Chất vải gto là gì

Vải kaki đã xuất hiện từ thế kỷ 19 với ứng dụng phổ biến may quân phục quân đội và dần trở thành chất liệu không thể thiếu trong ngành thời trang. Cho đến nay, kaki vẫn khẳng định vị trí của mình với đặc điểm nổi bật và tính ứng dụng cao. Hãy cùng bài viết tìm hiểu chi tiết vải kaki là gì và có bao nhiêu loại kaki trên thị trường hiện nay nhé.

Định nghĩa vải kaki

Vải kaki là gì?

Thành phần vải kaki chủ yếu từ 100% sợi cotton hoặc pha trộn giữa cottonpolyester theo một tỷ lệ phù hợp, tỷ lệ khác nhau sẽ tạo ra các chất liệu kaki khác nhau. Phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là vải kaki thun (với 5% sợi spandex tăng tính co giãn) hoặc kaki 6535 (với 65% polyester và 35% cotton). Bên cạnh đó còn rất nhiều loại kaki khác nhau, phục vụ những nhu cầu khác nhau. Các loại vải kaki thường được dệt tỉ mỉ nên chất liệu khá dày, cứng, độ bền cao hơn các vải cotton thông thường.

Chất vải gto là gì

Vải kaki thường được kết hợp giữa sợi cotton và các sợi tổng hợp khác, tùy theo tỷ lệ

Lịch sử ra đời vải kaki

Có thể khẳng định, Ấn Độ là quốc gia đầu tiên sản xuất vải kaki vào giữa thế kỷ 19. “Cha đẻ” của chất liệu này là Burnett Lumsden - người chịu trách nhiệm may mặc đồng phục quân đội Anh lúc bấy giờ. Khi đó, thành phần vải chủ yếu là len nên khi mặc thường nóng bức, khó chịu, và với khí hậu nóng, nhiệt độ cao như Ấn Độ thì điều này càng mang đến cảm giác bức bối khi mặc.

Chất vải gto là gì

Thời gian đầu, vải kaki thường được dùng để may quân phục quân đội

Sau đó, Burnett Lumsden đã thay thế bằng chất liệu khác mỏng hơn, nhẹ hơn và thoáng mát hơn. Vải thường có màu nâu đất, tạo điều kiện ngụy trang dễ dàng cho chiến sĩ trong quá trình chiến đấu. Nguồn gốc vải kaki ra đời từ đó. 

Thời gian đầu, kaki chủ yếu được dùng để may quân phục cho người Anh, sau đó chất liệu càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, người Mỹ bắt đầu sử dụng kaki để sản xuất trang phục thường ngày, đặc biệt là quần kaki.

Cùng sự phát triển nở rộ của ngành công nghiệp may mặc, chất liệu kaki được ứng dụng rộng rãi với nhiều đặc tính được cải thiện, sáng tạo thêm nhiều loại hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường. Kaki thường được sử dụng trong may mặc. Nhờ ưu điểm vượt trội mà chúng nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

Quy trình sản xuất vải kaki

Để làm ra những tấm vải kaki chất lượng, chúng phải trải qua quy trình phức tạp và nghiêm ngặt với 4 công đoạn chủ yếu:

  • Thu hoạch bông lấy sợi

Những quả bông chất lượng sau khi được thu hoạch vào khoảng tháng 10 - 12 hàng năm, sẽ được chọn lọc, phân loại và chuyển đến nhà máy. Bông phải có kích cỡ đồng đều, loại bỏ hoàn toàn tạp chất như bụi bẩn, đất, hạt,... và đưa vào công đoạn kéo sợi tiếp theo.

  • Kéo sợi

Quả bông xơ sau khi sơ chế sẽ được đánh rối kĩ càng sau đó xử lý tiệt trùng và tạo thành các tấm phẳng, đều. Sợi được kéo thô để tăng chiều dài và độ bền của chất liệu vải sau này. Sợi sau khi kéo thô được cuộn thành từng ống suốt chỉ và xếp gọn gàng chuẩn bị đến quy trình hồ sợi dọc. Công đoạn này sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính cùng một số chất nhân tạo, bọc quanh sợi để tăng độ bền, độ trơn và bóng cho bề mặt vải.

