Lỗi bố cục ảnh chụp người cùng gốc cây năm 2024

Một bức ảnh đẹp điều quan trọng là bố cục cũng phải tốt. Khi nói đến bố cục ảnh thì trước hết bạn phải nắm rõ những nguyên tắc cơ bản để có thể lên ý tưởng trước khi bấm máy. Như vậy sẽ không dễ dàng bị mắc lỗi nếu như muốn sáng tạo hoặc ‘phá vỡ’ những quy tắc đó. Video 6 phút dưới của Evan Ranft sẽ nói cụ thể 4 lỗi chung mà các nhiếp ảnh gia mới chơi thường mắc phải và kèm theo cách khắc phục.

Ranft đã đưa ra những hình ảnh ví dụ trước và sau khi được chỉnh sửa kèm theo cách khắc phục sẽ giúp bạn nhìn rõ các lỗi chụp mà nhiều khi không để ý tới.

  1. Tồn tại hai chủ thể trong một bức ảnh

    Lỗi bố cục ảnh chụp người cùng gốc cây năm 2024

    Ví dụ đầu tiên mà Ranft đề cập đến là bố cục ảnh với hai đối tượng tách rời trong một bức ảnh với trọng số như nhau. Điều này phân tán sự chú ý của người xem tạo ra xung đột trong hình. Hãy chọn một chủ thể chính đặt ở phía trước và cho dòng suối ở vị trí xa hơn để tạo thêm độ sâu trường ảnh.

    Lỗi bố cục ảnh chụp người cùng gốc cây năm 2024

    1. Hướng nhìn

      Lỗi bố cục ảnh chụp người cùng gốc cây năm 2024

      Ở ví dụ trên, ta thấy người mẫu đang có hướng nhìn ra khỏi khung cảnh. Điều này tạo ra sự căng thẳng và phân tách tập trung, hướng mắt người xem ra ngoài. Ảnh dưới là cách khắc phục của Evan Ranft:

      Lỗi bố cục ảnh chụp người cùng gốc cây năm 2024

      1. Nhiều cột thẳng xuất hiện phía trên đầu người mẫu ở phía nền

        Lỗi bố cục ảnh chụp người cùng gốc cây năm 2024
        Ở hình trên đề cập đến các yếu tố ở phía nền có nhiều chi tiết thẳng cắt qua đối tượng.

        Bằng cách tìm ra background rộng hơn, Ranft có thể “đóng khung” cho chủ thể trong ảnh tạo cảm giác chuyển động và có chiều sâu từ hai bên thành cầu có kết cấu cột dọc chạy thẳng tắp. Đây là cách sử dụng các nét thẳng hướng về một điểm để thu hút người xem, nổi bật tâm là mẫu ảnh.

        Lỗi bố cục ảnh chụp người cùng gốc cây năm 2024

        1. Đừng ngại sáng tạo & tìm tòi

          Lỗi bố cục ảnh chụp người cùng gốc cây năm 2024
          Đây là một ảnh minh họa về việc chụp nhanh mà không có nhiều suy nghĩ về bố cục.

          Để cải thiện, theo nhiếp ảnh gia Evan thì ta cũng không phải mất nhiều công sức. Đơn giản là bạn chỉ cần tìm một góc độ đẹp (trong trường hợp này nên khai thác vẻ đáng yêu của chú cún như tập trung vào mặt để tôn lên sự ngây ngô) sẽ giúp cải thiện đáng kể hình ảnh. Lời khuyên của Ranft là chúng ta nên kiên nhẫn và tiếp tục tìm kiếm, bạn sẽ có nhiều bố cục, khung nền thu hút hơn. Chỉ cần thay đổi góc chụp một chút thôi!

          Nhiếp ảnh cũng như đa số những bộ môn nghệ thuật thị giác ( visual arts) khác đều có "căn bản" và "nâng cao". "Nâng cao" không phải là những kĩ thuật khác hẵn hoàn toàn và khó hơn "căn bản" mà " nâng cao" chỉ là dựa trên "căn bản" để phát triễn thêm tạo hiệu quả cao hơn, đa dạng hơn , hoặc đơn giản chỉ để thỏa mãn sự tìm tòi và sáng tạo của "nghệ sĩ"

          Đã là căn bản thì thường có " sách giáo khoa". "Sách giáo khoa" chỉ dạy "căn bản" vì trong nghệ thuật thì sự cảm nhận và sáng tạo của chính người nghệ sĩ mới là phần "nâng cao" . Tất cả các trường đại học ở Mỹ đào tạo về nhiếp ảnh cũng đều có "sách giáo khoa" nhiếp ảnh . Nhưng không phải trường nào sách giáo khoa cũng giông nhau. Nó tùy thuộc vào phong cách và quan điểm đào tạo của trường , của "trưởng khoa" , hoặc của "giáo viên phụ trách" . Không có gì lạ khi bạn thấy 2 lớp nhiếp ảnh căn bản của cùng 1 trường đại học tại Mỹ sử dụng hai cuốn sách khác nhau.

          Trong bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn phần " Bố cục nhiếp ảnh" (Composition) được dùng và thống nhất trong các sách giáo khoa chính thống của các trường đại hoc có tiếng của Mỹ . Dù sách và tác giả có khác nhưng phần căn bản về bố cục này theo tôi thấy thì các sách của các trường nổi tiếng và không nổi tiếng đều giống nhau. Tôi chưa thấy có sách viết khác.

