc sự việc tương thực như thế đều xảy ra với hầu hết mọi người.

5. Đó là trải nghiệm để bạn học hỏi

Người ta thường nói rằng trong thế giới phát triển cá nhân, không có thất bại mà chỉ có phản hồi. Tuy nhiên, khi trải qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, chúng ta có xu hướng quên đi điều này. Chúng ta coi thất bại là một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang đi sai đường mà không coi đó là một kinh nghiệm có thể đưa chúng ta đi đúng đường.

Hầu hết việc học hỏi trong cuộc sống đều bắt nguồn từ việc thử nghiệm và sai lầm. Và khi mọi thứ không diễn ra theo cách bạn muốn, điều tốt nhất bạn có thể làm là cố gắng hiểu tại sao điều này lại xảy ra và rút kinh nghiệm. Bằng cách học hỏi và áp dụng kiến thức đó mà cuối cùng bạn sẽ xoay chuyển tình thế.

6. Bạn luôn có thể yêu cầu sự giúp đỡ

Khi đối mặt với những thời điểm khó khăn, bạn nên nhớ rằng luôn có những người mà bạn có thể dựa vào để được giúp đỡ. Ngay cả khi bạn không phải là người quảng giao, giao thiệp rộng rãi, bạn không có nhiều bạn bè hay một gia đình lớn thì vẫn có những người trong cuộc sống của bạn mà bạn có thể dựa vào.

Những người này tạo thành điểm tựa cho bạn. Nhiều khi chỉ nghĩ về họ và nhận ra rằng họ luôn ở bên bạn trong những trường hợp bạn cần sẽ mang lại cho bạn cảm xúc thoải mái và giúp bạn có thêm dũng khí để tiến về phía trước. Bạn thậm chí có thể không thực sự cần sự giúp đỡ của họ. Chỉ cần biết rằng họ luôn ở bên bạn sẽ làm bạn phấn khích và như vậy là đủ.

7. Vẫn có rất nhiều điều để biết ơn

Bên cạnh những khó khăn bạn đang gặp phải, vẫn còn rất nhiều điều đang diễn ra tốt đẹp trong cuộc sống của bạn và có rất nhiều điều để biết ơn. Có thể mối quan hệ tình cảm của bạn đang gặp rắc rối nhưng bạn có sự nghiệp tuyệt vời. Có thể sự nghiệp của bạn đang gặp khó khăn nhưng bạn vẫn còn sức khỏe và gia đình. Và có rất nhiều điều nhỏ nhưng ý nghĩa để biết ơn, một cuộc đi dạo trong công viên, một tách cà phê, một buổi hoàng hôn đẹp, một cuộc trò chuyện đời thường.

Khi trải qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, hãy nghĩ về những điều này và bắt đầu để ý đến những điều cần biết ơn. Nó sẽ thay đổi hoàn toàn quan điểm của bạn. Rốt cuộc, bạn sẽ nhận ra rằng, mọi thứ không tệ đến thế, những rắc rối và tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều đáng trân trọng./.

Đề bài: Nghị luận xã hội về sự sẻ chia trong cuộc sống

Chia sẻ khó khăn trong cuộc sống

  • Chia sẻ khó khăn trong cuộc sống

  • Chia sẻ khó khăn trong cuộc sống

  • Chia sẻ khó khăn trong cuộc sống

  • Chia sẻ khó khăn trong cuộc sống

Nghị luận xã hội về sự sẻ chia trong cuộc sống

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội về sự sẻ chia trong cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự sẻ chia trong cuộc sống

2. Thân bài

– Giải thích khái niệm: Sẻ chia là việc san sẻ gánh nặng, sẻ chia nỗi đau và xoa dịu những tổn thương mà người khác gặp phải để giúp họ vươn lên trong cuộc sống

– Tại sao chúng ta lại cần sẻ chia?+ Sẻ chia khiến cuộc sống này nhân đạo hơn, nó thể hiện tinh thần nhân đạo giữa những con người với nhau.

