Bảng dự trù kinh phí xây dựng nhà ở

Việc lên dự trù kinh phí xây nhà có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó cho phép bạn đảm bảo sự cân đối giữa khả năng tài chính và mô hình nhà ở mong muốn, đảm bảo không tạo ra gánh nặng về lâu dài và đảm bảo độ bền đẹp, khang trang của nhà ở theo thời gian. Vậy làm thế nào để dự trù kinh phí xây nhà một cách chuẩn xác, ít sai số để chuẩn bị tốt về mặt tài chính? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Kinh nghiệm làm nhà để có thêm thông tin cho mình nhé!

Bảng dự trù kinh phí xây dựng nhà ở

Dự trù kinh phí xây nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chuẩn bị tài chính

1. Cách tính diện tích và chi phí xây dựng phần thô

1.1. Tính diện tích

Việc tính diện tích có ý nghĩa rất quan trọng vì hiện nay, hầu hết các chủ thầu hoặc người lao động đều quy đổi về đơn vị diện tích cho toàn bộ công trình, sau đó nhân với chi phí tính cho từng mét vuông để ước lượng chi phí xây dựng phần thô. Vậy cụ thể, diện tích xây dựng được đo đạc như thế nào?

– Với tầng trệt: nếu nhà ở có bề rộng và dài lần lượt là a và b thì diện tích tầng trệt sẽ là 100% a.b

– Với tầng lầu: diện tích được tính tương tự như tầng trệt, gọi n là số lầu thì diện tích phần lầu sẽ là: 100% a.b. n

– Với mái: với mái ngói sẽ là 70% a.b; với mái bằng sẽ là 50%.a.b; với mái tôn sẽ là 30%.a.b

– Với phần sân: được tính là 50%a.b

1.2. Tính chi phí xây dựng dựa trên diện tích đo đạc

Nếu bạn thuê nhân công đơn lẻ, không bao gồm cả nguyên vật liệu thì đơn giá phần thô thường được tính ở mức 2.800.000 – 3.200.000 đồng/m2 (thường là 3.000.000 đ/m2)

Nếu bạn thuê chủ thầu trọn gói cả công trình thì tùy vào loại vật tư lựa chọn mà giá cả có thể chênh lệch ít nhiều. Cụ thể, nếu nguồn nguyên liệu có chất lượng trung bình thì chi phía khoảng 4.500.000 – 4.800.000 đồng/m2. Nếu vật tư có chất lượng khá thì chi phí khoảng 5.200.000 đồng/m2 và nếu vật tư có chất lượng tốt, thẩm mỹ cao thì chi phí khoảng 5.500.000 VNĐ/m2

2. Cách tính chi phí móng

Móng là phần nền của ngôi nhà, nơi chịu lực của toàn bộ công trình phía trên nên cần đảm bảo độ bền chắc cao, sử dụng nguồn vật tư, nguyên liệu tốt cùng kĩ thuật xây dựng cao. Chính bởi vậy trong xây dựng nhà ở, làm móng và lên kế hoạch dự trù chi phí làm móng là điều không thể bỏ qua.

Để tính chi phí làm móng nhà, chúng ta xét đến các trường hợp sau:

– Với loại móng đơn (là loại móng được xây dựng theo nguyên tắc có một cột trụ lớn hoặc tập hợp nhiều cột nằm gần sát nhau để tăng độ chịu lực cho công trình): giá đã bao gồm đơn giá phần thô trong xây dựng nhà ở

– Với loại móng băng một phương (đây là loại móng có dạng trải dài. Nếu móng băng được xây dựng theo phương ngắn của nhà thì chúng được gọi là móng băng một phương): 50% . Diện tích tầng trệt (a.b). Đơn giá của phần xây dựng thô

– Với loại móng băng hai phương (đây cũng là loại móng có dạng trải dài nhưng thay vì chỉ đuổi theo một phương, chúng trải dài theo cả hai phương của ngôi nhà): 70% . Diện tích tầng trệt (a.b). Đơn giá của phần xây dựng thô

– Với loại móng cọc ép tải (là loại móng ép cọc bê tông tạo đối trọng bằng sắt, giúp dễ dàng điều chỉnh tải trọng):  [Hệ số của đài móng: 0.2. diện tích tầng trệt bao gồm cả sân . đơn giá xây dựng phần thô] +[240.000đ/m2 . số lượng cọc sử dụng . chiều dài của từng cọc] + [Nhân công tham gia vào việc ép cọc: 20.000.000đ]