  • Dệt vải

Sợi kaki thường được dệt bằng máy theo phương thức sợi dọc kết hợp sợi ngang, dệt kiểu vân chéo. Khi quan sát vải kaki bạn sẽ thấy những đường chéo nghiêng với hai mặt không giống nhau và hướng chéo. Chất liệu vải dày nhưng bề mặt mềm mại.

Chất vải gto là gì

Bề mặt vải kaki là những đường chéo từ các sợi ngang, sợi dọc kết hợp

Sau đó, vải kaki được nấu dưới áp suất và nhiệt độ cao, trong dung dịch hóa học và các phụ gia để loại bỏ hồ và các tạp chất còn sót lại. Cuối cùng được đưa vào làm bóng để giúp các sợi cotton nở tốt hơn, tạo điều kiện cho quá trình nhuộm vải lên màu chuẩn.

  • Nhuộm màu

Trước khi đến công đoạn nhuộm màu, kaki được tẩy trắng để bay hết màu tự nhiên. Sợi vải kaki được nhuộm bằng thuốc nhuộm để tăng khả năng bám màu. Mỗi lần nhuộm vải được giặt để tách tạp chất và hợp chất còn sót. Sau đó hoàn thành quá trình sản xuất vải kaki bằng công đoạn wash để mềm vải, tăng độ bền, chống co nhăn cũng như phôi ra màu thừa.

Các loại vải kaki

Nhờ công nghệ dệt vải phát triển và hiện đại, nhà sản xuất đã sáng tạo ra nhiều chất liệu khác nhau. Hãy cùng khám phá các loại vải kaki phổ biến nhất hiện nay nhé.

Chất vải gto là gì

Vải kaki có nhiều loại khác nhau với sự kết hợp các sợi vải khác nhau trong thành phần

Kaki thun

Kaki thun hay kaki co giãn có cấu tạo từ sợi vải thun, trong đó pha thêm sợi spandex (sợi vải có tính co giãn, đàn hồi cao). Vì thế đặc điểm của chất liệu này là khả năng co giãn tuyệt vời, tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Vải kaki thun thường được sử dụng để may đầm váy nữ hoặc đồ bảo hộ cho nam,...

Chất vải gto là gì

Vải kaki thun

Kaki không thun

Trái với kaki thun, kaki không thun có độ co giãn thấp. Nhưng vải ít nhăn, độ cứng tương đối cao nên thường được ứng dụng để may quần âu nam, quần ống đứng để tạo form dáng chuẩn, thể hiện sự lịch lãm, sang trọng cho phái mạnh.

Giữa kaki thun và kaki không thun, bạn có thể phân biệt giữa vào độ dày của vải. Kaki thun mềm, mỏng hơn và co giãn tốt hơn còn kaki không thun thường dày, cứng, độ co giãn không cao hoặc không co giãn.

Kaki cotton

Chất vải gto là gì

Vải kaki cotton

Kaki cotton là chất liệu dẫn đầu về chất lượng  với thành phần từ sợi bông tự nhiên. Vải thường có độ dày vừa phải, mỏng hơn so với kaki thun nên mang lại cảm giác thông thoáng, dễ chịu hơn cho người mặc. Chất liệu phát huy tốt công dụng khi may váy, quần cho phái đẹp, tôn dáng người mặc.

Kaki polyester

Khác với kaki cotton, chất liệu này được dệt từ các sợi tổng hợp với thành phần đặc trưng là Etilen (C2H4). Chính bởi vậy khả năng thấm hút mồ hôi vải khá kém, không co giãn khi mặc hay giặt nên thường ít được ứng dụng vào thời trang may mặc, thay vào đó chúng lại là lựa chọn hoàn hảo để may tạp dề, mũ nón hay balo,...

Nếu muốn phân biệt kaki polyester và kaki cotton, bạn có thể sử dụng nhiệt độ cao, đốt cháy vải len. Nếu thấy vải cháy nhanh, ngọn lửa vàng, tàn vải hóa thành tro thì đó là kaki cotton. Nếu vải không bén lửa, có mùi khét nhẹ của nhựa cháy thì đây là kaki polyester.

Chất vải gto là gì

Phân biệt kaki cotton và kaki polyester bằng nhiệt độ cao

Ngoài ra bạn cũng có thể phân biệt hai chất liệu này bằng cách sờ và cảm nhận hai mặt vải ma sát nhau. Nếu tạo ra tiếng sột soạt thì thành phần vải có nhiều polyester, còn khi tiếp xúc hai mặt vải lại thấy mềm tay, đó là kaki cotton.

