Bà bầu ăn con tằm được không

Nhộng tằm, đuông dừa là thực phẩm bổ dưỡng, nhiều đạm, lành tính

Từ lâu, các món ăn từ nhộng (ong, kiến, tằm…) đã được biết đến là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đáng kể nhất là hàm lượng đạm (ví dụ 100gr nhộng cung cấp 13gr protein), calci và vi khoáng… Do đó, côn trùng dễ dàng trở thành nguồn dược liệu và thực phẩm bổ dưỡng quý giá.

Theo bác sĩ Cao Thị Thanh Hương, Phó giám đốc Trung tâm Thừa kế Ứng dụng, Hội Đông y Hà Nội, các món ăn từ nhộng (ong, kiến, tằm…) có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đáng kể nhất là hàm lượng đạm (ví dụ 100 g nhộng cung cấp 13 g protein), caxi và vi khoáng… Do đó, côn trùng dễ dàng trở thành nguồn dược liệu và thực phẩm bổ dưỡng quý giá.

Người ta đã dùng những loại côn trùng này để chế thành thuốc trị suy dinh dưỡng ở trẻ em (nhờ hàm lượng canxi và phốt pho dồi dào). Người già, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn.

Bà bầu ăn con tằm được không

Ảnh minh hoạ

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, bản thân nhộng tằm, sâu dâu, đuông dừa lành tính, không chứa độc tố.

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng từng khuyến khích mọi người nên ăn côn trùng. Ở nước ta, tuy chưa có những khuyến cáo chính thức nhưng các món ăn từ nhộng tằm, đuông dừa đã rất phổ biến.

Khi nào chúng gây ngộ độc?

Tại sao côn trùng có thể ăn nhưng cũng gây ngộ độc? Lý giải điều này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng không phải côn trùng có tính độc mà là nguyên nhân từ bên ngoài (khách quan).

Thứ nhất, côn trùng có chứa một số chất gây dị ứng, vì vậy những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng dễ gặp hiện tượng này. Đó là lý do nhiều người cùng ăn nhưng có một vài người bị dị ứng hoặc ngộ độc.

Dị ứng côn trùng khiến người bệnh bị nổi mề đay, phát ban từng vùng hoặc khắp người gây ngứa, người nôn nao khó chịu, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... sau khi ăn. Những người có tiền sử bị dị ứng thức ăn nên cân nhắc khi thưởng thức các món côn trùng.

Thứ hai là ngộ độc do ăn phải các loại côn trùng chết. PGS Thịnh cho biết, không riêng nhộng tằm, đuông dừa, những loại động vật khác như lợn, gà, chó… khi chết đều tiết ra những chất có thể gây độc.

Ngoài ra, người sử dụng có thể bị ngộ độc hóa chất ngâm các loại côn trùng. Chẳng hạn để nhộng căng, đẹp mắt, người bán hàng thường ngâm chúng trong natri sunfit. Nếu hàm lượng chất này trên 30mg/kg rất dễ gây ngộ độc. Hoặc, nếu côn trùng bị ngấm chất độc từ các loại cây độc cũng khiến người sử dụng có thể bị trúng độc.

Để tránh ngộ độc côn trùng, nên dùng côn trùng tươi, biết rõ về xuất xứ và tránh xa chúng nếu là người có cơ địa dị ứng.

Trong giai đoạn nhạy cảm như mang thai, các mẹ bầu cần rất cẩn trọng trong việc lựa chọn thực đơn ăn uống, việc ăn dâu tằm cũng không ngoại lệ. Dâu tằm là loại trái cây được nhiều người ưa thích do có vị chua ngọt đặc trưng. Không những thế, chúng còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn dâu tằm được không? Câu trả lời sẽ được Đắc Nguyên giải đáp ngay bên dưới!

  • Bà bầu có ăn dâu tằm được không?
  • Bà bầu ăn dâu tằm có công dụng gì cho sức khỏe?
    • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
    • Bổ sung chất dinh dưỡng
    • Dâu tằm giúp mẹ bầu ngăn ngừa ung thư
    • Cải thiện hệ tiêu hóa
    • Công dụng làm đẹp da
  • Cần lưu ý điều gì khi cho phụ nữ mang thai ăn dâu tằm

Chưa có tài liệu nghiên cứu nào về tác động tiêu cực của dâu tằm đối với thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai nếu tiêu thụ dâu tằm hợp lý có thể gặt hái được nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bà bầu ăn con tằm được không
Bà bầu có ăn dâu tằm được không

Dâu tằm có giá trị dinh dưỡng cao, vì nó chứa nhiều protein, vitamin C, axit amin, khoáng chất và anthocyanins …. Do đó, phụ nữ mang thai ăn dâu tằm điều độ sẽ giúp thúc đẩy tế bào hồng cầu, giảm đau khô mắt, ngăn ngừa giảm bạch cầu và cải thiện lưu thông máu cho da….

Có thể chế biến dâu tằm thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, sử dụng dâu tằm tươi là lựa chọn tốt nhất cho bà bầu. Dâu tằm cũng có tính lạnh nên phụ nữ không nên ăn vào buổi sáng hoặc tối, chỉ nên ăn bữa trưa thôi nhé!

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu ăn dâu tằm được không?” là hoàn toàn có thể nhé.

Bà bầu ăn dâu tằm có công dụng gì cho sức khỏe?

Câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu ăn dâu tằm được không?” đã được giải đáp, nhưng ăn loại quả này đem lại lợi ích gì cho sức khỏe? Dưới đây là những công dụng của dâu tằm đối với sức khỏe bà bầu:

Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Phụ nữ mang thai ăn dâu tằm cũng có thể cải thiện hệ thống miễn dịch và sức đề kháng do hàm lượng vitamin C cao. Từ đó, hỗ trợ phòng chống bệnh tật, giúp thai nhi phát triển và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.

Bà bầu ăn con tằm được không
Nâng cao sức đề kháng cho bà bầu

Bổ sung chất dinh dưỡng

Dâu tằm là một loại trái cây lý tưởng cho phụ nữ mang thai vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng như calo, nước, carbs, protein, đường, chất béo, chất xơ, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Một chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể bà bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường.

Dâu tằm giúp mẹ bầu ngăn ngừa ung thư

Khi mang thai, căng thẳng trong cơ thể có thể gây ra tổn thương oxy hóa cho các tế bào và mô, làm tăng nguy cơ ung thư. Dâu tằm được sử dụng trong nhiều nghiên cứu y học cổ truyền Trung Quốc như một phương thuốc chống ung thư.

Bà bầu ăn con tằm được không
Dâu tằm giúp mẹ bầu ngăn ngừa ung thư

Tác dụng làm giảm stress của chất chống oxy hóa có trong nước ép dâu tằm đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trên động vật. Tuy nhiên, tác dụng này của dâu tằm cần có thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định tốt hơn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bà bầu, họ chỉ nên sử dụng dâu tằm một cách điều độ.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Quả dâu tằm có hàm lượng axit béo và axit malic cao, giúp tiêu hóa protein và tinh bột. Quả dâu tằm sẽ giúp kích thích vị giác và cải thiện tình trạng chán ăn nếu bạn đang chán ăn khi mang thai.

Đồng thời, dâu tằm có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ trong cơ thể do có chứa hàm lượng chất xơ.

Công dụng làm đẹp da

Hàm lượng vitamin C trong dâu tằm cao. Đây là một chất chống oxy hóa cực tốt hỗ trợ duy trì sức khỏe làn da của bạn. Hơn nữa, ăn dâu tằm có tác dụng chống lão hóa tự nhiên mà không có nguy cơ tác dụng phụ.

Cần lưu ý điều gì khi cho phụ nữ mang thai ăn dâu tằm

Mặc dù dâu tằm có giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng nó vẫn có chứa những thành phần có thể gây tác dụng phụ. Cụ thể như: kích thích đường tiêu hóa, ức chế nhiều men tiêu hóa bên trong đường ruột, gây chảy máu cam, hay viêm ruột. Phụ nữ mang thai cũng vì thế nên tránh ăn quá nhiều dâu tằm.

Bà bầu ăn con tằm được không
Cần lưu ý điều gì khi cho phụ nữ mang thai ăn dâu tằm

Do dâu tằm sống có chứa hàm lượng cao axit tannic, một chất “đối nghịch” với sắt, canxi và kẽm. Nên bà bầu ăn dâu tằm chưa chín có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ ba loại chất này của cơ thể.

Khi chọn mua dâu tằm, hãy tìm những quả có hạt nhỏ, căng mọng nhưng không bị rò rỉ nước. Dâu tằm vừa chuyển sang màu đỏ hoặc còn xanh có vị khá chua. Chỉ khi quả mọng chuyển sang màu đen thì chúng mới trở nên ngọt ngào. Để tránh mua phải dâu tằm nhuộm, hãy mua sắm ở những địa chỉ uy tín.

Trước khi ăn dâu tằm cần rửa thật sạch. Dâu tằm có thể rửa trực tiếp dưới vòi nước. Dâu tằm sau đó ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.

Nhìn chung, phụ nữ mang thai nên cẩn trọng trong việc ăn bất cứ thực phẩm nào. Câu trả lời cho thắc mắc “bà bầu ăn dâu tằm được không” đã được giải đáp. Hãy tìm hiểu kỹ và kết hợp nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi nhé!