+ Người cho đi mà không mong nhận lại sẽ cảm thấy thanh thản, giúp đỡ mọi người ta sẽ thấy bản thân mình có ích, được mọi người yêu mến và tôn trọng…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội về sự sẻ chia trong cuộc sống tại đây

Cuộc sống mưu sinh mỏi mệt đôi khi khiến cho chúng ta muốn gục ngã, ta muốn từ bỏ tất cả, muốn để mặc cuộc đời cứ thế mà trôi đi. Ta khóc, ta cảm thấy thật vô dụng và đớn đau, ta bất lực trước bi kịch của cuộc đời mình. Nhưng rồi sau đó bản thân lại nhận ra xung quanh mình vẫn còn rất nhiều thứ tươi đẹp, ta vẫn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người, ta vẫn còn gia đình luôn dõi theo và ủng hộ ta cơ mà. Vậy là chúng ta lại có nghị lực để vươn lên một lần nữa, thật vậy chẳng phải sẻ chia đã cứu vớt cuộc đời khốn khổ của mỗi người hay sao?

Sẻ chia là hành động cao cả của con người thể hiện lòng nhân đạo của mình với mục đích san sẻ gánh nặng, sẻ chia nỗi đau và xoa dịu những tổn thương mà người khác gặp phải để giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta có thể tham gia hoạt động tình nguyện, quyên góp hoặc động viên những người gặp khó khăn trong cuộc sống để giúp họ vượt lên chính mình. Sẻ chia là trao đi yêu thương mà không mong nhận lại, là dùng tấm lòng mình để đối đãi với mọi người và mong rằng tình cảm ấy chạm đến trái tim họ để họ không con thấy cô đơn, đau thương không không trôi ngược thành dòng nước mắt. Ta chìa đôi bàn tay của mình ra để họ nắm lấy và để họ biết rằng cuộc sống này dù có mệt mỏi hay đau đớn thế nào chăng nữa thì họ vẫn có thể vượt qua được.

Cuộc đời luôn mang đến những bất ngờ khó lường trước được, chúng ta rồi sẽ gặp ai, cuộc đời ta rồi sẽ như thế nào là điều mà chẳng một ai dám nói trước. Nhiều người vẫn thề non hẹn biển hứa rằng tương lai mình sẽ thế này, mình sẽ trở thành một con người như thế kia nhưng sự thật là chẳng có mấy ai làm được. Chúng ta của ngày hôm qua còn lạc quan và yêu đời thế nhưng chúng ta ngày sau liệu còn có đủ tự tin để mỉm cười nói rằng tôi vẫn ổn. Cuộc đời là thế, nhiều bi thương và cũng vô vàn đau đớn, chẳng ai là ngoại lệ và ai cũng sẽ phải trải qua đau thương. Những lúc khó khăn tột cùng như thế thì thực sự rất cần có sự sẻ chia. Sẻ chia giúp ta vơi bớt đi nỗi buồn của bản thân, ta được trải lòng với đời mà sống, không còn cảm thấy mình cô đơn và lạc lõng. Bầu trời giông bão nếu có người cùng gánh sẽ bớt đi phần nào gánh nặng. Sẻ chia khiến cuộc sống này nhân đạo hơn, nó thể hiện tinh thần nhân đạo giữa những con người với nhau. Người cho đi mà không mong nhận lại sẽ cảm thấy thanh thản, giúp đỡ mọi người ta sẽ thấy bản thân mình có ích, được mọi người yêu mến và tôn trọng.

Thế nhưng không phải ai trong cuộc sống cũng biết trao đi yêu thương của mình. Nhiều người lo sợ cho đi là mất, cho đi là chẳng còn thuộc về mình vậy nên họ giữ cho riêng mình. họ cứ nghĩ rằng chỉ có những người giàu và kẻ ngốc mới cho đi mà không mong nhận lại, cuộc sống này tàn khốc lắm và không ai làm việc không công. Đúng vậy, ai cũng có cuộc đời của mình, ai cũng lo sợ mình sẽ bị tổn thương chứ, nhưng nếu bạn không cho đi liệu bạn có xứng đáng được nhận những gì mà người khác mang đến. Sống ích kỷ sẽ chỉ khiến cuộc sống của bạn thêm mệt mỏi, vật lộn kiếm tiền có ích gì khi tâm hồn ta không được thanh thản, cả ngày cặm cụi làm việc được nhiều tiền nhưng liệu bạn có thấy cuộc sống mà bạn đang sống thực sự có ý nghĩa.