Kaki lụa

Đặc trưng của lụa là mềm mại, mỏng, nhẹ nên kaki lụa còn có tên gọi khác là kaki mềm. Chất liệu này có sự kết hợp sợi tơ tằm trong thành phần nên thoáng mát, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc. Loại kaki Hàn Quốc này thường được người tiêu dùng yêu thích và đánh giá cao, ứng dụng phổ biến để may váy và vest,...

Kaki thô

Chất vải gto là gì

Vải kaki thô

Được làm từ chất liệu thô nên vải kaki thô thường có phần cứng cáp, “thô sơ” hơn so với các loại vải kaki khác. Bề mặt vải thể hiện rõ những sợi vải đan chéo nhau, vải khá chắc, dày dặn, ít nhăn nên thường được sử dụng để sản xuất quần,..

Kaki Pangrim

Kaki pangrim có xuất xứ từ Hàn Quốc, được sản xuất dựa trên việc kết hợp các thành phần vải từ sợi bông tự nhiên với các loại sợi tổng hợp như nylon, polynosic, rayon,... Chất liệu này không nhăn, không nhàu, chống bám bụi và thấm hút mồ hôi tốt nên thường được chọn để may đồ bảo hộ, đồng phục công nhân.

Kaki dù

Đặc tính nổi bật của kaki dù là chống thấm nước cao, thoáng khí nên thường được may áo khoác mùa đông. Vải được kết hợp từ các sợi nhân tạo và sợi polyester, sợi cotton,...

Chất vải gto là gì

Kaki dù thường được sử dụng để may áo khoác mùa đông nhờ chống thấm nước tốt

Kaki bố

Vải bố hay vải canvas thường có độ dày dặn và độ bền cao. Khi kết hợp với các loại sợi khác và dệt thành vải kaki mang đến chất liệu chắc, thô, bển bỉ.

Kaki gân

Kaki gân được dệt với kiểu máy 2 dàn, độ co giãn tốt nên chúng thường được sử dụng để may áo ôm, phần viền bo cổ, bo tay áo khoác hay áo polo,...

Kaki trơn

Kaki trơn thường sở hữu bề mặt trơn mát và chỉ có một màu sắc, có nét tương đồng với vải cotton nhung. Nhờ màu sắc đa dạng mà kaki trơn được ứng dụng nhiều trong các mẫu thiết kế thời trang.

Ưu và nhược điểm của chất liệu kaki

Bất cứ chất liệu nào cũng sở hữu những đặc tính khác nhau, vải kaki cũng không ngoại lệ. Hãy cùng tìm hiểu chất liệu có những ưu - nhược điểm gì nhé.

Ưu điểm vải kaki

  • Thoáng mát

Hầu hết vải kaki được dệt từ sợi cotton nên mang đến sự thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Ưu điểm của sợi cotton là thấm hút mồ hôi tốt nên chúng cũng là một điểm cộng của kaki. Bên cạnh đó, các trang phục kaki thường không gây bó sát nên không gây khó chịu cho người mặc.

  • Ít nhăn

Bề mặt vải kaki khá dày, cứng cáp nên độ bền của chất liệu này được đánh giá cao. Sử dụng vải cũng không xuất hiện tình trạng nhăn, nhàu gây mất thẩm mỹ.

Chất vải gto là gì

Trang phục từ vải kaki thường ít nhăn và đứng dáng

  • Không xù lông

Với cấu trúc chặt chẽ, các phần tử liên kết rất bền chặt nên sử dụng vải kaki hoàn toàn không xảy ra tình trạng xù lông như một số chất liệu khác.

  • Thân thiện với môi trường

Kaki có thể tự phân hủy sinh học khi không sử dụng nên là chất liệu thân thiện với môi trường.

  • Dễ nhuộm màu

Chất vải gto là gì

Vải kaki nổi bật nhờ khả năng dễ nhuộm màu và lên màu sắc nét

Chính bởi đặc tính này, vải kaki sở hữu màu sắc đa dạng, đặc sắc nên các nhà thiết kế có thể thỏa thích sáng tạo nhiều thiết kế khác nhau. Đó cũng là lý do vì sao kaki được ứng dụng phổ biến trong sản xuất quần áo may mặc từ bình dân đến cao cấp.

