5 C là gì

24 Tháng 12 2021 · 9 phút đọc

Trong quá trình đi vay, bạn sẽ phải trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt. Các tổ chức tín dụng sẽ thông qua một quy trình để đánh giá khả năng trả nợ của bạn. Qua đó, họ sẽ quyết định có phê duyệt khoản vay của bạn hay không. Với tùy từng ngân hàng thì quy trình này cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, phần lớn họ đều sẽ tuân theo quy tắc 5C. Vậy nguyên tắc 5C là gì? Nó bao gồm những thành phần nào? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nguyên tắc 5C là gì?

Nguyên tắc 5C là gì?

5C trong tín dụng được sử dụng để mô tả năm yếu tố chính được sử dụng để xác định mức độ tín nhiệm của người đi vay. Các tổ chức tài chính sử dụng nguyên tắc này để xem xét và quyết định xem người nộp đơn có đủ điều kiện để được cấp tín dụng hay không. Đồng thời cũng để xác định lãi suất và hạn mức tín dụng cho những người đi vay. 

Nguyên tắc 5C này bao gồm: 

  • Uy tín người vay [Character] 
  • Năng lực của người vay [Capacity]
  • Vốn [Capital]
  • Tài sản đảm bảo [Collateral] 
  • Các điều kiện khác [Conditions].

Báo cáo được thành lập sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về mức độ tín nhiệm của người vay. Các thông tin về tổng nợ, hạn mức tín dụng, số dư hiện tại sẽ được liệt kê. Thậm chí, nếu người vay từng vỡ nợ hoặc phá sản cũng sẽ được điều tra.

Tầm quan trọng của 5C

Nguyên tắc 5C cung cấp một khuôn khổ khách quan, tổng quát mà hiệp hội tín dụng, ngân hàng hoặc người cho vay dùng để xác định xem bạn có đủ điều kiện tiếp nhận khoản vay không. Dựa vào đây, họ có thể phác thảo cấu trúc cơ bản của phân tích tín dụng. Đây là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ tín nhiệm của bạn. Đồng thời nó cũng tạo ra tác động lớn đến quá trình phê duyệt khoản vay.

Các thành tố của nguyên tắc 5C

Uy tín của người vay [Character]

Đây là hồ sơ tổng hợp nhằm theo dõi lịch sử tín dụng của người vay. Các thông tin trong đó bao gồm các khoản vay trong quá khứ, đặc biệt là việc họ có trả nợ đúng hạn hay không. Đây là yếu tố quan trọng để hình thành mức tín nhiệm. Từ đó, các tổ chức tài chính có thể đưa ra quyết định cho vay đối với người đi vay.

Uy tín của người vay là yếu tố đánh giá nền tảng

Thông thường, nếu điểm tín dụng càng cao thì khả năng được phê duyệt khoản vay càng lớn. Cùng với đó, nếu lịch sử nói rằng bạn từng trả muộn, trí trá với bên cho vay thì sẽ là một điểm đen lớn. Như vậy thì khả năng cao là bạn sẽ không được chấp thuận khoản vay.

Việc xem xét lịch sử tín dụng cần mức độ chuyên môn nhất định. Do đó, nó thường được thực hiện bởi các trung gian như tổ chức xếp hạng tín dụng. Tại Việt Nam, CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam lưu giữ những thông tin này. Đây là tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nên dữ liệu đủ tính tin cậy. 

Năng lực của người vay [Capacity]

Năng lực hoàn trả của người đi vay là yếu tố quan trọng để chấp thuận khoản vay

Khả năng hoàn trả khoản vay là một yếu tố cần thiết để xác định mức độ rủi ro khi cho vay. Tổng thu nhập, lịch sử làm việc và tính ổn định của công việc hiện tại cho biết khả năng trả nợ của người vay. Ví dụ, những người làm việc tự do với dòng tiền không ổn định có thể được coi là những người đi vay “năng lực thấp”. Ngoài ra, các vấn đề đi kèm khác như trách nhiệm nuôi con hoặc gia đình có người bệnh phải chăm cũng được tính vào khả năng thanh toán của người vay.

Việc đánh giá DTI [Debt – To – Income] tức tỷ lệ nợ trên thu nhập cũng sẽ được thực hiện để xem xét khả năng trả nợ của cá nhân. Chỉ số này được tính với công thức sau:

Nợ phải trả mỗi tháng / tổng thu nhập hàng tháng

Trong khi xem xét DTI, chỉ số này càng thấp thì cơ hội được chấp thuận khoản vay càng lớn. Thông thường, tỷ lệ DTI được chấp thuận sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 35%.

Vốn [Capital]

Bên cho vay cũng thường xem xét cả nguồn vốn sẵn có của người vay để xem xét khoản vay. Các khoản trả trước của người vay sẽ làm giảm nguy cơ vỡ nợ hơn. Ví dụ, nếu trả trước một khoản tiền thì bạn sẽ dễ được chấp thuận khoản vay hơn.

Vốn là một yếu tố đánh giá quan trọng trong 5C

Giảm quy mô thanh toán cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ và điều khoản khoản vay của người vay. Nói chung, các khoản trả trước lớn hơn dẫn đến tỷ giá và điều khoản tốt hơn. Ví dụ, với các khoản vay thế chấp, khoản trả trước từ 20% trở lên sẽ giúp người vay tránh được yêu cầu mua thêm bảo hiểm thế chấp tư nhân [PMI].

Ngoài ra, vốn cũng sẽ bao gồm cả những tài sản mà người đi vay đứng tên. Nó đại diện cho các khoản đầu tư, tiết kiệm hay tài sản hiện vật như bất động sản của người vay. Các khoản vay thường sẽ được trả bằng thu nhập của người vay. Vốn là sự đảm bảo bổ sung nếu xảy ra các rủi ro như làm ăn thua lỗ hoặc thất nghiệp.

Tài sản đảm bảo [Collateral]

Tài sản đảm bảo sẽ giảm rủi ro khoản vay

Tài sản thế chấp có thể giúp người đi vay đảm bảo các khoản vay. Đây là một lời bảo đảm nếu người đi vay không trả được nợ, người cho vay có thể lấy lại thứ gì đó bằng cách thu hồi tài sản thế chấp. Do đó, các khoản cho vay có thế chấp thường được coi là ít rủi ro hơn đối với người cho vay. 

Vì có tính đảm bảo cao hơn nên thông thường các khoản vay này thường có lãi suất thấp hơn. Cùng với đó, là các điều kiện đi kèm cũng tốt hơn so với các khoản vay thông thường. Tài sản thế chấp có thể là bất kỳ thứ gì như bất động sản, giấy tờ có giá,… 

Các điều kiện khác [Conditions]

Bên cạnh các yếu tố trên thì người cho vay cũng sẽ xem xét những vấn đề bên lề khác. Điều kiện thường thấy nhất là mục đích của khoản vay. Liệu người đi vay có một kế hoạch cụ thể nào không? Khoản vay được lên kế hoạch sử dụng như thế này? Một khoản vay có mục đích rõ ràng như mua nhà hoặc mua xe sẽ dễ được chấp thuận hơn một khoản vay không cụ thể.

Các điều kiện khác cũng được xem xét để đánh giá người vay

Ngoài ra, người cho vay có thể xem xét các điều kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của người đi vay. Chẳng hạn như trạng thái của nền kinh tế, xu hướng của ngành hoặc sự thay đổi của pháp luật. Những yếu tố này sẽ giúp ngân hàng đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn để đưa quyết định cho vay phù hợp.

Bên cạnh đó, ngoài 5 yếu tố trên, chữ C thứ 6 cũng được coi trọng là Coverage [bảo hiểm]. Yếu tố này sẽ đánh giá các khoản bảo hiểm cá nhân hoặc theo doanh nghiệp của người vay. Theo đó, nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì bảo hiểm có thể giúp họ thu hồi một phần tiền.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của DNSE về nguyên tắc 5C trong tín dụng. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chủ đề này. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính – chứng khoán thú vị, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

Nguyên tắc 5C trong tín dụng [Five Cs of Credit] – một trong những nhóm chỉ số quan trọng khi tiến hành thẩm định tín dụng một hợp đồng vay vốn.

Capacity – Cash flow [Năng lực – Luồng tiền dự tính trả nợ]

Yếu tố được coi là quan trọng nhất trong nguyên tắc 5C trong Tín dụng.

Năng lực đề cập đến khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào. Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: kinh nghiệm điều hành; báo cáo tài chính quá khứ; sản phẩm; tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh tranh.

Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay và thanh toán các khoản vay, dù là của cá nhân hay các khoản vay thương mại cũng được coi là chỉ báo cho khả năng chi trả trong tương lai.

Capital [Cấu trúc vốn]

Là số vốn khách hàng đầu tư vào doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu đủ lớn. Vốn chủ sử hữu có thể được huy động trong quá trình hoạt động; giúp đảm bảo cho trạng thái khoản vay của ngân hàng.

Ngân hàng cũng nhìn nhận vốn chủ sở hữu như là chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của khách hàng đối với kinh doanh của mình và sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu biết khách hàng sẽ mất rất nhiều nếu công việc kinh doanh của họ không thành công. Sẽ tốt hơn nếu nguồn vốn này được lấy từ chính tài sản của cổ đông.

Collateral [Tài sản thế chấp]

Ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp của khách hàng khi khách hàng bị phá sản; hoặc mất khả năng chi trả nợ. Ngân hàng được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trước các chủ nợ khác. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cá nhân khác ngoài công ty làm tài sản thế chấp.

Đối với ngân hàng, đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Một số ngân hàng có thể yêu cầu có bảo lãnh cùng với tài sản đảm bảo. Bảo lãnh là hình thức bên thứ ba ký bảo lãnh cam kết thanh toán nếu người vay không trả được nợ.

Character [Thái độ, sự thể hiện của khách hàng]

Là ấn tượng chung khách hàng để lại đối với ngân hàng. Ấn tượng này có thể là khá chủ quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp; đối với nhiều ngân hàng, thái độ của khách hàng quyết định liệu một khoản vay nhỏ có được phê duyệt hay không. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ đáng ngờ bao gồm: sự kém hợp tác với ngân hàng; lừa dối; các vụ kiện tụng và thua lỗ. Thời gian, chi phí kiện tụng và chi phí cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn hơn nhiều so với thu nhập dự tính. Vấn đề này, tuy nhiên, trở nên kém quan trọng hơn đối với các khoản vay cho công ty lớn được điều hành bởi một nhóm cá nhân.

Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng cũng được xem xét.

Conditions [Các điều kiện khác]

Liệu khoản vay sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, mua sắm máy móc hay dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho? Ngân hàng sẽ đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phân tích ngành kinh doanh doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các ngành hoạt động liên quan có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Chữ C thứ 6 – Coverage [Bảo hiểm]

Đôi khi chúng ta có thể xét thêm một chữ C thứ 6 trong bộ nguyên tắc 5C trong Tín dụng. Có thể là khoản bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh hay bảo hiểm cho những lãnh đạo chủ chốt nếu quyền điều hành được tập trung trong tay một số ít cá nhân. Trong trường hợp một lãnh đạo chủ chốt chết hay mất năng lực hành vi, bảo hiểm sẽ đảm bảo ngân hàng sẽ được thanh toán nếu doanh nghiệp không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ.

Phân tích cụ thể 5C trong Tín dụng

Luồng tiền

  • Dòng tiền điều chỉnh cùng tiền mặt thực có; Dòng tiền quá khứ và tương lai;
  • Phân tích thu nhập trước lãi, thuế và khấu hao [EBITDA]: Thành tố cấu thành nên EBITDA; Thu nhập quá khứ; Chi phí bất thường; Xu hướng doanh thu và lợi nhuận gộp; Xu hướng chi phí hoạt động; Chi phí khấu hao trong tương quan với mua sắm tài sản dài hạn;
  • Phân tích hòa vốn
  • Tỷ lệ Nợ/Thu nhập
  • Tỷ lệ tiền mặt hiện có/Nợ [Debt Service Coverage – DSCR].

  • Hồ sơ lý lịch ban điều hành
  • Hồ sơ lý lịch đội ngũ cán bộ chủ chốt
  • Kế hoạch kinh doanh
  • Phân tích năng lực kinh doanh và năng lực kỹ thuật.

  • Hệ số thanh khoản [không phải lượng tiền mặt]: Ví dụ như hệ số thanh khoản của xe cộ là 75%
  • Hồ sơ về tài sản: Xác định quyền sở hữu và giá trị tài sản.

  • Phân tích Bảng cân đối kế toán
  • Phân tích tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu
  • Phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu.

  • Báo cáo tín dụng
  • Lịch sử trả nợ
  • Lượng tài sản đã thế chấp
  • Người bảo lãnh; người tham chiếu thông tin.

Theo Saga.vn

Trên đây là những kiến thức về nguyên tắc 5C trong Tín dụng có lẽ bạn cần biết. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm UB Academy, Diễn đàn U&BankBlog LearnID để cập nhật tin tức mới về ngành.

Video liên quan

Chủ Đề