Ý nghĩa của công viên

Biểu tượng cánh diều bay cao

Mới đây, phát biểu tại buổi lễ khánh thành Công viên vườn tượng APEC mở rộng, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 25 năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, Chủ tịch UBND Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết: Công viên vườn tượng APEC mở rộng là một trong những công trình được nhân dân thành phố hết sức quan tâm, ngay từ ngày đầu xây dựng đến khi hoàn thành. Công trình không chỉ thể hiện tinh thần hội nhập quốc tế, khát vọng vươn lên của người dân thành phố mà còn là mong ước về một thành phố xanh, thân thiện, hài hòa với thiên nhiên, một thành phố an bình.

Ý nghĩa của công viên
Công viên vườn tượng APEC mở rộng vừa được khánh thành

Từ ý tưởng "Đà Nẵng - Cánh diều bay cao" đạt giải Nhất của Công ty Thiết kế và xây dựng Phố Xanh tại cuộc thi phương án quy hoạch, thiết kế kiến trúc vườn tượng APEC mở rộng, những người thợ cơ khí của Công ty Hà Giang - Phước Tường đã chế tạo và thi công hạng mục cánh diều của dự án với gần 200 tấn sắt thép. Nếu như ở Công viên vườn tượng APEC điểm nhấn là ý nghĩa sâu xa của các bức tượng về 21 nền kinh tế, thì ở phần mở rộng này biểu tượng cánh diều bay cao là điểm nhấn. Nhóm tác giả đã liên tưởng Đà Nẵng như một “Cánh diều bay cao”, như một “Cánh chim đầu đàn” để đưa khu vực miền Trung phát triển. Cánh diều không chỉ gợi nhớ về tuổi thơ mà còn là nơi chứa biết bao ước mơ, hoài bão về một Đà Nẵng bay cao, bay xa trong tương lai.

Công viên APEC mở rộng có diện tích 8.668m2. Tổ hợp công trình bao gồm khu công viên cây xanh, thảm cỏ, lối đi bộ, vườn dạo… được nâng cấp từ thấp đến cao với tổng vốn đầu tư 759 tỷ đồng. Tầng hầm được bố trí khu vực để xe công cộng và các phòng kỹ thuật. Tầng 1 bố trí không gian nghỉ ngơi, khu dịch vụ bán hàng lưu niệm, nhà vệ sinh công cộng, khu thông tin du lịch phục vụ du khách tham quan. Tầng 2 bố trí không gian sinh hoạt cộng đồng, đường dốc, lối đi bộ, hồ nước, cây xanh để tạo điểm nhấn cảnh quan. Ngoài ra, công trình Công viên vườn tượng APEC mở rộng còn có đài phun nước, đồi nhân tạo, thảm cỏ tự nhiên, đường nội bộ lát đá, các loại hoa và cây xanh tạo bóng mát... Các loại cây xanh được chọn phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu... Đặc biệt, hồ nước được thiết kế bao bọc 3 mặt công trình với 2 tầng thác nước và được bố trí các vòi phun nước tự động.

Chủ tịch UBND Đà Nẵng nhận định: Việc đưa Công viên vườn tượng APEC mở rộng vào khai thác sẽ phát huy công trình điểm nhấn kiến trúc bên bờ sông Hàn, kết nối tuyến phố đi bộ đường Bạch Đằng - cầu Nguyễn Văn Trỗi - đường Trần Hưng Đạo. Sắp đến, thành phố triển khai thêm dự án chiếu sáng với chủ đề “Dòng sông ánh sáng” ở hai bờ sông Hàn, đây sẽ là những sản phẩm văn hóa hấp dẫn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân thành phố, đồng thời là sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Vườn tượng 21 nền kinh tế APEC

Tháng 3/2017, khi vào làm việc tại Đà Nẵng, Đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia APEC Việt Nam - 2017 đã đến khảo sát thực địa địa điểm xây dựng Công viên vườn tượng APEC và đánh giá rất cao về vị trí đã được Đà Nẵng chọn. Công viên hình thành trên khu đất hình tam giác có diện tích hơn 3.000m2 tại điểm giao nhau giữa 2 tuyến đường 2 tháng 9 và Bạch Đằng nối dài, gần kề với Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chămpa và cây cầu Rồng nổi tiếng. Công viên vườn tượng APEC được đưa vào danh mục các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC, Đà Nẵng - Việt Nam tháng 11/2017.

Có thể nói Công viên vườn tượng APEC đã tô điểm thêm cho không gian văn hóa - lễ hội dọc hai bờ sông Hàn, trở thành một điểm đến du lịch mới và kéo dài không gian đặt tượng mỹ thuật trên vỉa hè phố đi bộ dọc tuyến đường Bạch Đằng, bên bờ sông Hàn. Nhưng điểm nhấn độc đáo nhất về Công viên vườn tượng này ở chỗ, trong một không gian chung, cách nhau không xa lắm, chỉ trong bán kính chừng 50 mét. Nếu Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chămpa là nơi lưu giữ những tác phẩm của người Chămpa thì Công viên vườn tượng APEC là nơi lưu giữ những tác phẩm đương đại của 21 nền kinh tế. Hai địa chỉ văn hoá dù ở rất gần nhau về không gian, nhưng lại cách xa nhau về niên đại ra đời các tác phẩm nghệ thuật trưng bày. Còn nếu tính thời gian, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chămpa được khánh thành vào đầu năm 1919 và trở thành nơi trưng bày, bảo quản các bộ sưu tập quý hiếm bậc nhất về nghệ thuật điêu khắc Chămpa, thì Công viên vườn tượng APEC được khai sinh trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày một sâu rộng trong quá trình đổi mới, năng động khẳng định vị thế Việt Nam với thế giới.

Công viên vườn tượng APEC còn mang tính độc đáo khi quy tụ khá đầy đủ các trường phái nghệ thuật, tư duy sáng tạo, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Mỗi một bức tượng là hình ảnh đại diện có tính tiêu biểu của một quốc gia, một nền văn hóa, một nền kinh tế.

Nói về ý nghĩa của sự ra đời Công viên vườn tượng APEC, ông Huỳnh Văn Hùng, nguyên giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Đà Nẵng chia sẻ. Sự kiện APEC chỉ diễn ra trong 1 tuần. Thời gian thật ngắn ngủi. Nhưng để vài chục năm sau và hơn thế nữa, nhiều thế hệ đều biết rằng, Đà Nẵng từng là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ thượng đỉnh APEC 2017, thì Công viên vườn tượng APEC chính là nơi có thể làm điều đó tốt nhất. Công viên trưng bày các bức tượng do chính các nền kinh tế thành viên tạo tác từ nước mình và gửi đến Đà Nẵng. Quả là một công viên vườn tượng vô cùng ý nghĩa.

Công viên là một phần không thể thiếu trong các thành phố lớn, đây là những mảng xanh  của thành phố, là nơi dành riêng cho việc vui chơi, giải trí và các hoạt động văn hóa phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Thành phần tất yếu của công viên là cây xanh. Nhưng cây xanh không là chưa đủ để tạo nên một công viên vừa xanh mát vừa hữu dụng cho các hoạt động của con người. Đây là lúc cần đến vai trò của nhà thiết kế cảnh quan công viên văn hoá.

Ý nghĩa của công viên
 

Công viên văn hóa Lê Thị Riêng

I. Ý NGHĨA CÔNG VIÊN VĂN HOÁ

1. Ý nghĩa

- Là một thành phần quan trọng trong hệ thống mảng xanh đô thị, góp phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện nhân cách con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của một đô thị hiện đại.

- Cải tạo vi khí hậu và giữ gìn môi trường sinh thái của đô thị.

- Góp phần hình thành cảnh quan đô thị.

- Là nhân tố quan trọng trong tổ chức không gian đô thị hiện đại góp phần hoàn thiện cấu trúc đô thị.

- Công viên văn hoá có rất nhiều lợi ích về xã hội, môi trường, kinh tế cũng như cá nhân và cộng đồng.

2. Nguyên tắc thiết kế cảnh quan công viên

- Việc thiết kế cảnh quan công viên như thế nào để có thể đạt được mục đích sử dụng với chi phí thi công, vận hành và bảo dưỡng thấp nhất. Công việc này đỏi hỏi nhà thiết kế cảnh quan không những phải am hiểu các nguyên tắc thiết kế cảnh quan mà còn phải có kiến thức về văn hóa xã hội, tập quán xinh hoạt và các hoạt động cộng đồng nơi công viên của cư dân. Tuy công viên cũng là một phần trong phạm vi cảnh quan nhưng do mục đích sử dụng và vai trò ý nghĩa to lớn của nó khiến cho một số nguyên tắc khi thiết kế cảnh quan công viên sẽ khác đôi chút so với các loại hình cảnh quan khác.

Ý nghĩa của công viên
 

Khu vui chơi trẻ em trong công viên văn hóa

- Thiết kế cảnh quan công viên chịu ảnh hưởng từ mục đích sử dụng của con người và những tính năng có sẵn của địa hình. Một công viên chủ yếu dành cho trẻ em sẽ phải có các sân chơi. Công viên dành cho người lớn phải có đường đi bộ và các cảnh quan trang trí. Công viên văn hóa thì giành phần lớn diện tích xây dựng các công trình phục vụ cho các hoạt động văn hóa. Công viên bảo tồn tự nhiên sẽ hạn chế tối đa sự can thiệp của con người vào cấu trúc cảnh quan…Tùy vào mục đích sử dụng chính nhà thiết kế sẽ tạo ra một cảnh quan công viên phù hợp nhất. 

II. CƠ SỞ PHÂN TÍCH, NGHIÊN CỨU THIẾT K Ế

Các giá trị:

-          Giá trị lịch sử - vùng đất anh hùng

-          Giá trị về tín ngưỡng và hoạt động tâm linh

-          Giao thông tiếp cận đa dạng (đường thủy, đường bộ, buýt cc…)

-          Bảo tồn gía trị sông nước: hình ảnh đặc trưng và chức năng môi trường

-          Bảo tồn và phát triển sự đa dạng của hệ sinh thái khu vực

-          …

 

Ý nghĩa của công viên
 

Đồ án công viên kiến trúc của sinh viên ĐH Kiến Trúc (tg: Thịnh Trịnh)

1. Phân tích điều kiện hiện trạng khu đất thiết kế:

Đây là những số liệu cơ sở ban đầu để hình thành nên phương án thiết kế phù hợp với điều kiện hiện trạng từng khu đất.

- Nghiên cứu một số yếu tố tạo cảnh quan chủ yếu như cây xanh, mặt nước (Kênh rạch, ao hồ…).

- Mặt đất-

- Địa hình khu vực

- Hiện trạng công trình khu vực

- Điều kiện tự nhiên :

+ Khí hậu

+ Thủy văn

2. Phân tích vai trò khu đất thiết k ế công viên trong mối tương quan phát triển tương lai của đô thị:

a. Công năng:

Hình thành một công viên Văn hóa cho đô thị Việt Nam trong điều kiện hiện tại và tương lai (15-20 năm). Công viên thiết kế phải tổ chức được một môi trường nghỉ ngơi vui chơi giải trí tương đối hiện đại, phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện văn hoá mang tính truyền thống; phù hợp với phong tục tập quán, đặc điểm giao lưu sinh hoạt… mang tính đặc thù của người dân đô thị TPHCM.

b. Không gian cảnh quan:

Cảnh quan trong công viên chiếm tỷ lệ khá lớn. Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổ chức cảnh quan không những nhằm mục đích phục vụ khách tham quan mà còn đóng góp quan trọng trong việc hình thành cảnh quan đô thị.

 c. Giao thông:

- Phải phân tích đánh giá, từ đó đề xuất những giải pháp về giao thông, chủ yếu là giao thông bên trong công viên với các loại hình đường giao thông chính như sau:

    + Đường trục phụ (Nếu có,tùy ý đồ của từng tác giả).

    + Đường liên tục.

    + Đường khu vực.

     + Đường phục vụ (Nếu có).

 - Nghiên cứu mối tương quan, ảnh hưởng với nhau giữa giao thông và cảnh quan.

- Đặc biệt chú ý đến các giải pháp và lối thoát người khi cần thiết.

- Một số qui định :

    +   Đường trục chính phải nối liền từ cổng chính qua trung tâm khu vực chức năng chính của công viên (Quảng trường khu Văn hóa).

    +   Đường trục phụ (không bắt buộc) nối liền từ cổng phụ qua trung tâm một trong các khu vực chức năng của công viên.

    +   Đường liên tục phải đi qua tất cả các khu vực trong công viên và nối liền hoặc tiếp cận các trung tâm của từng khu vực.

    +  Đường khu vực : Hình dạng và kích thước phụ thuộc vào từng khu vực, nhưng hạn chế cắt qua đường liên tục hay đường trục chính.

    +  Đường phục vụ (không bắt buộc) thường bố trí tại vị trí vành đai công viên hoặc kết hợp chung với đường liên tục, chiều rộng đường >3,5m.

d. Bãi đỗ xe

   - Giao thông tiếp cập cũng như giao thông bên trong bãi đỗ cần được bố trí hợp lý để tránh tình huống ùn tắc giao thông.

   - Đây cũng là nơi có cảnh quan khá “thô”, cũng như âm thanh, tiếng ồn của nó mang lại sự không thoải mái cho người tiếp cận công viên. Vì vậy cần bố trí bãi đỗ xe nằm tách biệt với khu vực trung tâm của công viên.

3/ Nghiên cứu và đề xuất phương án QH cơ cấu  phân khu chức năng:

Công viên văn hóa là một tổ chức nghỉ ngơi vui chơi giải trí hiện đại bao gồm các khu vực chức năng:

a. Khu văn hóa & biểu diển

Có thể phân đôi hoặc kết hợp tùy ý đồ của từng tác giả.

 + Khu văn hóa phải gắn liền với quảng trường trung tâm của công viên nhằm phục vụ các nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân. Trung tâm khu vực là nhà văn hóa đa năng có thể kết hợp với quảng trường lễ hội.

+ Khu biểu diển có thể kết hợp với khu văn hóa hoặc tách rời, bao gồm các bộ phận biểu diển văn nghệ, chiếu phim, xiếc…

 Ngoài ra, tùy theo từng điều kiện địa hình và giải pháp không gian, có thể có thêm loại hình sân khấu ngoài trời.

 b. Khu thể dục thể thao

+ Có lối vào thuận lợi từ khu trung tâm hoặc tiếp cận với khu vực trung tâm. Bao gồm các loại hình thể thao mang tính biểu diển và rèn luyện thể hình, chủ yếu là các hình thức thể thao ngoài trời như: Bóng chuyền,bóng rổ,cầu lông(không chuyên), cờ người, quần vợt…, có thể có một bể bơi tự do “mini” mang tính tạo cảnh.

 + Cấu trúc các loại hình sân bải mang tính tập luyện và biểu diển dạng không chuyên nhằm mục đích giao lưu. Không tổ chức loại hình thi đấu chuyên nghiệp.

 + Tùy điều kiện địa hình, có thể tổ chức hình thức bơi thuyền mang tính giải trí.

c. Khu thiếu nhi

+  Cũng phải có lối vào thuận tiện từ khu trung tâm hoặc tiếp cận với khu trung tâm nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, giáo dục đối với lứa tuổi thiếu nhi.

+  Các công trình trong khu thiếu nhi có thể có là: Phòng năng khiếu văn thể mỹ, nhà hát thiếu nhi, múa rối nước, sân chơi đa năng hiện đại, sân tập xe…

+  Ngoài các loại hình trên, khu thiếu nhi cần có các vườn cảnh thích hợp  vừa tạo cảnh quan vừa góp phần giáo dục lứa tuổi nhỏ về các loài động thực vật trong tự nhiên.

d. Khu nghỉ tỉnh

+  Có thể nằm tách biệt đối với các khu vực chức năng khác, nhưng phải được nối liền với các khu vực qua đường liên tục.

+  Các công trình kiến trúc trong khu vực này chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi thư giản, giải trí mang tính trầm lặng của du khách, bao gồm các loại hình: Chổ bình thơ, chơi cờ, ngắm trăng, câu cá, chòi nghỉ, chòi trú mưa, đường dạo... kể cả triển lảm cây, chim, cá, cảnh, phong lan, non bộ

+  Có thể chia nhỏ khu vực thành những vùng tiểu cảnh riêng hoặc kết hợp xen kẻ các loại hình trên vào trong một không gian cảnh quan chung … tùy ý đồ của từng tác giả.

c. Khu phục vụ

- Giữ chức năng quản lý và điều hành công viên, đồng thời nghiên cứu, thể nghiệm các mô hình ứng dụng và phục vu …, kể cả việc nuôi dưỡng và nhân giống các loại cây trồng, các loài động vật quí hiếm trong công viên, trong điều kiện có thể được.

- Chú ý mỗi khu vực cần bố trí những bộ phận giải khát nhẹ và nhà vệ sinh phục vụ du khách.
- Các khu vực trên là những khu chức năng chính. Việc sắp xếp bố cục các khu đất đó trong công viên phụ thuộc vào điều kiện địa hình và hình thức bố cục không gian cảnh quan môi trường ở đó.                 

- Ngoài ra, cần tham khảo thêm một số thông số sau

   + Diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc có trong công viên  ≤ 8% diện tích toàn công viên

   + Tổng diện tích giao thông (các loại đường trong công viên) và sân bãi phải ≤ 18%

   + Tỉ lệ cây xanh ≥ 70% diện tích toàn công viên.

   + Hồ nước trong công viên nếu có chỉ nên ≤ 30% diện tích toàn công viên

Ý nghĩa của công viên
 

Đồ án công viên kiến trúc của sinh viên ĐH Kiến Trúc (tg: Tuấn Nguyễn)

III. QUY MÔ CÔNG TRÌNH

 (Để tham khảo, người thiết kế có thể tự đề xuất thêm hoặc bớt, không nhất thiết phải theo đúng các hạng mục dưới đây).

1. Khu văn hóa biểu diễn

   +Nhà văn hóa đa năng (Diển thuyết ,tọa đàm , văn nghệ chiếu phim tư liệu, triển lãm). Có thể hợp khối hoặc tách biệt            

   +Rạp xiếc                                                                                                        

   +Sân khấu ngoài trời                                                                                        

   +Quảng trường phục vụ các lể hội                                                                   

   +Phục vụ giải khát                                                                                            

2. Khu thể thao vui chơi

   +Sân bóng đá mi ni                                                                                             

   +Sân bóng chuyền

   +Sân bóng rổ

   +Sân cầu lông

   +Sân quần vợt

   +Sân cờ người                                                                                               

   +Phục vụ giải khát                                                                                          

3. Khu thiếu nhi

   +Phòng năng khiếu văn-thể-mỹ sáng tạo                        

   +Nhà hát thiếu nhi                                                           

   +Hồ múa rối nước                                                          

   +Sân chơi thiết bị hiện đại                                             

   +Sân tập xe                                                                                                    

   +Vườn động thực vật nghiên cứu                                                                    

   +Phục vụ giải khát                                                                                          

4. Khu nghỉ tỉnh

   +Câu lạc bộ thơ ,văn , cờ…                                                                            

   +Câu lạc bộ giao lưu các lứa tuổi                                                                      

   +Chòi câu cá (4cáix16m2=64m2)                                                                       

   +Chòi nghỉ chân,chơi cờ(20cáix16m2=320m2)                                                  

   +Sân đa năng                                                                                                   

   +Hồ nước lớn                                                                                                 

   +Triển lãm cây cá cảnh                                                                                    

   +Phục vụ giải khát                                                                                           

5. Khu phục vụ 

    +Nhà quản lý và điều hành công viên                                                              

   +Nhà nghiên cứu ứng dụng                                                                             

   +Vườn thực nghiệm vật nuôi cây trồng                                                           

   +Bãi đậu xe toàn công viên                                                                                

IV. YÊU CẦU

Ý nghĩa của công viên
 

Dự án công viên văn hoá xứ Thanh (Thanh Hoá)

Chú ý nhiều đến việc bố trí cây xanh và cảnh quan trong tòan bộ các khu vực chức năng của công viên. Ngoài ra, cần phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau đây:

*      Phân khu chức năng hợp lý, khu vực chính-phu, tỉnh-động rõ ràng, qui mô phù hợp.

*      Thể hiện đầy đủ các tuyến đường, các loại đường trong công viên.

*      Công trình kiến trúc, là một trong các yếu tố tạo cảnh, cần phải có khối dáng đẹp, hợp lý ở mỗi khu vực chức năng .

- Phải tạo được mối liên hệ hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Lấy yếu tố cây xanh làm yếu tố tạo cảnh chủ đạo, các yếu tố tạo cảnh khác như mặt nước, địa hình, kiến trúc… là những yếu tố cần thiết phải chú ý kết hợp.

- Có thể cải tạo địa hình theo kiểu mô phỏng tự nhiên nhưng không được phá vỡ cảnh quan thiên nhiên vốn có của khu vực.

- Chú ý hướng nắng, gió cho từng khu vực chức năng.

- Cần chú ý kết hợp cây xanh của công viên với các loại cây ngoại vi khác như: cây xanh cách ly, cây xanh đường  phố.

- Ngoài các đường phố ngoại vi chính, tác giả có thể tạo thêm các đường ngoại vi nếu thấy cần thiết.

- Tránh bố trí cổng chính quá gần các vị trí giao nhau của giao thông ngoại vi.

V. KẾT LUẬN

“Công viên văn hóa nghỉ ngơi là một quần thể kiến trúc được phối hợp với các mặt văn hoá, giáo dục và sự kết hợp tổ chức thời gian rỗi, sự nghỉ ngơi của đông đảo nhân dân trong môi trường thiên nhiên… công viên tác động tích cực nhất đối với con người nhưng điều đó chỉ có tác động tốt nếu như công viên được tạo thành tác phẩm có tính nghệ thuật cao”( Ka-ca-rep-ki-Liên Xô)

Ý nghĩa của công viên
 

Bản đồ công viên văn hoá Đầm Sen

Ý nghĩa của công viên
 

Công viên văn hoá Đầm sen

Bài viết được dựa vào sự nghiên cứu cũng như tham khảo tài liệu của tôi, không tránh khỏi những sai sót. Mong quý bạn đọc vui lòng chia sẻ và đóng góp  kiến thức để bài viết hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn