Bài 17.11, 17.12, 17.13 trang 42 sbt hóa học 10

Cho dung dịch X chứa \(KMnO_4\) và \(H_2SO_4\) (loãng) lần lượt vào các dung dịch : \(FeCl_2, FeSO_4, CuSO_4, MgSO_4, H_2S, HCl\) (đặc). Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 17.11.
  • Câu 17.12.
  • Câu 17.13.

Câu 17.11.

Cho dung dịch X chứa \(KMnO_4\) và \(H_2SO_4\) (loãng) lần lượt vào các dung dịch : \(FeCl_2, FeSO_4, CuSO_4, MgSO_4, H_2S, HCl\) (đặc). Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là

A. 6. B. 4.

C. 3. D. 5

Phương pháp giải:

\(KMnO_4\) là chất có tính oxi hóa mạnh, xảy ra phản ứng với chất khử mạnh.

Lời giải chi tiết:

Các chất có tính khử: FeCl2, FeSO4, H2S, HCl

=>Chọn B

Câu 17.12.

Cho phản ứng :

\(N{a_2}S{O_3} + KMn{O_4} + NaHS{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + MnS{O_4} + {K_2}S{O_4} + {H_2}O\)

Sau khi cân bằng tổng các hệ số của các chất (các số nguyên, tối giản) trong phương trình hoá học trên là

A. 23. B. 27.

C. 47. D. 31.

Phương pháp giải:

Xem lại cách cân bằng phản ứng oxi hóa - khửtại đây

Lời giải chi tiết:

Bài 17.11, 17.12, 17.13 trang 42 sbt hóa học 10

\(5N{a_2}S{O_3} + 2KMn{O_4} + 6NaHS{O_4} \to 8N{a_2}S{O_4} + 2MnS{O_4} + {K_2}S{O_4} + 3{H_2}O\)

=> Tổng các hệ số là: 5 + 2 + 6 + 8 + 2 + 1 + 3 = 27

=>Chọn B

Câu 17.13.

Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế theo phản ứng :

\(KMn{O_4}\) + HCl (đặc)\(KCl+ MnCl_2 + Cl_2 +H_2O\)

Để điều chế được 1 mol khí clo, số mol \(KMnO_4\) và HCl cần dùng lần lượt là

A. 0,2 và 2,4. B. 0,2 và 2,8.

C. 0,4 và 3,2. D. 0,2 và 4,0.

Phương pháp giải:

Cân bằng PTHH trên theo phương pháp thăng bằng electrontại đây

Tính toán theo phương trình hóa học.

Lời giải chi tiết:

Bài 17.11, 17.12, 17.13 trang 42 sbt hóa học 10

2KMnO4+ 16HCl (đặc) 2KCl + 2MnCl2+ 5Cl2 + 8H2O

0,4 mol 3,2 mol 1 mol

=>Chọn C