Sông đá bạc có tên gọi khác là gì năm 2024

Đấu tranh chống giặc ngoại xâm là nét đặc trưng nổi bật của lịch sử dân tộc Việt Nam. Hầu như ở bất cứ thế kỷ nào, thời đại nào nhân dân ta cũng đều phải chống giặc ngoại xâm. Những chiến công hiển hách của cha ông được ghi dấu đậm nét trong những chiến thắng gắn liền với các địa danh lịch sử. Trong đó, không thể không nhắc đến dòng sông Bạch Đằng - nơi đã ba lần chôn vùi giấc mộng bành trướng của giặc xâm lăng phương Bắc.

Sông đá bạc có tên gọi khác là gì năm 2024

Ảnh nguồn internet

Hướng tới kỉ niệm 1080 năm chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938 - 2018) và 730 năm chiến thắng Bạch Đằng dưới thời nhà Trần (1288 - 2018), chúng ta lại một lần nữa nhìn lại dòng hùng giang này. Có rất nhiều tài liệu ghi chép và phân tích về diễn biến các trận đánh trên sông Bạch Đằng nhưng chúng ta ít khi để ý đến tại sao sông Bạch Đằng lại được các danh tướng thời xưa thường lựa chọn để tổ chức những trận đánh lớn tiêu diệt hoàn toàn quân thù.

Sông Bạch Đằng còn gọi là Bạch Đằng giang, hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long và cửa Lục 40 km. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi từng mô tả: “Sông Vân Cừ (tức sông Bạch Đằng) rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”. Tên Vân Cừ được giải thích là bởi khi nước triều lên có gió Bắc thổi, hoặc nước triều xuống có gió Nam thổi, dòng sông cuộn lên những con sóng lớn bạc đầu như mây trắng (Vân Cừ). Ngoài ra, sông Bạch Đằng còn có tên gọi khác là sông Rừng, ngày nay vẫn còn tên bến Rừng, phà Rừng trên đường sang Hải Phòng. Người Quảng Yên trước đây từng lưu truyền câu “Con ơi, nhớ lấy lời cha/ Gió nồm, nước rặc chớ qua sông Rừng” để nói lên sự hiểm yếu của sông là vậy.

Từ cửa Nam Triệu vào sông Bạch Đằng, tàu thuyền có thể ngược sông tiến lên thành Thăng Long. Vì vậy, sông Bạch Đằng không chỉ là cửa ngõ Đông Bắc, mà còn là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nước ta. Sông Bạch Đằng chảy qua một vùng núi non hiểm trở, có năm nhánh sông phụ đổ vào và ba nhánh sông phụ đưa nước ra biển. Hạ lưu sông thấp, chịu ảnh hưởng của nước triều khá mạnh. Triều lên từ nửa đêm về sáng, cửa sông rộng mênh mông, nước trải rộng ra hai bên bờ (ở vùng Tràng Kênh (Thủy Nguyên) lên tới hơn 1200 km). Khi triều rút, nước chảy nhanh. Mực nước lúc thủy triều lên, xuống chênh nhau trên 3 mét. Ở lòng sông Bạch Đằng, từ bên hữu ngạn (thuộc huyện Thủy Nguyên) có một dải đá ngầm chạy qua vào giữa sông Chanh và sông Rút, nhân dân địa phương gọi là Gềnh Cốc. Gềnh Cốc có năm cồn đá chắn ngang ba phần tư sông Bạch Đằng, nó giống như là chiến lũy nhầm làm chỗ dựa cho thuyền ta lao nhanh ra ngang sông chặn địch.

Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng thượng lưu sông Bạch Đằng là sông núi tiếp liền, tạo thành những áng núi và rạch sông kín đáo, rất thuận tiện cho quân thủy cũng như chiến thuyền của ta trú ẩn hay lao ra dễ dàng. Với vị trí chiến lược quan trọng và địa hình hiểm yếu, sông Bạch Đằng đã gắn liền với nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống xâm lược phương Bắc và mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc. Đúng như lời nhận xét của nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII: “trận Bạch Đằng là vũ công cao cả vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.

Trong tình hình nước ta hiện nay, việc tìm hiểu về các trận thủy chiến lớn cũng như những kinh nghiệm tổ chức trận đánh của cha ông có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ góp phần bồi đắp thêm lòng yêu nước, sự tự hào dân tộc mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Sông Bạch Đằng có nguồn chính chảy từ sông Lục Đầu, có các chi mạch từ Đông Triều về gặp sông Giá và sông Đá Bạc, chảy xuống dưới rồi đổ ra biển bằng hai cửa: Dòng chính dài khoảng 20km, đổ ra cửa Nam Triệu, xưa gọi là cửa Bạch Đằng. Hai chi lưu là sông Chanh dài khoảng 18km, đổ ra ở cửa Lạch Huyện và chi lưu sông Rút (còn gọi là sông Nam) dài khoảng 16km, hợp với dòng chính đổ ra cửa Nam Triệu.

Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi từng mô tả: “Sông Vân Cừ (tức sông Bạch Đằng) rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”. Tên Vân Cừ được giải thích là bởi khi nước triều lên có gió bắc thổi, hoặc nước triều xuống có gió nam thổi, dòng sông cuộn lên những con sóng lớn bạc đầu như mây trắng (Vân Cừ). Ngoài ra, sông Bạch Đằng còn có tên gọi khác là sông Rừng, ngày nay vẫn còn tên bến Rừng, phà Rừng trên đường sang Hải Phòng. Người Quảng Yên trước đây từng lưu truyền câu “Con ơi, nhớ lấy lời cha/ Gió nồm, nước rặc chớ qua sông Rừng” để nói lên sự hiểm yếu của sông là vậy.

Sông đá bạc có tên gọi khác là gì năm 2024
Theo GS Đào Duy Anh, con sông Chanh ngày nay chính là sông Bạch Đằng xưa.

Về lịch sử dòng sông, trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời (NXB Thuận Hoá, 1997), tác giả, nhà sử học Đào Duy Anh, đã phân tích, chứng minh và đưa ra nhận định rằng, do hậu quả của những thay đổi của sông Hồng phía trên sông Lục Đầu diễn ra âm thầm hàng trăm năm, thế nước của sông Giá và sông Bạch Đằng đã suy yếu thì thế nước của sông Đá Bạc, tuy cũng yếu đi nhưng nhờ có nhiều suối ở các núi huyện Yên Hưng (TX Quảng Yên ngày nay) đổ vào nên lại tương đối mạnh hơn dòng sông Giá. Nước sông Đá Bạc mạnh hơn đã xô nước sông Giá khi vào ngã tư xuống thẳng phía nam và làm cho dòng sông ra cửa Nam Triệu to lên nhiều mà được người ta nhận lầm là dong chính của sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng cũ theo dòng sông Chanh đã nhỏ dần đi như sông Giá, một phần lòng sông đã thành bãi sú, chỉ còn dải nước nhỏ ở giữa. Dòng Bạch Đằng cũ trở thành lòng sông nước lớn của sông Chanh. Chỗ đào được cọc lim (tức bãi cọc Yên Giang) chính là nằm trong lòng sông Bạch Đằng xưa. Thế là sông Bạch Đằng, chỉ khúc sông từ ngã tư trở đi đã thay đổi mà tên sông đã được chuyển âm thầm sang cho một khúc sông khác và tên cửa Bạch Đằng đã được đồng nhất với tên cửa Nam Triệu có từ trước - nhà sử học Đào Duy Anh kết luận.

Với ba lần là chiến trường, chứng kiến những thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt chống giặc phương Bắc vào các năm 938 - Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, năm 981 - Lê Hoàn đánh thắng quân Tống và đặc biệt là năm 1288 - Trần Hưng Đạo lại áp dụng chiêu thức “đóng cọc nhọn” đánh thắng oanh liệt quân Nguyên Mông, sông Bạch Đằng có lẽ là con sông oai hùng được sử sách ghi chép, thi phú ngợi ca nhiều nhất Việt Nam. Nhiều tác phẩm thi ca, tiêu biểu là phú Bạch Đằng Giang của Trương Hán Siêu thời Trần được ví như một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học yêu nước Việt Nam, một áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ.

Năm 1835, vua Minh Mạng cho đúc Cửu đỉnh bằng đồng đặt ở Thế Miếu trong kinh thành Huế. Nhà vua đã cho chạm 9 dòng sông tiêu biểu của Việt Nam lên Cửu đỉnh (gồm các sông: Bến Nghé, sông Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lô, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sông Lam, sông Hồng), trong đó sông Bạch Đằng được chạm lên Nghị đỉnh. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), sông Bạch Đằng lại được triều đình nhà Nguyễn liệt vào hàng sông lớn, được chép trong điển thờ, hàng năm sai quan sắm lễ vật đến tế thần sông, coi Bạch Đằng như dòng sông thần giữ nước của dân tộc.