Nhược điểm của vải kaki

  • Hạn chế trong thiết kế

Mặc dù màu sắc đa dạng nhưng vải kaki thường khá cứng, dày và thô nên chỉ phù hợp để sản xuất một số trang phục nhất định, chủ yếu là quần. Nếu có, kaki được may một số thiết kế ao đơn giản, không có quá nhiều chi tiết trong quá trình may.

  • Giá thành cao

Các chất liệu kaki sử dụng phần lớn sợi cotton trong thành phần thường có giá thành cao. Do đó, để kaki được ứng dụng rộng rãi hơn, nhà sản xuất thường kết hợp thêm nhiều sợi vải khác để hạ giá thành sản phẩm và thêm nhiều đặc tính từ sợi vải khác.

Ứng dụng vải kaki trong may mặc

Với những tính năng vượt trội, vải kaki được sử dụng phổ biến để may trang phục may mặc như:

May quần nam

Kaki dày, cứng nên ứng dụng phổ biến nhất của chất liệu này là may quần vì giúp quần lên dáng chuẩn, tôn vinh vóc dáng người mặc. Hiện nay, quần kaki chủ yếu được may cho nam giới. Bên cạnh các chất liệu vải kaki phổ biến thì quần kaki vải dù cũng là lựa chọn nhiều người quan tâm bởi tính thoáng khí, ít bám bụi, không xù lông và không tĩnh điện trong quá trình sử dụng.

Chất vải gto là gì

Kaki thường được sử dụng để may quần nam

May áo khoác

Thời trang từ vải kaki luôn chiếm cảm tình từ giới trẻ bởi vẻ đẹp cá tính và mới mẻ, đa dạng màu sắc và mẫu mã của chất liệu. Những chiếc áo khoác vải kaki có bề ngoài chắc chắn, cứng cấp, độ bền cao và khả năng sưởi ấm tuyệt vời bởi lớp vải dày. 

Đối với những chiếc áo khoác kaki dù còn được yêu thích bởi khả năng chống nước tuyệt vời. Tuy nhiên những loại vải này thường được dệt dày hơn nên khi mặc cảm giác nóng và bí hơn. Ngoài ra co giãn kém cũng là điểm yếu của những chiếc áo khoác kaki.

Chất vải gto là gì

Áo khoác kaki là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ bởi vẻ đẹp thời thượng

May đầm

Vải kaki cũng được sử dụng để may đầm, chủ yếu là đầm công sở bởi vải thường có độ dày vừa phải, lên form dáng tốt do có độ cứng nhất định. Với những sản phẩm cao cấp như kaki lụa mang đến cảm giác sang trọng cho người mặc.

May vest

Hiện nay các loại vest công sở thường sử dụng chủ yếu là chất liệu kaki, phổ biến là kaki thun hoặc kaki 88/17 (88% là cotton và 17& polyester). Bên cạnh những đặc điểm nổi bật của kaki như cứng cáp, độ bền cao thì chất liệu còn thấm hút tốt, tuy nhiên nhược điểm là giá thành tương đối cao so với chất liệu khác.

May đồng phục

So với vải cotton, kaki ít được sử dụng để may đồng phục hơn. Loại vải này chủ yếu được sử dụng để may quần đồng phục như đồng phục học sinh, hoặc một số đồ bảo hộ tại xưởng sản xuất.

Chất vải gto là gì

Đồ bảo hộ sử dụng vải kaki

Cách bảo quản vải kaki

Vải kaki sẽ bền đẹp và sử dụng lâu dài nếu bạn nắm được các cách bảo quản dưới đây:

  • Hạn chế giặt vải kaki bằng máy vì tốc độ quay từ máy giặt có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vải
  • Chỉ nên sử dụng bột giặt, nước xả có tính chất tẩy rửa nhẹ, ít bọt để tránh vải bị ố màu, mất thẩm mỹ
  • Nên phơi vải ở nơi thoáng mát, ánh sáng nhẹ, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời
  • Bảo quản vải ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và mối mọt.

Những thông tin hữu ích trên đây hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về chất liệu vải kaki. Ngày nay không khó để tìm kiếm trang phục sử dụng vải kaki. Tùy mong muốn và mục đích sử dụng, bạn hãy lựa chọn chất liệu thích hợp nhất để tối ưu công năng của vải kaki nhé.