Người ta từng nói “nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương”, nơi đâu có tình yêu thương là nơi đó sẽ tồn tại tình yêu thương và sự sống. Bạn thấy người khác hạnh phúc cũng khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, thấy người khác đau khổ liệu bạn có thể cười trên nỗi đau của họ. Cuộc sống là quy luật nhân quả vậy nên gieo nhân nào gặp quả đấy, nếu không cho đi thì đừng mong nhận lại, mình sống ở đời không cho không ai cái gì, chẳng ai nợ ai cái gì cả vậy nên đừng suy hơn tính thiệt trước khi trao đi. Vì suy cho cùng sống là để trải nghiệm, là để trao đi và cống hiến.

Sẻ chia gánh nặng, sẻ chia nỗi đau với người khác là một hành động cao cả thế nhưng không phải ai cũng biết cách sẻ chia. Người lớn thấy trẻ nhỏ học tập mệt mỏi hay gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề liền sẻ chia bằng cách giúp nó hoàn thành công việc trong chớp mắt, cha mẹ thấy con mình gây ẩu đả với các bạn thì chẳng phân biệt đúng sai và lại sẻ chia bằng cách chỉ trích đứa bạn của nó và bênh vực con mình. Sau cùng những hành động sẻ chia không đúng cách như thế sẽ chỉ khiến cuộc đời người khác khó khăn và tồi tệ hơn mà thôi. Nếu chúng ta chìa tay ra giúp đứa nhỏ mà không để nó tự suy nghĩ cách để giải quyết vấn đề thì sau này cứ gặp chuyện khó là nó sẽ bám víu vào sự giúp đỡ của ta, không tự giải quyết vấn đề của mình và dựa dẫm vào người khác sẽ khiến đứa bé mất đi sự tự lập và trở thanh kẻ vô dụng. Bố mẹ không suy xét trước khi bênh vực con mình sẽ khiến cho thằng bé này sinh suy nghĩ mình cứ gây chuyện còn tội đâu bố mẹ lo, vì mình là con cưng của họ cơ mà. Cả thế giới này có làm gì được nó trong khi bố mẹ nó còn đứng sau chống lưng cho nó. Thế nhưng khi nó trưởng thành và gặp nhiều bất công trong cuộc sống, nó bị người ta đổ tội vu oan thay vì đi gây sự với người khác, nó bất lực, đau đớn quằn quại nhưng bố mẹ chẳng còn sức lực hay khả năng để giải quyết vấn đề cho nó. Bầu trời bây giờ là của nó và đương nhiên nó phải tự sống cuộc đời của nó. Bất công hay đau đớn nó đều phải chịu, lúc ấy mới thấm trò đời thì lại vật vã than trách số phận, vậy nên nhớ rằng sẻ chia cũng phải có giới hạn của nó, vì cuộc sống của mình tự mình phải đối mặt.

Sẻ chia giúp cho cuộc sống tươi đẹp hơn, con người đối xử với nhau bằng tấm lòng sẽ tạo này một thế giới ấm áp tình thương. Không còn người cô độc chỉ còn người chưa biết sẻ chia. Rồi bạn sẽ tìm được một lối riêng cho mình, hãy viết lên câu chuyện theo cách bạn muốn và hãy thêm gia vị cho cuộc đời bằng những tình cảm chân thật, bằng những sẻ chia.

———————HẾT——————–

“Lá lành đùm lá rách” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Để thấy được ý nghĩa cao cả của tình yêu thương và sự sẻ chia trong cuộc sống, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận xã hội về lòng yêu thương, Nghị luận xã hội: Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn, Nghị luận xã hội Tình thương là hạnh phúc của con người, Nghị luận xã hội Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục