Xương ức ở đâu

3/31/2015 12:28:00 AM

Đầu trước của thân xương sườn nối với các sụn sườn ngoại trừ xương sườn 11 và 12 tự do nên hai xương sườn này được gọi là xương sườn cụt.

Lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn, kết nối xương ức với các đốt sống ngực tạo thành

Hình. Lồng ngực

1. Xương ức     2. Xương sườn      3. Sụn sườn

Xương sườn

Ðại cương

Xương sườn là các xương dài, dẹt và cong, nằm hai bên lồng ngực, chạy chếch xuống dưới và ra trước.

Ðặc điểm chung của các xương sườn

Mỗi xương sườn gồm có ba phần: đầu, cổ và thân.

Thân sườn:  dài, dẹt và cong từ sau ra trước. Từ phía sau, thân chạy ra ngoài sau đó cong ra trước tạo nên một góc ở đoạn sau và đoạn bên là góc sườn, nơi hay xảy ra gãy xương sườn. Đầu trước của thân xương sườn nối với các sụn sườn ngoại trừ xương sườn 11 và 12  tự do nên hai xương sườn này được gọi là xương sườn cụt.

Xương ức

Là một xương dẹt, nằm phía trước, giữa lồng ngực.

Gồm ba phần: cán ức, thân ức và mỏm mũi kiếm. Cán và thân ức tạo một góc nhô ra trước gọi là góc ức.

Có hai mặt trước và sau, hai bờ bên, một nền ở trên và một đỉnh ở dưới.

Mặt trước

Cong, lồi ra trước, có các mào ngang là vết tích của các đốt xương ức dính nhau.

Mặt sau

Lõm, nhẵn.

Bờ bên

Có 7 khuyết sườn để khớp với 7 sụn sườn đầu tiê.

Nền

Ở trên, có khuyết tĩnh mạch cảnh ở giữa và hai khuyết đòn ở hai bên để khớp với đầu ức của xương đòn.

Ðỉnh

Mỏng, nhọn như mũi kiếm nên còn gọi là mỏm mũi kiếm.

Một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay là đau nhức vùng xương ức cảnh báo bệnh gì? Đây là một tình trạng không phải hiếm gặp, do đó hãy cùng các chuyên gia của MEDLATEC tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về tác nhân gây đau nhức vùng xương ức

đau nhức vùng xương ức hay những cơn đau co thắt ở giữa ngực là tình trạng rất dễ gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người sau độ tuổi 30, người làm nhiều việc nặng nhọc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức như vận động quá mạnh, làm việc với cường độ cao, quá sức, đầu óc căng thẳng, stress hay sự thay đổi bất thường của thời tiết.

Đau nhức ở vùng xương ức có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan

Người bị bệnh sẽ có cảm giác đau, tức vùng lồng ngực đi kèm với là tình trạng khó thở, thở nông. Đôi khi, cơn đau có thể lan rộng sang các khu vực lân cận như cổ, hàm, hai tay,... Cơn đau âm ỉ, đau nhiều khi vận động, cúi gập người hoặc lúc đổi tư thế. Cũng có lúc, cảm giác đau tức ngực đột ngột xuất hiện kể cả khi bạn không làm gì.

2. Đau nhức vùng xương ức nói lên điều gì về sức khỏe cơ thể?

Nếu cơ thể bạn xuất hiện các cơn đau nhức vùng xương ức thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau mà bạn không được chủ quan.

Tim mạch

Có thể nói, nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất dẫn đến đau nhức vùng xương ức là các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Các trường hợp như hẹp động mạch vành, xơ vữa động mạch vành,... gây cản trở đến quá trình máu lưu thông dẫn đến thiếu máu, thiếu oxy và tạo nên các cơn đau, tức vùng ngực. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục và kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim và kể cả tử vong. Chính vì vậy mà bạn không được chủ quan với những cơn đau vùng ngực hiện nay.

Các cơn đau ở vùng lồng ngực có thể do bệnh lý liên quan đến tim mạch gây ra

Chấn thương

Những tác động quá mạnh từ bên ngoài gây chấn thương lồng ngực hoặc một số bệnh lý về thần kinh liên sườn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của các cơn đau nhức vùng xương ức.

Người bệnh có thể thấy đau ở một bên sườn hoặc đau cả hai bên, cảm giác nhức nhói dọc theo xương sườn. Cơn đau có thể nhiều hơn khi bạn nằm ngửa hoặc trở mình, lúc ngồi lâu hay cúi người.

Tổn thương cơ quan trong ổ bụng

Một trong những nguyên nhân ít ai nghĩ đến là do sự tổn thương ở các cơ quan trong xoang bụng như gan, mật, thận, dạ dày, lá lách, tuyến tụy, bàng quang, ruột non, ruột già,... Nếu các tổn thương này gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận thì vùng xương ức hay lồng ngực sẽ xuất hiện các cơn đau nhức.

Hệ tiêu hóa

Các bệnh lý liên quan đến vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm, loét dạ dày hoặc một số tình trạng khác chẳng hạn chướng bụng, viêm đại trực tràng,... đôi khi sẽ khiến bệnh nhân xuất hiện các cơn đau nhức vùng xương ức.

Ổ áp xe hình thành tại cơ hoành

Nguyên nhân phổ biến và hay gặp trong số những vấn đề dẫn đến cơn đau nhức ở vùng xương ức là ổ áp tại cơ hoành. Ngoài biểu hiện đau ở ngực và vai, bệnh nhân có thể thấy khó thở, buồn nôn, nôn, đau bụng âm ỉ, tim đập nhanh.

3. Khi bị đau nhức vùng xương ức thì nên làm gì?

Các biện pháp giảm cơn đau

Giảm đau nhanh chóng là một trong những cách mà nhiều người nghĩ đến khi vùng xương ức có cảm giác nhức nhói. Nhằm theo dõi chặt chẽ tình trạng và diễn biến cũng như hạn chế các cơn đau của cơ thể nặng hơn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thời gian đầu, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động quá mạnh, theo dõi tình hình sức khỏe, khi biểu hiện ngày càng nặng hơn, phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng.

  • Với những cơn đau nhức vùng xương ức thì bạn có thể giảm đau bằng cả chườm nóng lẫn lạnh. Chườm lạnh sẽ có tác dụng hạn chế tình trạng viêm xảy ra. Chườm nóng là cách để bạn hỗ trợ quá trình máu lưu thông, giảm đau nhức hiệu quả.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh đều hỗ trợ giảm các cơn đau nhức và lưu thông máu ở vùng ngực

  • Bạn cần phải chú ý vận động nhẹ, không nên sợ đau mà nằm liên tục có thể dẫn đến cứng khớp khiến bệnh nặng hơn.

  • Massage nhẹ nhàng và thường xuyên, có thể sử dụng thêm dầu nóng cũng là cách mà nhiều người áp dụng để giảm các cơn đau nhức vùng xương ức. Việc massage sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời cơ thể cũng được thư giãn, góp phần nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.

Địa chỉ khám và điều trị uy tín hiện nay

Bên cạnh các phương pháp giảm đau nói trên thì việc cần thiết nhất là bạn phải đến sơ sở y tế chất lượng để được thực hiện các kiểm tra chuyên sâu, nhằm xác định chính xác các cơn đau ở lồng ngực xuất phát từ nguyên nhân nào.

Khi được khám và kiểm tra, bạn sẽ được bác sĩ cho chỉ định thực hiện điện tâm đồ hay siêu âm phần mềm, X - quang lồng ngực,... Kết hợp với các biểu hiện lâm sàng và kết quả chẩn đoán thăm dò, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất cũng như phương pháp điều trị, can thiệp sao cho hiệu quả và phù hợp với bệnh nhân.

Tốt nhất khi có biểu hiện đau ở vùng ngực thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín và chất lượng để được thăm khám kiểm tra

Với kinh nghiệm hơn 24 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là nơi giúp bạn cải thiện nhanh chóng và hiệu quả nhất về tình trạng đau nhức vùng xương ức. Sở hữu một đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, lấy sức khỏe của bệnh nhân đặt lên hàng đầu cùng trang thiết bị hiện đại, MEDLATEC đảm bảo sẽ giúp đỡ hết sức để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

Hiện nay, bệnh viện triển khai khám, chữa bệnh ở tất cả các chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người. Hơn nữa, MEDLATEC còn có chính sách giải quyết bảo hiểm y tế cho tất cả các đối tượng, không phân biệt nơi đăng ký ban đầu để giảm bớt gánh nặng cho khách hàng. Đồng thời, bệnh viện cũng miễn 100% phần chi phí chênh lệch trong quá trình khám và điều trị cùng nhiều chính sách ưu đãi khác nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng.

Nếu bạn cần được tư vấn hay hỗ trợ bất kỳ vấn đề nào, có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 1900.56.56.56.

Xương ức nằm ở vị trí giữa lồng ngực, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận, cơ quan thuộc phần thân trên cũng như liên kết các xương khác lại với nhau. Để tìm hiểu chính xác về vị trí, chức năng, cấu tạo và các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến phần xương này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Xương ức là một đoạn xương dài, dẹt và thẳng nằm cố định ở giữa lồng ngực. Phần xương này nối liền với xương sườn để tạo thành khung vòm ngực, bảo vệ cho tim, phổi và các bộ phận quan trọng khác của cơ thể.

Trong giải phẫu học, người ta chia xương ức thành ba phần, chúng lần lượt là:

  • Cán ức [tên tiếng Anh: Manubrium]: Đây là phần trên cùng của xương ức, là nơi kết nối xương ức với xương đòn và hai đốt xương sườn đầu tiên. Hình dạng của cán ức khá giống tứ giác. Khi sờ tay vào vị trí này, chúng ta có thể cảm nhận được độ lõm rõ rệt. Theo các chuyên gia, cán ức có chứa các dây tĩnh mạch notch.
  • Thân ức [tên tiếng Anh: Body sternum]: Đây là phần giữa của xương ức và cũng là phần có độ dài lớn nhất. Các xương sườn từ thứ 3 đến thứ 7 được nối với xương ức thông qua thân ức. Các điểm nối đều được bao bọc bởi một lớp sụn, tạo thành 4 điểm lõm lớn trên thân ức.
  • Mũi ức [tên tiếng Anh: Xiphoid process]: Đây là phần nằm phía dưới cùng của xương ức. Phần này nối liền với thân ức, hình dạng thuôn dài thành chóp nhọn. Thành phần chính của mũi ức là sụn, vì vậy khi con người bước vào giai đoạn lão hóa, khu vực này rất dễ bị vôi hóa.

  Purin là gì? Tác dụng đối với cơ thể và các loại thực phẩm giàu purin

Xương ức ban đầu chỉ là hai thanh sụn nhỏ, một ở bên trái, một ở bên phải. Sau đó, khi thai nhi bắt đầu hình thành khung xương, hai thanh sụn này dính làm một và nằm ở giữa phần ngực. Nhờ vào xương ức, các xương sườn và xương đòn vai liên kết lại và tạo nên lồng ngực hoàn chỉnh.

Theo bác sĩ, xương ức có quá trình phát triển cụ thể như sau:

  • Tháng thứ 6 của thai kỳ: Cán ức và phần đầu của thân ức hình thành.
  • Tháng thứ 7 của thai kỳ: Đoạn thứ hai và thứ ba của phần thân ức phát triển toàn vẹn.
  • Năm thứ nhất sau khi chào đời: Đoạn cuối cùng của thân ức hình thành.
  • Năm thứ 5 đến năm thứ 18 của trẻ: Mũi ức hoàn thiện, xương ức chính thức kết thúc quá trình phát triển.

Xương ức đảm nhận 2 nhiệm vụ quan trọng, đó chính là:

  • Bảo vệ cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể: Xương ức cùng với xương đòn và xương sườn tạo thành một lồng chứa khổng lồ vững chắc giúp bảo vệ những cơ quan nội tạng phần thân trên. Đây đều là những cơ quan rất quan trọng đối với sự sống của cơ thể, ví dụ như tim, phổi, mạch máu lồng ngực,…
  • Hỗ trợ liên kết các xương khác lại với nhau: Nếu không có xương ức, phần trước lồng ngực sẽ bị hở. Điều này khiến hệ thống xương ngực không được khép kín cũng như mối liên kết trở nên lỏng lẻo hơn. Không chỉ là điểm nối của xương, xương ức cũng là nơi một số cơ bụng và ngực của chúng ta được liên kết.

  Chụp cắt lớp vi tính CT là gì? chụp có nguy hiểm không?

Có nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau có thể khiến phần xương ức của chúng ta bị đau nhức khó chịu. Một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến là:

  • Viêm khớp sụn sườn [Costochondritis]: Tình trạng này xảy ra khi phần sụn nối giữa xương ức và xương sườn bị viêm do chấn thương, nhiễm trùng, vận động mạnh,… Viêm khớp sụn sườn gây ra những cơn đau thắt rất khó chịu ở lồng ngực. Hiện tượng này trở nên dữ dội hơn khi chúng ta thực hiện động tác vươn vai, ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.
  • Căng cứng cơ ngực: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chúng ta cảm thấy đau ở xương ức. Căng cứng cơ xảy ra khi phần cơ hoặc gân nằm ở phần ức bị tổn thương. Đối với trường hợp này, người bệnh có thể có các triệu chứng khác nhau, ví dụ như đau nhức ngực, bầm tím, bị hạn chế trong một số chuyển động liên quan đến ngực,….
  • Xương ức bị gãy: Nếu vùng ngực phải chịu đựng ngoại lực ở cường độ mạnh gây ra bởi tai nạn xe hơi, chấn thương thể thao,… tình trạng gãy xương ức có thể xảy ra. Khi xương ức nứt, gãy, người bệnh thường cảm thấy những cơn đau thắt ngực dữ dội, nhất là khi hít thở sâu. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số dấu hiệu khác như chảy máu, tím bầm, sưng tấy, hơi thở đứt quãng,…
  • Chấn thương ở xương đòn: Xương đòn được nối trực tiếp với cán ức. Vì vậy, nếu xương đòn xảy ra chấn thương, người bệnh rất dễ bị đau nhức quanh vùng xương ức. Chấn thương xương đòn phần lớn có liên quan đến các tai nạn như ngã, va chạm xe cộ,…. Trong những trường hợp chấn thương nặng, người bệnh có thể phải nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật.

  Gù cột sống là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh

Để phòng tránh tình trạng đau nhức xương ức, mọi người nên chú ý đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Cụ thể như sau:

  • Đảm bảo an toàn cho cơ thể khi tham gia giao thông [lái xe cẩn thận, thắt dây an toàn khi ngồi xe hơi] hoặc khi tham gia các hoạt động thể thao khác nhau [mặc đồ bảo hộ ngực, đầu, khuỷu tay, đầu gối].
  • Trọng lượng cơ thể nên được duy trì ở mức độ vừa phải. Nếu có các dấu hiệu thừa cân, béo phì, mọi người nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cũng như tăng cường vận động nhiều hơn.
  • Xây dựng các thói quen lành mạnh đối với cơ thể, ví dụ như ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, không ăn nhiều đồ ăn chiên rán, không hút thuốc, không uống rượu bia,…
  • Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể của chúng ta. Vì vậy, hãy cố gắng bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, collagen, vitamin D như rau xanh đậm, các loại đậu, sữa bò, trứng gà, chân giò, cá biển,…
  • Nếu phần giữa ngực xuất hiện tình trạng đau nhức bất thường mà không do va đập hay chấn thương ngoài, mọi người nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và kiểm tra đầy đủ.

Xương ức đóng vai trò bảo vệ cơ quan nội tạng quan trọng và liên kết các xương sườn lại với nhau. Khu vực này có thể xảy ra nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau, gây ra những cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh. Trong những trường hợp này, tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám sớm để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Lưu Đức Chương 9 Tháng Tư, 2021

Nguồn tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề