Cảnh khổ qua mẹ nấu chê đắng bước ra đời ngậm đắng nuốt cay

Những bài ca dao - tục ngữ về "khổ qua":

  • Bầu nắng, mướp đắng mưa, dưa đại hạn

    Bầu nắng, mướp đắng mưa, dưa đại hạn

  • Hai trái ổ qua đặt trên bàn hạnh

    Hai trái ổ qua đặt trên bàn hạnh
    Em nghiêng ve ngọc, anh chuốc chén rượu đào
    Để người quân tử chí cao
    Đủ mùi tanh ngọt, thiếp mới trao ân tình

  • Tình cờ ta gặp nhau đây

    Tình cờ ta gặp nhau đây
    Quả cau ta bổ, chia tay mời chào
    Ðôi ta kết nghĩa tương giao
    Nào là quả mận, quả đào đong đưa
    Bùi ngùi quả ấu, quả dừa
    Xanh xanh quả mướp, quả dưa, quả bầu
    Hạt tiêu cay đắng dãi dầu
    Ớt kia cay đắng ra màu xót xa
    Mặt kia mà tưới nước hoa
    Ai đem mướp đắng mà hòa mạt cưa
    Thủy chung cho bác mẹ ưa
    Ðừng như đu đủ nắng mưa dãi dầu
    Yêu nhau đá bắc nên cầu
    Bồ quân lúc chín ra màu tốt tươi
    Hẹn chàng cho đủ mười mươi
    Thì chàng kết tóc ở đời với em

  • Chừng nào ớt ngọt như đường

    Chừng nào ớt ngọt như đường
    Khổ qua hết đắng, đạo cang thường hết thương

    Dị bản

    • Cải bẹ xanh nấu với thịt sườn
      Nhu thắng cương, nhược lại thắng cường
      Làm sao cho ớt ngọt như đường
      Khổ qua hết đắng, dạ cang thường hết thương

  • Khổ qua mắc nắng khổ qua đèo

    Khổ qua mắc nắng khổ qua đèo
    Cái mặt như chim mèo, hò hát với ai?

  • Chừng nào cây kia không lá

    Chừng nào cây kia không lá,
    Chừng nào cá nọ không xương,
    Chừng nào ớt ngọt như đường,
    Khổ qua kia hết đắng, đạo cang thường mới hết thương.

  • Đắng khổ qua, chua là chanh giấy

    Đắng khổ qua, chua là chanh giấy
    Dầu ngọt cho mấy cũng tiếng cam sành
    Giặc Lang Sa đánh tới châu thành
    Dù ai ngăn qua đón lại, dạ cũng không đành bỏ em

    Dị bản

    • Đắng khổ qua, chua là chanh giấy
      Dầu ngọt cho mấy cũng tiếng cam sành
      Thương em, anh đừng dỗ đừng dành
      Cậy mai dong tới nói, cha mẹ đành, em sẽ ưng.

  • Vè nói láo

    Tiếng đồn quả thiệt chẳng sai
    Có người nói láo không ai dám bì
    Lội ngang qua biển một khi
    Thấy tàu đương chạy tôi ghì ngừng như không
    Lên rừng tôi vác đá hàn sông
    Gặp cọp tôi bồng về để nuôi chơi
    Nhà tôi có trồng một bụi cải trời
    Lá bằng cái sịa kinh thời tôi quá kinh
    Dưa gang của tôi cái hột bằng cái chình
    Sức tôi một mình ăn hết nồi ba
    Tôi trồng chơi có một dây khổ qua
    Nó ra một trái tôi xách mà năm ky

  • Dê xồm ăn lá khổ qua

    Dê xồm ăn lá khổ qua
    Ăn nhầm lá đậu chết cha dê xồm

  • Đói lòng ăn trái khổ qua

    Đói lòng ăn trái khổ qua,
    Nuốt vô sợ đắng, nhả ra bạn cười

  • Khổ qua xanh khổ qua trắng

    Khổ qua xanh khổ qua trắng
    Khổ qua mắc nắng khổ qua đèo
    Anh có thương em thì mần giấy giao kèo
    Dù sanh, dù tử, dù nghèo em cũng theo

    Dị bản

    • Khổ qua xanh khổ qua trắng
      Khổ qua mắc nắng khổ qua đèo
      Thương nhau chi tính giàu nghèo
      Gặt xong mùa lúa cau trầu đến em.

    • Khổ qua xanh khổ qua trắng
      Khổ qua mắc nắng khổ qua đèo
      Anh thương em mấy núi cũng trèo
      Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua

    • Trời mưa khổ qua đắng
      Trời nắng khổ qua đèo
      Anh thương em thì làm giấy giao kèo
      Lăn tay điểm chỉ em mới thiệt con mèo của anh

  1. BầuLoại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Cảnh khổ qua mẹ nấu chê đắng bước ra đời ngậm đắng nuốt cay

    Giàn bầu nậm

  2. Mướp đắngMiền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.

    Cảnh khổ qua mẹ nấu chê đắng bước ra đời ngậm đắng nuốt cay

    Mướp đắng

  3. Bầu nắng, mướp đắng mưa, dưa đại hạnCác kiểu thời tiết hợp với sự phát triển của từng loại quả.

  4. HạnhTrong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.

  5. VeCái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.

  6. Quân tửHình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.

  7. Tương giaoGiao thiệp, kết thân với nhau (từ cổ).

  8. Củ ấuMột loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.

    Cảnh khổ qua mẹ nấu chê đắng bước ra đời ngậm đắng nuốt cay

    Củ ấu

  9. Mạt cưaVụn gỗ do cưa xẻ làm rơi ra.

    Cảnh khổ qua mẹ nấu chê đắng bước ra đời ngậm đắng nuốt cay

    Mạt cưa

  10. Bồ quânCũng có nơi gọi là bù quân, mồng quân hoặc hồng quân, một loại cây bụi mọc hoang ở các vùng đồi núi, cho quả có hình dạng giống như quả nho, khi còn xanh thì có màu đỏ tươi, khi chín thì chuyển sang màu đỏ sẫm (tím), ăn có vị chua ngọt. Do màu sắc của quả bồ quân mà trong dân gian có cách nói "má bồ quân," "da bồ quân..."

    Cảnh khổ qua mẹ nấu chê đắng bước ra đời ngậm đắng nuốt cay

    Quả bồ quân

  11. Cương thườngCũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  12. Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh.

  13. ĐèoNhỏ, èo uột (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Cảnh khổ qua mẹ nấu chê đắng bước ra đời ngậm đắng nuốt cay

    Khổ qua đèo

  14. Cú mèoMột loài cú có mắt giống mắt mèo nên có tên vậy. Loài này cũng có tên là cú lợn vì có tiếng kêu giống tiếng lợn. Theo tín ngưỡng dân gian, cú mèo mang lại điềm xui xẻo.

    Cảnh khổ qua mẹ nấu chê đắng bước ra đời ngậm đắng nuốt cay

    Cú mèo

  15. Chanh giấyLoại chanh có vỏ mỏng, nhiều nước.

    Cảnh khổ qua mẹ nấu chê đắng bước ra đời ngậm đắng nuốt cay

    Chanh giấy

  16. Cam sànhMột loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.

    Cảnh khổ qua mẹ nấu chê đắng bước ra đời ngậm đắng nuốt cay

    Quả cam sành

  17. Lang SaPha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".

  18. Châu thànhPhố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc. Các tỉnh Nam Bộ ngày xưa đều có quận, huyện châu thành.

  19. Làm maiCòn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.

  20. SịaĐồ đan bằng tre, nứa, lòng nông, mắt thưa, nhỏ hơn cái nia, dùng để phơi hoặc sấy.

  21. Dưa gangMột loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.

    Cảnh khổ qua mẹ nấu chê đắng bước ra đời ngậm đắng nuốt cay

    Dưa gang

  22. ChìnhCái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).

  23. Nồi bảy, nồi baCách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.

  24. KiMột loại giỏ đan bằng nan tre (tương tự như cần xé) thường gặp ở Trung và Nam Bộ, dùng để đựng trái cây, nông sản.

  25. Có bản chép: Lăn tay điểm chỉ mới thiệt con mèo của em.

  26. Điểm chỉIn dấu các lóng ngón tay trỏ vào giấy. Ngày xưa những người không biết chữ, không thể ký tên, phải điểm chỉ vào giấy tờ.

    Năm phút, mười phút, nửa giờ... Ông giáo ngẩng lên ngó mặt chị Dậu :
    - Chị kia, sang đây tôi đọc cho nghe, rồi điểm chỉ vào!
    (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

  27. MèoPhương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.