– Đối với móng cọc dạng khoan nhồi (đây là loại móng có tính ứng dụng và độ chắc chắn cao được tạo ra nhờ phương pháp khoan hiện đại tạo lỗ với đường kính khoảng 50-300cm):  [Hệ số của đài móng: 0.2. diện tích tầng trệt bao gồm cả sân. Đơn giá xây dựng phần thô] + [450.000 đ/m2 . số lượng cọc sử dụng . chiều dài của từng cọc]

3. Ví dụ minh họa

Nếu bạn muốn xây một ngôi nhà có 1 tầng trệt, 4 tầng lầu trên nền đất 10x6m và sân có diện tích 4x5m, sử dụng loại móc cọc dạng ép tải với số lượng 20 tim, chiều dài mỗi cọc là 8m, mái bê tông cốt thép và vật tư tốt thì cách tính sẽ như sau:

3.1. Diện tích

1 Trệt: 6×10 = 60m2

4 tầng lầu: 4x6x10 = 240m2

1 sân: 4×5=20m2

Mái bê tông cốt thép = 6x10x50%=30m2

Vậy tổng diện tích là 350m2

3.2. Chi phí

a. Với chi phí móng: móng cọc ép tải: [0.2x (60+20).3.000.000 + 20.000.000 + [240.000.000x20x8) = 106.400.000đ

b. Chi phí dành cho xây dựng phần thô và hoàn thiện: 350 x 5.500.000 = 1.925.000.000đ

Đây là mức chi phí ước lượng tại khu vực đô thị. Chi phí thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như vị trí địa lý, chủ thầu xây dựng cũng như nguồn nguyên vật liệu cụ thể mà gia chủ sử dụng. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ nằm trong khoảng ước lượng này và chênh không quá 20%.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tính dự trù kinh phí xây nhà. Mong rằng với cẩm nang chi tiết và hữu ích này, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm xây nhà, có định hướng rõ ràng hơn trong việc lên kế hoạch tài chính, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà ở. Sau cùng, chúc bạn áp dụng thành công, có được dự trù kinh phí chuẩn xác và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo, đồng hành sát cánh cùng những bài viết, những dòng chia sẻ của Kinh nghiệm làm nhà! Trân trọng!

Dự toán chi phí xây dựng nhà cấp 4 là một trong những điều quan tâm đầu tiên đối với bất kỳ ai khi đang có nhu cầu xây nhà. Vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí xây dựng đối với nhà cấp 4? Cách tính chi phí như thế nào? Hãy cùng Nhà đẹp Online tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

Chi phí xây nhà cấp 4 trọn gói khoảng bao nhiêu tiền?

Việc xác định được cách tính sẽ giúp bạn chủ động trong việc thuê thợ, mua nguyên vật liệu,…. Có rất nhiều những mẫu nhà cấp 4 khác nhau. Đó có thể là nhà cấp 4 mái thái, nhà cấp 4 mái tôn, nhà cấp 4 gác lửng,…., tùy từng vào mỗi mẫu và đặc điểm của mỗi mẫu nhà cấp 4 mà sẽ có cách tính khác nhau. Nhìn chung chi phí thô để hoàn thiện ngôi nhà dao động từ 4-5 triệu/m2

Tùy từng thời điểm khác nhau thì chi phí phải chi trả sẽ có sự dao động đáng kể. Ví dụ đầu năm khi các gia đình có nhu cầu xây dựng nhiều nên giá nhân công, vật liệu sẽ tăng do đó tổng chi phí sẽ tăng lên. Còn vào những tháng mưa bão, cô hồn, xây dựng giảm xuống kéo theo chi phí chi trả giảm theo.

Địa điểm xây dựng cũng là một trong những vấn đề mà bạn cần quan tâm. Ở các thành phố lớn chi phí xây dựng cao do mất tiền giám sát, vận chuyển vật liệu…  Để có một mức giá chi phí xây dựng nhà cấp 4 trọn gói đúng nhất bạn cần phải liên hệ và nhận tư vấn trực tiếp từ các đơn vị thiết kế – thi công nhà 

Phương thức tính chi phí xây dựng nhà cấp 4

Đây là phương pháp tính chi chí xây dựng nhà cấp 4 được áp dụng phổ biến nhất. Theo phương pháp này chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan nhất để dự trù chi phí cho hợp lý. Phương pháp này bao gồm 3 mục chính:

Bảng dự trù kinh phí xây dựng nhà ở

Tính diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng nhà là diện tích bên trong được bao bọc bởi tường. Cách đơn giản nhất là bạn cần tính diện tích xây dựng nhà là bao nhiêu m2 rồi nhân với đơn giá. 

Khi xây dựng nhà cấp 4 các nhà thầu thi công nhà đều báo nhanh bằng đơn giá. Do đó quan trọng nhất là xác định cách tính m2. Mỗi nhà thầu lại có cách tính rất khác nhau, cần cụ thể cách tính.

Cách tính m2 sàn xây dựng nhà cấp 4:

  • Tầng trệt: tính 100% giá.
  • Tầng gác lửng(nếu có):tính 100% theo giá.
  • Sân trước và sau nhà: Thường tính 1/2 diện tích hoặc 1/2 đơn giá
  • Ban công hoặc sân thượng: Thường tính 1/2 diện tích.
  • Móng nhà: Có 1 số nhà thầu tính 1/3 diện tích và có nhà thầu không tính, cái này cần làm rõ.
  • Mái nhà bê tông: Nhà thầu tính từ 1/3 – 1/2 diện tích không giống nhau
  • Mái tôn: Có nhà thầu tính 1/2 diện tích có nhà thầu tính 1/3 hoặc nhà thầu tính theo độ dốc sẽ nhiều hơn.

Tổng diện tích tính tiền = (diện tích xây dựng nhà ) x1.3. Hệ số 1.3 chính là cách tính tiền của cách nhà thầu mỗi người mỗi kiểu nhưng chung quy lại nhân hệ số 1.3 là dể tính nhất

Bảng dự trù kinh phí xây dựng nhà ở

Chi phí nhân công là bao nhiêu?

Đơn giá nhân công dao động từ 1.3-1.5 triệu/m2Chi phí nhân công trung bình: 1.4 triệu

Lưu ý: Đây chỉ là giá nhân công không bao gồm giá nguyên vật liệu.

Chi phí dùng xây dựng phần thô và nhân công hoàn thiện

  • Đơn giá dao động từ 2.8-3 triệu/m2
  • Chi phí trung bình: 2.9 triệu

Lưu ý: Đây chỉ là tất cả tiền công, tiền vật liệu thô (sắt, thép, đá, cát, điện nước âm vv…) không bao gồm các vật tư hoàn thiện ( như Gạch ốp lát, đá granite, sơn nước, trần thạch cao, đèn chiếu sáng vv….)

Cách tính chi phí theo vật tư nhân công

Đây là một trong những phương pháp tính chi phí xây dựng nhà cấp 4 ít phổ biến hơn do mức độ phức tạp, rắc rối và gây mất nhiều thời gian cho các đơn vị nhà thầu.

Bảng dự trù kinh phí xây dựng nhà ở

Một số lưu ý khi xác định chi phí xây nhà cấp 4

Để dự trù kinh phí cho hợp lý cũng như tiết kiệm bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Xác định chính xác nhu cầu, mục đích sử dụng: phân chia cụ thể không gian từng căn phòng, cũng như số lượng thành viên để đảm bảo đáp ứng công năng sử dụng.
  • Xây dựng bản thiết kế chi tiết: Có nhiều người cho rằng xây nhà cấp 4 không cần thiết kế. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai bởi nếu không có bản vẽ bạn sẽ không dự trù được chi phí một cách chi tiết và chính xác nhất và dễ gây lãng phí những phần không cần thiết
  • Khảo sát giá vật liệu xây dựng: Trên thị trường hiện có nhiều đơn vị cung cấp vật tư với mức giá cạnh tranh nhau. Vì vậy bạn cần khảo sát kỹ lưỡng và căn cứ vào số lượng vật liệu cần thiết để deal giá cho hợp lý.

Trên đây là hướng dẫn cách tính chi phí xây dựng nhà cấp 4 tối ưu nhất cho bạn. Chúng tôi hy vọng với nguồn thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nguồn thông tin hữu ích để có thể xác định đúng đắn và dự trù chi phí cho hợp lý.