          Ngày nay nếu bạn chỉ cần Google chữ " Composition in Photography" hoặc "Bố cục nhiếp ảnh" thì bạn sẽ bị choáng ngợp bởi vô vàng kết quả khác nhau. Nào là Perpective, Golden line , Focus ,balance, rồi nào là điểm nhấn chính diểm nhấn phụ , rồi nào là màu sắc .v.v.v loạn cào cào cả lên . Đơn giản là vì nhiều người được đào tạo qua "hội họa" " mỹ thuật ứng dụng", dùng bố cục của hội họa để chỉ định nó là bố cục của nhiếp ảnh . Điều này đúng nhưng rất thừa và làm rối thêm cho những ai tiếp xúc với nhiếp ảnh trước mà chưa tiếp xúc qua hội họa hay mỹ thuật dụng. Chính vì điều đó mà các sách giáo khoa nhiếp ảnh của các trường đại học Mỹ từ lâu đã tổng hợp và chắt chiu lại 5 quy luật cơ bản cho bố cục nhiếp ảnh . Đúng năm luật và chỉ 5 luật mà thôi

          Composition

          1. The Rule of Thirds

          2. Lines

          3. Framing

          4. Balance: Symmetrical - Asymmetrical

          5. Simplicity

          Tôi cam đoan với các bạn, bất cứ tấm ảnh nào thuộc phạm vi "photography" mà các bạn cảm thấy là đẹp hoặc xem được . thì bố cục của nó cũng đều nằm trong 1 trong 5 quy tắc bố cục ở trên. Có thể ảnh chỉ có 1 quy tắc thuộc ở trên , nhưng cũng có thể ảnh có cả 5 quy tắc ở trên.

          Người chụp có thể không biết hết các quy tắc quy luật bố cục nhưng với khiếu thẩm mỹ của mình thì hình anh ta vẫn sẽ có ít nhất 1 trong 5 luật trên mà chính ta cũng không biết. Chính vì thế tôi cảm thấy buồn cười khi có người nào đó nói câu : "học luật để phá luật" , "Luật do con người tạo ra để phá" hay " Learn the rules before you break it". Trong nhiếp ảnh chẳng có gì là phá luật cả. Nếu bạn đã phá tất cả 5 quy luật mà tôi đưa ở trên thì bạn đã sản xuất ra một tác phẩm nghệ thuật khác nhưng đó không phải là nhiếp ảnh phổ thông nữa. ( Ví dụ như bạn chụp 1 tấm ảnh trắng nhách như một tờ A4 và có 1 con kiến đen nhỏ xíu nằm sát trong góc tờ giấy ( tấm ảnh) rồi bạn đóng khung đi triễn lãm . Cái đó tôi không gọi là nhiếp ảnh phổ thông ) Còn nếu như bạn cho rằng " Luật " ( Rules) cũng chỉ là quan điểm của từng người và do con người tạo ra thì có nghĩa là " không có luật" . Đã không có luật thì cứ chụp theo cảm tính theo khả năng cảm nhận thẩm mỹ của mình , đừng bào giờ nhắc đến luật hay bàn luật về luật nữa i" .

          Còn tôi , tôi học luật bố cục là để phân tích vì sao tấm hình xấu (hay chưa đẹp ) chứ không phải học luật bố cục để chụp tấm hình đẹp.

          Trong post tiếp theo tôi sẽ bàn về 5 luật mà tôi đưa ra để chứng minh Bất kì tấm ảnh có giá trị nào cũng đều có luật ( Rules of Composition) .


          QIDES

          23-04-2010, 06:20 PM

          Bài viết hay lắm bác ạh, em từng có lần bị 1 bác chỉnh cái vụ bố cục....chỉ vì cái hình em chụp nó ko nằm ở tỉ lệ 1/3, 2/3. Thật là đau khổ. 1/3 là tốt là đẹp nhưng không phải luôn là 1/3 mới có hình đẹp. Em hoàn toàn bị cuốn hút bởi bài viết của bác. T4S!


          thekids66

          23-04-2010, 07:05 PM

          Hoan hô Bow tái xuất giang hồ, nhớ lém :o)


          huyvd

          23-04-2010, 09:56 PM

          Hay quá, em đang ngồi chờ xem tiếp đây! mời bác tiếp ạ!


          longhorn

          23-04-2010, 11:05 PM

          Tiếp đi anh ơi, em ngồi chờ đây.


          quangcnc

          23-04-2010, 11:12 PM

          Thêm một fan chờ đợi bác Bow chỉ giáo.


          Như tôi đã nói ở Post trước rằng học luật bố cục chỉ để phân tích ảnh tại sao xấu và làm sao cho đẹp hơn chứ không phải để chụp. Vì khi đã biết hiểu thì nó sẽ trở thành bản năng khi chụp . Giống như Vô Tự Chân Kinh ( Kinh không chữ) trong Tây Du Kí vậy, đã hiểu rồi thì cần chữ để đọc làm gì...

          Tôi đưa ra 5 luật. Có thể 1 ảnh có nhiều luật cũng có thể chỉ có 1. Cùng 1 ảnh có người chỉ vào 1 điểm và bảo đây là luật A nhưng người khác bảo là luật B. Có nhiều trường hợp cả người cùng đúng........

          1. The Rule of Thirds

          Trong từ Rule of Thirds đó ta thấy chữ Rule chứ không phải chữ Rules thế nên theo tôi chỉ có 1 luật duy nhất là tưởng tượng hay vẽ các đường như sau :

          http://suki1art.files.wordpress.com/2008/02/frame4.jpg?w=364&h=245 image from suki1art.wordpress.com

          Tôi không đồng tình với những ai " vẽ cái hình minh họa Rule of Thirds như vầy : http://www.bwvision.com/wp-content/uploads/2009/09/rule-of-thirds-300x202.jpg và bảo rằng nào là phải đặt chủ thể lên 4 giao điểm thì hiệu quả thế nào, đặt lên các đường gạch ngang dọc thì hiệu quả thế nào .v.v.v. vì nằm trên giao diểm cũng chính là nằm trên đường kẻ rồi

          Theo tôi chỉ cần biết đến sự hiện hữu của các đường ngang dọc là đủ. mặc kệ chủ thể nó nằm đâu.

          Với tôi Rule of Thirds hình dung và dễ phát hiện nhất là đường chân trời trong ảnh Phong Cảnh:

          http://farm5.static.flickr.com/4027/4545476035_f064ebdebc.jpg image from Joel Tjintjelaar

          Trong Chân Dung:

          http://farm3.static.flickr.com/2086/1818178862_b02137aa91.jpg image frome rdli

          http://farm1.static.flickr.com/160/370985562_9f9d9cdea1.jpg

          Tôi không hề biết cái gì gọi là tỉ lệ vàng hay gì gì đó nhưng tôi thấy tên gọi hợp lý nhất bằng tiếng Việt cho Rule of Thirds mà tôi thường nghe là " Luật 1/3 ". Theo tôi Rule of Thirds chỉ là để ảnh bớt nhàm chán .

          2. Lines

          Lines là đường dẫn, có line dễ thấy như đường ray xe lữa , con đường , bờ biển. Có lines khó thấy hơn ví dụ như vờ vai, cánh tay , cổ áo .v.v.v Tất cả tôi đều gọi là Lines

          Có những tài liệu bảo rằng trong bố cục nhiếp ảnh còn có nào là Perspective ( Luật Gần Xa) nào là Fucus ( từ rõ rồi mờ gần ra xa trên cùng 1 vật hoặc trên nhiều vật thể có hình dáng giống hoặc gần giống nhau) Tôi gọi những cái đó là Lines hết

          Có người bảo lines là dường dẫn dẫn dắt ánh mắt người xem đến chủ thể, cũng đúng nhưng cũng có những lines dẫn ánh mắt người xem đến đâu đâu như vô cực chẳng hạn.

          Tôi rất thích phần định nghĩa Lines của anh Hafoto: "Line (Đường): Có 2 loại đường: đường tình ta đi và đương tan vỡ :gathering (Đùa tí nhé)....Dường thực (real lines) và đương ảo (implied lines). Đường thực có thể thấy được ví dụ như đường rầy xe lửa, hàng rào. Đương ảo là nhưng đương tương tượng (đương này khó thấy hơn, tùy theo sự sáng tạo của người chụp ảnh). mục đích chính của "line" là: 1. Phá đi tính cô đọng (static) của frame. Thường thì frame hình chử nhựt hay vuông, để phá đi 2 chiều dọc và ngang này thì cần phải tạo những "line": sinh động hơn để phá đi tính "thụ động" này. "

          Click vào ĐÂY (http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=2226) để xem những minh họa của anh Hafoto về lines

          Line thực:

          http://farm5.static.flickr.com/4066/4545616545_c51f3b23a7.jpg

          http://farm5.static.flickr.com/4053/4545682223_aee4a3eb2c.jpg

          Lines ảo:

          http://fashion.lilithezine.com/images/Fashion-eZine-Clipart-09.jpg

          Trong 2 ảnh minh họa về lines thực và lines ảo trên bạn dễ dàng nhận ra ngoài luật " Lines" nó còn có luật " Rule of Thirds" rất dễ dàng nhìn thấy

          @ anh Hà: Em viết bài này không phải là để tranh luận luật này đúng luật kia sai mà chỉ là để khẳng định "Bất kì tấm ảnh có giá trị nào cũng đều có bố cục " và " không có cái gì gọi là vô chiêu thắng hữu chiêu , hay phá luật gì hết"


          [Alo]

          25-04-2010, 07:43 PM

          Lót dép ngồi nghe... Tiếp đi bác ơi... mấy cái ảnh làm vd nhìn "phê" quá!


          ngocvy

          25-04-2010, 10:51 PM

          bài rất hay đề nghị mod sticky đề ACE dể theo dỏi . Thanks .


          cassidy

          26-04-2010, 02:39 PM

          Luôn hâm mộ các bài viết của bác Bow, em đọc thấy rất dễ hiểu, cảm ơn bác :)


          0907885234

          26-04-2010, 02:47 PM

          cái line ảo trong tấm hình trên em nhìn hoài không ra ! chắc hôm nào phải uống trà đàm đạo để thông mắt bổ óc mới đc :D


          cái line ảo trong tấm hình trên em nhìn hoài không ra ! chắc hôm nào phải uống trà đàm đạo để thông mắt bổ óc mới đc :D

          Đổi hình khác cho bác dễ nhìn. Theo em hầu như đa số các thế pose căn bản trong fashion photography đều cố ý tạo ra lines từ tay chân quần áo đầu tóc của mẫu


          Theo mình, đây là đường line ảo mà bạn bow đã đề cập. Để nhìn ra được nó, mình cần phải tưởng tượng thêm 1 tị chứ không thể trực diện có được.

          http://lh4.ggpht.com/_gL1hF_tWfDQ/S9Wd8hA8i7I/AAAAAAAABU4/Ds1T231ye0I/s800/Fashion-eZine-Clipart-09.jpg


          Phuoc_Nguyen2k8

          27-04-2010, 08:10 PM

          lâu quá mới được đọc bài của Bác Bow!!!Bài của Bác viết và minh họa dễ hiểu.T4S!!!


          htho1992

          01-05-2010, 01:26 AM

          hay quá bác =)) chờ bài tiếp của bác


          tungdk186

          01-05-2010, 02:11 AM

          Hay lắm rẩt bổ ích!! Cảm ơn bác nhiều


          unstable

          02-05-2010, 02:37 AM

          Bài rất hay và bổ ích cho những người mới chụp như em. Cảm ơn bác.


          unstable

          02-05-2010, 02:45 AM

          Cho em hỏi 1 câu stupid: Nếu như cái rule 1/3 là "luôn" đúng trong nhiều trường hợp thì tại sao các máy ảnh hiện tại lại có nhiều điểm focus đến vậy, ví dụ cái 30D của em có 9 điểm focus thì sẽ chỉ có 4 điểm là tuân theo đc rule 1/3, nếu vậy thì ham hố máy có nhiều điểm focus làm gì nhỉ?


          separus

          02-05-2010, 05:44 AM

          Cho em hỏi 1 câu stupid: Nếu như cái rule 1/3 là "luôn" đúng trong nhiều trường hợp thì tại sao các máy ảnh hiện tại lại có nhiều điểm focus đến vậy, ví dụ cái 30D của em có 9 điểm focus thì sẽ chỉ có 4 điểm là tuân theo đc rule 1/3, nếu vậy thì ham hố máy có nhiều điểm focus làm gì nhỉ?

          nếu bác chụp sports hay các vật thể chuyển động nhanh thì nhiều điểm focus sẽ có lợi để bắt chuyển động của chủ thể. mà không phải lúc nào rule of third cũng thích hợp cho bức ảnh đâu, còn có rất nhiều composition khác nữa


          Vicent_love

          05-05-2010, 10:07 AM

          tiếp đi bác Bow. hay quá


          daotiensinh

          05-05-2010, 05:19 PM

          Lại được đọc những chia sẻ kinh nghiệm của bác Bow :)


          huynhquang62

          05-05-2010, 08:30 PM

          Bài viết của bác hay quá rất có ý nghĩa . Mình xin thêm với bác một câu HÃY TẬP NHÌN TRƯỚC LÚC ĐƯA MÁY LÊN BẤM.


          ltdat

          11-05-2010, 10:58 AM

          Chưa thấy gì nổi bật, nhưng đồng ý chỗ " phá luật.....!", Luật dc tạo ra để tuân theo, chỉ "phá" để nhằm mục đích cao hơn, chứ không phải "theo" không được thì "phá" !!!


          khanhfat

          19-05-2010, 10:54 AM

          nếu nói về ảnh phá luật chút xíu thì bác xem blog này khá hay .. em đang học hỏi anh này http://www.table4weddings.com/blog/2010/05/11/dallas-engagement-photographer/ điển hình là ngay tấm đầu và tấm 2 của engagement session.


          buiducduong

          20-05-2010, 02:02 PM

          đang đợi các luật tiếp theo của bác Bow


          HoanXtq

          20-05-2010, 02:40 PM

          Cám ơn bác Bow, mong chờ loạt bài viết của bác :D


          siriusblack

          20-05-2010, 09:39 PM

          Rất thank you bác bow, thật là very dễ hiểu :)


          Linhcute

          31-05-2010, 08:01 AM

          Đúng là có học vẫn hơn, tiếp đi bác ơi..............


          thanh_vespa

          31-05-2010, 09:05 AM

          bác bow viết tiếp đi ạ


          lamsonvn

          01-06-2010, 10:15 AM

          @Bác Bow: Em ước mình có đầy đủ điều kiện để tiếp cận với kiến thức như bác, em trân trọng khi bác chia sẻ kiến thức với chúng em.

          Em đọc bài bác viết, có đoạn như sau: "Còn tôi , tôi học luật bố cục là để phân tích vì sao tấm hình xấu (hay chưa đẹp ) chứ không phải học luật bố cục để chụp tấm hình đẹp."

          Em đồng ý với vế trước: "tôi học luật bố cục là để phân tích vì sao tấm hình xấu (hay chưa đẹp )" nhưng hoàn toàn không đồng ý với vế sau: "không phải học luật bố cục để chụp tấm hình đẹp". Em xin hỏi bác: Nếu không nằm lòng các nguyên tắc bố cục (không gian, đường nét, màu sắc, tương phản ý nghĩa) và ứng dụng nó (ứng dụng đúng hay sai thì bàn sau) ngay tại hiện trường thì làm sao bác có thể có cái gọi là tác phẩm?

          Em cũng đồng ý 50% với khẳng định sau của bác: "Bất kì tấm ảnh có giá trị nào cũng đều có bố cục " và " không có cái gì gọi là vô chiêu thắng hữu chiêu , hay phá luật gì hết" . Em chỉ đồng ý với điều khẳng định đầu tiên của bác: "Bất kỳ tấm ảnh giá trị nào cũng đều có bố cục" nhưng bác giải thích ra sao với tấm ảnh này khi bác khẳng định không có cái gì gọi là phá luật hết?

          http://www.vapa.org.vn/vie/images/content/avatar.jpg

          Kiến thức em hạn hẹp, chỉ có vài thắc mắc, bác bỏ qua cái sự yếu kém của em mà cho em học hỏi thêm với ạ :25:


          @lamsonvn: Em không viết tiếp Topic này vì ngay post đầu tiên em đã đưa ra tên của năm luật bố cục nên mọi người có thể tự tìm hiểu bằng cách google , chứ em viết ra nữa cũng bằng thừa, chỉ dài dòng thôi. nếu người nào không đồng ý thì có thể post lên thắc mắc như trường hợp của bác.

          "Nếu không nằm lòng các nguyên tắc bố cục (không gian, đường nét, màu sắc, tương phản ý nghĩa) và ứng dụng nó (ứng dụng đúng hay sai thì bàn sau) ngay tại hiện trường thì làm sao bác có thể có cái gọi là tác phẩm?" Như em đã nói ở post trên có những người khi chụp họ chọn góc này góc nọ vì họ cảm thấy làm vậy nó sẽ đẹp hơn , họ không hề biết đó là bố cục gì, ví dụ như những đứa bé 5 tuổi vẽ ngôi nhà cái cây ở giữa tờ giấy, những khoảng trống của tờ giấy nó thêm thắt vào bụi cây con đường mặt trời , may chim chóc .v.v..vvì nó nghĩ như vậy bức tranh nó sẽ đẹp hơn chứ nó không hề biết đến chữ " bố cục bức tranh chặt chẽ hơn" Những đứa khá hơn thì vẽ con đường cong cong dẫn vào ngôi nhà nhỏ dần nhỏ dần , vì nó nghĩ sẽ đẹp và thật hơn 2 đường thắng, chứ nó không hề biết " line" hay perspective gì hết. Bà bán cá đi mua cái bình hoa , cái chén có hoa văn họ biết cái nào đẹp cái nào xấu chứ hỏi họ vì sao đẹp vì sao xấu thì làm sao họ trả lời dược nào là ...cái bình này người ta dùng tương phản , bình này phối màu trên nhau 1 bậc , dùng gam màu nóng màu lạnh .v.v.v.v Đó là cái khiếu thẩm mỹ của mỗi người. Chụp ảnh cần khiếu thẩm mỹ chứ không cần sự tính toán đo đạc chính xác.

          "nhưng bác giải thích ra sao với tấm ảnh này khi bác khẳng định không có cái gì gọi là phá luật hết?"

          Nếu chỉ xét về 1 yếu tố Balance ( cân bằng ) bác nghĩ sao nếu tấm bảng đen đó không có chữ nào ? hoặc chỉ có 1 vài chữ lờ mờ trên góc trái đủ để người ta biết đó là cái bảng, liệu tấm ảnh đó có còn giá trị không?


          lamsonvn

          01-06-2010, 08:21 PM

          Chụp ảnh cần khiếu thẩm mỹ chứ không cần sự tính toán đo đạc chính xác.

          Em khoái câu này của bác. Em cũng thắc mắc thêm 1 điều nữa: - Theo kiến thức hạn hẹp của em, trong nhiếp ảnh (nghệ thuật) có 2 luồng ý kiến tựu trung lại thành 2 trường phái: "Khoảng khắc" và "Sắp đặt". "Sắp đặt" thì quá rõ rồi, nó tuân thủ bố cục rất chặt chẽ. Vậy còn "Khoảng khắc"? Khi có những nhiếp ảnh gia chụp theo kiểu giơ lên là bấm (ví như kiểu chụp "lọ mọ" ấy), nó tuân hay bất tuân bố cục?

          Nếu chỉ xét về 1 yếu tố Balance ( cân bằng ) bác nghĩ sao nếu tấm bảng đen đó không có chữ nào ? hoặc chỉ có 1 vài chữ lờ mờ trên góc trái đủ để người ta biết đó là cái bảng, liệu tấm ảnh đó có còn giá trị không?

          Vậy theo bác, nó balance ở chỗ nào? Màu sắc, hình thể, ý nghĩa...?


          lamsonvn

          02-06-2010, 06:32 PM

          Bố cục, ánh sáng, màu sắc, khối,.... đều tựu trung lại là kéo sự tập trung của người xem vào nội dung của bức ảnh.

          Vì vậy khi 1 bức ảnh đã đạt được mục đích kéo mọi sự tập trung vào nội dung bức ảnh ở mức tốt nhất thì không cần phải quan tâm đến việc bố cục đúng sai, đẹp xấu ra sao.

          Một nhiếp ảnh gia thực thụ họ luôn biết cách chọn nơi có ánh sáng, bố cục tốt để nắm bắt khoảnh khắc!

          Nếu bác dựa trên bố cục để thu hút ánh nhìn của người xem thì bác nói "không cần phải quan tâm đến việc bố cục đúng sai, đẹp xấu ra sao"

          Có mâu thuẫn quá không?


          mastermilan

          02-06-2010, 08:56 PM

          Các bác để bác Bow viết nốt đi đã rồi tranh luận sau có tốt hơn kô ?


          canhbay

          13-06-2010, 01:23 PM

          Bác Bow nếu có hứng thì viết tiếp cho anh em nhờ. Không thì thôi cứ để cho các cao thủ tha hồ phá luật! Cái ảnh bảng đen kia nổi tiếng không phải vì nó phá luật! Tất cả ngôn ngữ trong tấm ảnh đấy đều nằm trong luật hết và phát huy hết hiệu quả của luật! Chỉ có những người học luật thì mới chụp đc những bức ảnh như thế!


          canhbay

          14-06-2010, 12:17 AM

          http://img.photobucket.com/albums/v245/canhbay/arnoldnewman.jpg

          Cái tấm ảnh "Hóc búa" kia thực ra là học hỏi từ tấm Anolrd newman chứ chẳng có gì là phá luật cả. Luật ng ta đã làm ra từ đầu tk 20 rồi


          fuzzyAI

          14-06-2010, 02:26 AM

          Bác Bow nếu có hứng thì viết tiếp cho anh em nhờ. Không thì thôi cứ để cho các cao thủ tha hồ phá luật! Cái ảnh bảng đen kia nổi tiếng không phải vì nó phá luật! Tất cả ngôn ngữ trong tấm ảnh đấy đều nằm trong luật hết và phát huy hết hiệu quả của luật! Chỉ có những người học luật thì mới chụp đc những bức ảnh như thế!

          Bác làm ơn chỉ cho em những luật nằm trong đó là gì và nó nằm ở đâu. Em thì em chỉ thấy cái dynamic balance & pattern thôi ạ.


          decondethuong87

          14-06-2010, 07:52 AM

          hi! bài viết rất hay! cám ơn bác!


          canhbay

          14-06-2010, 11:01 AM

          Bác làm ơn chỉ cho em những luật nằm trong đó là gì và nó nằm ở đâu. Em thì em chỉ thấy cái dynamic balance & pattern thôi ạ.

          Pattern hay những cái đại loại như thế chỉ là lá trên cành thôi bác ạ. Nó chưa phải luật ở gốc rễ. Nhiếp ảnh ngoài những luật riêng của nhiếp ảnh thì đa phần đều bị chi phối bởi luật tạo hình. Ví dụ như bức ảnh ví dụ của bác là sự vận dụng luật cân bằng, luật tương quan giữa hình và nền, luật tương phản to nhỏ, tương phản xa gần để điều khiển lực thị giác. Em lấy ví dụ: Trên một tờ giấy trắng, có một hình tròn màu đỏ. Ta có HÌNH và NỀN (Tương ứng với đầu người và nền bảng đen) Quy luật là: Hình tròn đỏ lớn, tràn giấy, khoảng trắng xung quanh ít--> lực thị giác cho cảm giác chật chội, bức bối, ngột ngạt... - Hình tròn đỏ vừa phải, diện tích hình tròn với diện tích khoảng trắng gần bàng nhau, hình tròn nằm ở giữa khoảng trắng cho cảm giác cân bằng, tĩnh tại, chắc chắn. - Hình tròn đỏ nhỏ, bị đẩy ra các mép lề, đẩy ra các góc---> Lực thị giác cho cảm giác xa xôi, cô đơn, đè nén, lạc lõng... Đó toàn là những luật cơ bản trong giáo khoa mỹ thuật. Và cũng là một phần bé tí trong biển mênh mông. Bác có thể mua cuốn cơ sở thẩm mỹ về nghiên cứu. Bởi muốn hiểu rõ về các luật trong nhiếp ảnh thì ko phải cứ đọc mấy cái cành lá là xong.


          fuzzyAI

          14-06-2010, 12:05 PM

          Pattern hay những cái đại loại như thế chỉ là lá trên cành thôi bác ạ. Nó chưa phải luật ở gốc rễ. Nhiếp ảnh ngoài những luật riêng của nhiếp ảnh thì đa phần đều bị chi phối bởi luật tạo hình. Ví dụ như bức ảnh ví dụ của bác là sự vận dụng luật cân bằng, luật tương quan giữa hình và nền, luật tương phản to nhỏ, tương phản xa gần để điều khiển lực thị giác. Em lấy ví dụ: Trên một tờ giấy trắng, có một hình tròn màu đỏ. Ta có HÌNH và NỀN (Tương ứng với đầu người và nền bảng đen) Quy luật là: Hình tròn đỏ lớn, tràn giấy, khoảng trắng xung quanh ít--> lực thị giác cho cảm giác chật chội, bức bối, ngột ngạt... - Hình tròn đỏ vừa phải, diện tích hình tròn với diện tích khoảng trắng gần bàng nhau, hình tròn nằm ở giữa khoảng trắng cho cảm giác cân bằng, tĩnh tại, chắc chắn. - Hình tròn đỏ nhỏ, bị đẩy ra các mép lề, đẩy ra các góc---> Lực thị giác cho cảm giác xa xôi, cô đơn, đè nén, lạc lõng... Đó toàn là những luật cơ bản trong giáo khoa mỹ thuật. Và cũng là một phần bé tí trong biển mênh mông. Bác có thể mua cuốn cơ sở thẩm mỹ về nghiên cứu. Bởi muốn hiểu rõ về các luật trong nhiếp ảnh thì ko phải cứ đọc mấy cái cành lá là xong.

          Ah, hóa ra cũng chỉ có balance thôi :D. Em tưởng có thêm luật nào nữa.

          Các bác nào muốn biết thêm về cái này thì nên tìm đọc quyển "Photographer's Eye: Composition & Design for better Digital Photo"


          waage7x

          14-06-2010, 01:38 PM

          Cảm ơn Bac BOW về tất cả các bài viết của bác mà em đã đọc qua khi tham gia diễn đàn này. Rất nhiều kiến thức bổ ích của bộ môn nhiếp ảnh

          Em muốn bác tư vấn và cho em tí kinh nghiệm về bố cục, Em chụp máy film và em hay "bố cục" trên viewfider theo tỷ lệ 1/3 khi đó thì chủ thể bị nằm ngoài điểm lấy nét trên máy===> tỷ lệ ảnh chủ thể bì nhòe hay out nét rất rất cao. Em phải làm sao ah? Điều này thường xảy ra khi em chụp chân dung ngoài trời có phong cảnh...

          Cảm ơn bác


          canhbay

          14-06-2010, 04:28 PM

          Ah, hóa ra cũng chỉ có balance thôi :D. Em tưởng có thêm luật nào nữa.

          Các bác nào muốn biết thêm về cái này thì nên tìm đọc quyển "Photographer's Eye: Composition & Design for better Digital Photo"

          Vâng. đúng là balance ạ. Nhưng để nói hết đc một chữ balance này thôi e rằng cũng tốn nhiều giấy mực lắm ạ. Vấn đề mấu chốt ở đây là "phá luật là cái quái gì?" Những cái mà nhiều người tưởng là đang phá luật thục ra nó vẫn nằm chình ình ở đấy. Giống như ông Tôn ngộ khỉ bay mãi cuối cùng cũng vẫn nằm trong lòng bàn tay mà thôi.


          Cầy_Tơ

          15-06-2010, 04:58 PM

          Đố vui các bác chơi.

          Tại sao luật 1/3 gọi là luật Vàng và các điểm nằm trên đường 1/3 gọi là điểm mạnh?


          solochocola

          05-07-2010, 04:25 PM

          Quá hay..Tiếp đi bác


          soundman

          06-07-2010, 09:02 AM

          Em nghĩ những luật bác bow nói đến là những kiến thức cơ bản về bố cục trong nhiếp ảnh sao cho khi áp dụng ta được tấm hình "dễ nhìn và có chất lượng" còn phá cách thì vô cùng tận vì ... nó là nghệ thuật, mà đã nghệ thuật thì không có giới hạn của sự sáng tạo, miễn sao chụp hình, post có người bình loạn, gây được cảm xúc tích cực cho người xem, và thấy được ý đồ người cầm máy và ý nghĩa bức hình (tùy người và có thề đồng hay trái quan điểm) thì em nghĩ đó là bức ảnh đạt! Mời bác bow tiếp ạ!


          gollum

          07-07-2010, 02:03 PM

          Đố vui các bác chơi.

          Tại sao luật 1/3 gọi là luật Vàng và các điểm nằm trên đường 1/3 gọi là điểm mạnh?

          cái luật vàng này thì hình như do nó dựa vào 1 thứ gọi là Tỉ lệ vàng, nó là tỉ lệ người ta rút ra đc khi quan sát các vật xinh đẹp (như gương mặt của siêu mẫu chẳng hạn) _ nghe đâu đó mà quên rồi

          mà chẳng phải 4 đường 1/3 đc gọi là đường mạnh hả bác? nên điểm giao của nó là điểm mạnh? (đoán mò, ke ke)


          hungdm

          13-07-2010, 04:57 PM

          Theo mình hiểu một bức ảnh đẹp thì chả cần bố cục gì mình vẫn thấy là đẹp--> tuân theo 1 luật là đẹp trong mắt người xem

          Một bức ảnh không đẹp, việc bố cục, crop lại có thể trở thành một bức ảnh đẹp --> Đẹp trong mắt người xem

          Nhưng theo học thuyết tương đối thì chả có gì là hoàn hảo, do vậy có thể 1 người thấy đẹp nhưng 1 người khác thấy là xấu. 1 nhóm người/ cộng đồng cho là đẹp, nhưng một nhóm người/ cộng đồng khác cho là xấu....

          Quy luật có thể đúng với người này như chả đúng với người khác, giống như mình nhìn dân da đen xấu chết, nhưng họ nhìn mình--> xấu chết hehehe.

          Nói thì nói thế, nhưng nếu nắm được các quy luật, chúng ta lại cải thiện được bức ảnh do mình chụp ra vì đơn giản mình đang đi theo quy luật để chụp được bức ảnh đẹp


          Tiếp đi bác Bow ơi, hay quá!


          huu5189

          28-07-2010, 08:21 AM

          Đố vui các bác chơi.

          Tại sao luật 1/3 gọi là luật Vàng và các điểm nằm trên đường 1/3 gọi là điểm mạnh?

          Em xin trả lời:

          . L u ậ t 1 / 3 gọi là l u ậ t V à n g vì người ta ví von cho dễ chụp. Thật ra luật 1/3 và tỉ lệ vàng vẫn có điểm khác nhau tuy không nhiều. . Đ i ể m m ạ n h trong hình chỉ có 4, không phải các điểm nằm trên đường 1/3 đều goịnhư vậy. Tại sao được gọi là điểm mạnh vì nó mang ưu điểm của 2 đường mạnh giao lại. 2 đường mạnh là gì thì đa số đã biết.

          Thêm hình để mọi người hiểu hơn về tỉ lệ vàng và tỉ lệ 1/3 1/3 http://www.colorpilot.com/img/comp_rules_10.jpg

          Tỉ lệ vàng http://www.colorpilot.com/img/comp_rules_20.jpg

          Tham khảo colorpilot.com


          lamsonvn

          28-07-2010, 04:42 PM

          Em trả lời là do "Qui luật thị giác". Có đúng ko ạ?


          riki1604

          31-07-2010, 02:30 PM

          Luật 1/3 thì em hiểu lâu rồi. Nhưng còn cái luật Vàng thì em không hiểu? Mong được mọi người giải thích


          samer

          06-08-2010, 10:50 AM

          Theo thiển ý của em thì chả có cái luật bố cục, mẹ cục nào đâu,( Tại vì đã là luật thì cấm đc phạm luật, đằng này trong nghệ thuật đỉnh cao có thấy các bác ý làm y như luật dạy mấy đâu) các bác cứ hiểu đấy là cách mà người ta dạy chúng ta chụp 1 bức hình đẹp thôi( sau những nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm ).Đại loại các bác sắp xếp các thứ có trong ảnh sao cho đẹp, không cứ là phải tỉ lệ 1/3 mới đẹp, bác nào chụp đc 1/2 mà đẹp thì em nghĩ là còn giỏi hơn mấy bác kia ! ha ha . Iem nông dân gà mờ các bác tha lỗi nhé


          silut7

          09-08-2010, 09:41 AM

          Rất hay ạ! Có nhiều điều đáng để học hỏi~


          tieulyphiphi

          11-08-2010, 11:38 AM

          oh, bài viết của bác hay quá, cám ơn nhiều lắm :D


          Người Già

          21-09-2012, 10:05 PM

          Em xin trả lời:

          . L u ậ t 1 / 3 gọi là l u ậ t V à n g vì người ta ví von cho dễ chụp. Thật ra luật 1/3 và tỉ lệ vàng vẫn có điểm khác nhau tuy không nhiều. . Đ i ể m m ạ n h trong hình chỉ có 4, không phải các điểm nằm trên đường 1/3 đều goịnhư vậy. Tại sao được gọi là điểm mạnh vì nó mang ưu điểm của 2 đường mạnh giao lại. 2 đường mạnh là gì thì đa số đã biết.

          Thêm hình để mọi người hiểu hơn về tỉ lệ vàng và tỉ lệ 1/3 1/3 http://www.colorpilot.com/img/comp_rules_10.jpg

          Tỉ lệ vàng http://www.colorpilot.com/img/comp_rules_20.jpg

          Tham khảo colorpilot.com

          Theo tên của cái thread này là vấn đề bố cục "căn bản" trong nhiếp ảnh, theo nhiều người tỷ là vàng là đẹp nhất. Nhiều giám khảo hay chú trọng đến bố cục tỷ lệ vàng để chấm điểm. Dưới đây là một số thí dụ được trích từ các bức ảnh đoạt giải cuộc thi "Nhiếp ảnh động vật hoang dã nước Anh".

          “Chim ó tắm biển” là bức ảnh đoạt giải ở hạng mục Biển và cũng là bức ảnh đạt giải nhất chung cuộc. Bứa ảnh này có tỷ lệ vàng phức tạp thật. Có thể nói độ phức tạp bức ảnh này rất ghê gớm, vừa chụp dưới nước, đối tượng chuyển động mà lại còn đạt được bố cục tỷ lệ vàng trong tỷ lệ vàng. http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/c6/13/a1.JPG

          “Hải cẩu xám trong hang động dưới biển” chiến thắng ở hạng mục Môi trường sống của động vật. http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/c6/13/a4.JPG

          Một tác phẩm trong bộ ảnh “Thỏ tuyết” chiến thắng ở hạng mục Bốn mùa nước Anh http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/c6/13/a6.JPG

          “Chim nhạn biển Bắc Cực” đoạt giải thưởng ở hạng mục giành cho tác giả trẻ từ 12-18 tuổi. http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/c6/13/a8.JPG

          “Chim mai hoa” đạt giải thưởng ở hạng mục dành cho tác giả trẻ dưới 12 tuổi. Có thể thấy thân của con chim nằm trên đường tỷ lệ vàng đứng. http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/c6/13/a7.JPG

          Vấn đề Người Già không hiểu lý do tại sao là nhiều ảnh chụp theo tỷ lệ vàng nhưng không đẹp lắm. Ví dụ tấm ảnh dưới nhìn thấy nó kì kì sao đó. Phần trên ít chi tiết quan trọng nhưng chiếm quá nhiều khung hình, trong khi phần dưới chi tiết nhưng lại chiếm rất ít phần bứa ảnh.

          http://farm5.static.flickr.com/4066/4545616545_c51f3b23a7.jpg

          Trong khi có nhiều tấm ảnh không tuân theo bố cục tỷ lệ vàng nhưng vẫn đạt giải cao vì nó tốt hơn khi chụp dựa trên bố cục tỷ lệ vàng. Ví dụ

          “Chim sáo đá” đoạt giải nhất ở hạng mục Động vật hoang dã trong đô thị. Bức ảnh này hơi thiên về tỷ lệ 1/2 http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/c6/13/a3.JPG

          Bức ảnh “ Chú hươu đỏ đơn độc trong rừng thông” chiến thắng ở hạng mục Chân dung động vật. Bức ảnh này lệch xa xuống dưới đường tỷ lệ vàng ngang trên còn phần thân nằm trên đường đứng 1/2. http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/c6/13/a2a.jpg

          “Cú nhảy tới tự do” của châu chấu đoạt giải nhất của nội dung Tiềm ẩn nước Anh. Đối tượng chính trong bức ảnh nằm giữa bức ảnh. http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/c6/13/a5.JPG


          Người Già

          21-09-2012, 10:18 PM

          Chắc là bác chỉ nói về vấn đề cơ bản thôi, do đó những thứ phức tạp thì còn có nhiều loại bố cục khác, đôi khi còn có chuyện tỷ lệ vàng trong tỷ lệ vàng mới ghê chứ.