Trẻ sơ sinh bị covid bao lâu thì khỏi

Dù chăm sóc cho người thân ốm bệnh, bạn cũng đừng quên chăm lo cho bản thân mình.

Hạn chế số lượng người chăm sóc. Lý tưởng nhất, hãy giao cho một người có sức khỏe tốt và rủi ro diễn biến nặng không cao nếu mắc COVID-19 – chẳng hạn như đã tiêm phòng đầy đủ, dưới 60 tuổi và không mắc bệnh mãn tính. 

Hỗ trợ người ốm làm theo các chỉ dẫn của bác sỹ. Nhìn chung, người ốm nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Theo dõi triệu chứng 

Ngay lập tức tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế nếu người ốm có triệu chứng:

  • Khó thở
  • Đau tức ngực
  • Lú lẫn
  • Mất khả năng nói hoặc vận động

Một số triệu chứng xuất hiện tùy vào độ tuổi. Bạn cần liên hệ khẩn cấp với cơ sở y tế nếu trẻ sơ sinh không thể bú mẹ, trẻ nhỏ sốt cao, hoặc trẻ đột nhiên trở nên lú lẫn, không chịu ăn, hoặc mặt hoặc môi chuyển xanh tím.

Theo dõi xem bản thân hoặc người khác trong gia đình có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hay không – bao gồm sốt, đau họng, đau cơ hoặc đau người, nghẹt hoặc sổ mũi, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, thở gấp, ho khan hoặc mệt mỏi. Các triệu chứng ở trẻ em rất đa dạng. Những triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể kể đến khó bú, thở gấp và ngủ lịm. Hãy xét nghiệm nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Phòng bệnh

Kể cả khi đã tiêm phòng đầy đủ, bạn và các thành viên khác trong gia đình vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Không có vắc-xin nào bảo vệ bạn tuyệt đối, và nếu mắc COVID-19, bạn có thể làm lây lan vi-rút cho người khác.

Hãy trao đổi với con về các biện pháp phòng, tránh dịch này và tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm những biện pháp đó nhằm góp phần ngăn chặn vi-rút lây lan. 

Giữ khoảng cách: Tránh tiếp xúc với người ốm khi không cần thiết. Người ốm nên ở trong phòng riêng nếu có thể, hoặc cách các thành viên khác trong hộ tối thiểu 1 mét để giảm nguy cơ lây lan vi-rút.

Đeo khẩu trang: Mọi người phải đeo khẩu trang y tế vừa khít với khuôn mặt của mình khi ở cùng phòng với người ốm [người ốm cũng phải đeo khẩu trang]. 

Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người ốm.

>> Đọc thêm: Mẹo rửa tay cho trẻ em

Giữ cho nhà cửa thông thoáng: Đảm bảo rằng các không gian sinh hoạt chung [ví dụ: phòng bếp, phòng tắm/vệ sinh] được thông thoáng [bằng cách mở cửa sổ]. 

Vệ sinh: Cho người ốm sử dụng đĩa, cốc chén, dụng cụ ăn, ga giường và khăn tắm riêng. Giặt/rửa tất cả những đồ dùng đó bằng xà phòng và nước nóng.

Xác định các bề mặt mà người ốm thường xuyên tiếp xúc [như bàn ghế, thành giường, tay nắm cửa và đồ chơi] và vệ sinh, khử khuẩn những bề mặt đó hàng ngày.

>> Đọc thêm: Mẹo làm sạch và khử trùng

Sau mỗi lần người ốm sử dụng, hãy đeo găng tay [nếu có] để vệ sinh, khử khuẩn phòng tắm/vệ sinh nếu họ không thể tự làm. 

Có thể giặt chung quần áo bẩn của người ốm với đồ của những người khác, nhưng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau: 

  • Đeo găng tay [nếu có] khi giặt đồ của người ốm. 
  • Giặt đồ bằng xà phòng hoặc nước giặt và nước ở nhiệt độ ấm nhất có thể và sấy khô quần áo hoàn toàn – cả hai bước này nhằm tiêu diệt vi-rút.
  • Rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn ngay sau khi giặt đồ xong. 
  • Cân nhắc việc để quần áo cần giặt/phơi vào túi dùng một lần thay vì giỏ đựng hàng ngày.

Dùng một túi rác riêng để đựng giấy ăn, khẩu trang và những thứ khác mà người ốm thải bỏ sao cho an toàn.

Không tiếp khách đến thăm cho đến khi người ốm khỏi hẳn và không còn dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19.

Tuân thủ hướng dẫn của quốc gia về việc cách ly tại nhà đối với người ốm và những thành viên khác trong gia đình. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], người ốm nên tự cách ly trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, cộng thêm 3 ngày sau khi hết triệu chứng.

Làm thế nào để rửa tay sạch

Nếu bạn được bác sỹ chẩn đoán là có khả năng đã nhiễm COVID-19, bạn sẽ được tiến hành làm xét nghiệm. Vì thế, bạn hãy liên hệ tới bác sỹ gia đình hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám trước.

Nếu bạn không có bác sỹ gia đình hoặc không biết các cơ sở y tế gần mình, hãy gọi tới đường dây tư vấn chuyên dụng 078-322-6250 để được hướng dẫn.

2. Tôi có nghe nói rằng có những trường hợp không được xét nghiệm PCR, điều này có đúng không?

Nếu bạn được bác sỹ chẩn đoán là có khả năng đã nhiễm COVID-19, bạn sẽ được tiến hành làm xét nghiệm. Vì thế, bạn hãy liên hệ tới bác sỹ gia đình hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám trước.

Nếu bạn không có bác sỹ gia đình hoặc không biết các cơ sở y tế gần mình, hãy gọi tới đường dây tư vấn chuyên dụng 078-322-6250 để được hướng dẫn.

3. Tôi có mất phí khi xét nghiệm PCR không?

Nếu bạn được bác sỹ xác nhận là cần phải tiến hành xét nghiệm PCR, bạn sẽ không mất phí khi xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, bạn phải chịu các chi phí khi khám và các chi phí khác không liên quan đến xét nghiệm PCR [vd: chi phí xét nghiệm máu, chi phí chụp X-quang v.v.].

4. Sẽ mất bao lâu để tôi biết kết quả xét nghiệm PCR

Tùy vào cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm mà có thể mấy từ vài giờ đến vài ngày để biết kết quả. Cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm sẽ liên hệ trực tiếp với bạn để thông báo kết quả.

5. Sự khác nhau giữa xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng nguyên là gì?

Kiểu xét nghiệm

Kháng nguyên

PCR

Nội dung xét nghiệm

Chất protein có mang đặc tính của virus.

Cấu trúc gen có đặc tính virus

Mức độ chính xác

Để tìm ra, cần một lượng virus cụ thể.

Để tìm ra, cần một lượng virus ít hơn so với xét nghiệm kháng nguyên.

Địa điểm xét nghiệm

Ngay tại nơi lấy mẫu

Cơ sở xét nghiệm [khác nơi lấy mẫu]

Thời gian cần thiết

Khoảng 30 phút

Vài giờ [cộng thêm thời gian gửi mẫu về cơ sở xét nghiệm]

6. Vì tôi chuẩn bị ra nước ngoài công tác, tôi cần chuẩn bị giấy chứng nhận âm tính với COVID-19. Nếu muốn xét nghiệm, tôi cần phải làm gì?

Hiệp hội y học dự phòng tỉnh Hyogo có tiến hành xét nghiệm và cấp giấy chứng nhận âm tính cho những người chuẩn bị sang nước ngoài công tác. Chi tiết xin liên hệ với hiệp hội này theo số 078-855-2740.

Ngoài ra “Hiệp hội y tế dành cho những người sang nước ngoài – 日本渡航医学会” cũng có thể giới thiệu các cơ sở y tế có thể xét nghiệm cho bạn.

7. Tôi có nghe nói rằng, với các cửa hàng có phục vụ rượu, nếu nhân viên của cửa hàng đó có tiếp xúc với khách hàng bị nghi đã nhiễm COVID-19, cửa hàng đó có thể tiến hành xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên. Điều này có đúng không?

Để phòng tránh việc xảy ra các ổ dịch tại những khu vực buôn bán sầm uất, nếu các cửa hàng có phục vụ rượu thỏa mãn các điều kiện cần thiết khi đăng ký với chúng tôi, chúng tôi sẽ tiến hành xét nghiệm PCR cho nhân viên của quán đó.

8. Sau khi xét nghiệm PCR, tôi cần sinh hoạt thế nào?

Cho tới khi có kết quả chính thức, hãy hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà. Hàng ngày hãy đo và ghi lại thân nhiệt. Khi thấy không được khỏe trong người, hãy nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế đã tiến hành xét nghiệm PCR. Nếu bạn sống chung với người khác, nếu có thể, hãy ở tách riêng phòng và đeo khẩu trang cả khi ở nhà.

9. Nếu tôi nhận được kết quả âm tính sau khi xét nghiệm PCR, tôi có thể đi làm, đi học được chứ?

Trong trường hợp bạn tiến hành xét nghiệm do thấy không được khỏe.

Sau khi có kết quả âm tính và sức khỏe đã hồi phục, bạn có thể đi học, đi làm bình thường.

Trong trường hợp bạn tiến hành xét nghiệm do mình có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19.

Dù kết quả có là âm tính đi chăng nữa, hãy hạn chế đi học, đi làm vào khoảng thời gian mà sở y tế thông báo cho bạn.

*Người có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 [tại Việt Nam thường được gọi là F1] được định nghĩa là người: Trong khoảng thời gian 2 ngày trước khi người nhiễm COVID-19 phát bệnh cho tới khi được đưa đi cách ly, có tiếp xúc với người bệnh trên 15 phút mà không có biện pháp phòng chống lây bệnh [vd: đeo khẩu trang]. Các F1 sẽ được tiến hành xét nghiệm PCR, dù kết quả có là âm tính đi chăng nữa thì vẫn còn nguy cơ nhiễm bệnh nên hãy tự cách ly ở nhà trong vòng 14 ngày.

10. Nếu kết quả là dương tính, tôi cần làm thế nào?

Trước hết, hãy chờ điện thoại từ sở y tế. Với những người có tình trạng xấu hoặc có nguy cơ diễn biến xấu, chúng tôi sẽ điều trị tại bệnh viện, còn với những người không có triệu chứng gì hoặc tình trạng ở mức nhẹ, chúng tôi sẽ cách ly tại các nơi được chỉ định.

KHI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH BẠN BỊ NHIỄM COVID-19.

1. Người tôi mới gặp gần đây đã bị nhiễm COVID-19, tôi rất lo lắng không biết mình có bị nhiễm hay không?

Người của sở y tế sẽ phân tích các thông tin liên quan đến người nhiễm COVID-19 mà bạn đã gặp, họ sẽ liên hệ trực tiếp với bạn nếu họ nhận định bạn là F1. Nếu bạn có các biểu hiện nhiễm bệnh như ho, sốt, hãy liên hệ ngay tới số chuyên dụng sau để được hướng dẫn: 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt].

2. Trong trường hợp nhân viên trong công ty của tôi đã bị nhiễm COVID-19, tôi cần phải làm gì?

Người của sở y tế sẽ phân tích các thông tin liên quan đến nhân viên đó, trong khoảng thời gian 2 ngày trước khi nhân viên đó phát bệnh, nếu nhân viên đó đã tới công ty, họ sẽ liên hệ trực tiếp với bạn, hãy kiên nhẫn chờ thêm. Nếu không có liên lạc gì từ họ, hãy gọi tới số chuyên dụng sau để được hướng dẫn: 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt].

3. Xung quanh tôi có người bị nhiễm COVID-19, tuy nhiên tôi không nhận được liên lạc gì thông báo mình là F1. Trong trường hợp này, tôi cần làm gì?

Người của sở y tế sẽ xác định ai là F1. Nếu bạn không nhận được liên lạc gì từ sở y tế, tức là bạn không phải là F1, bạn hãy sinh hoạt như bình thường. Nếu bạn có những biểu hiện của việc nhiễm bệnh, hãy trao đổi với bác sỹ gia đình.

Nếu không có bác sỹ gia đình, hãy gọi tới số 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt] để được tư vấn.

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ VIỆC KHÁM BỆNH

1. Khi khám COVID-19, tôi cần chú ý những điều gì? Thêm nữa, nếu tôi không có bác sỹ gia đình, tôi nên làm thế nào?

  • Nếu xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, hãy gọi điện tới bác sỹ gia đình của bạn.
  • Trước khi bạn đi khám, hãy gọi điện tới nơi bạn muốn đến khám.
  • Tại thời điểm ngày 5/11, trên địa bàn thành phố đã có 216 cơ sở có thể tiến hành khám bệnh nhân có các triệu chứng như ho, sốt. Dự kiến, con số này sẽ còn tăng.
  • Bác sỹ gia đình có thể giới thiệu cho bạn tới các cơ sở y tế thích hợp.
  • Nếu không biết liên hệ tới đâu để được tư vấn, hãy gọi tới đường dây chuyên dụng phục vụ 24/7 sau đây: 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt].[FAX: 078-391-5532]

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ VIỆC NHẬP VIỆN

1. Khi có những triệu chứng mắc COVID-19 và nhập viện, sau bao nhiêu lâu sẽ được xuất viện?

10 ngày sau ngày phát bệnh [được gọi là “ngày số 0”], cộng thêm việc tình hình đã thuyên giảm được hơn 72 giờ, bệnh nhân sẽ được xuất viện. [Không tính từ ngày nhập viện mà là ngày phát bệnh].

Hoặc là

2. Với những bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ bị nhẹ, sau khi vào cách ly tại các cơ sở như chỉ định, sau bao lâu sẽ được ra khỏi đó?

Với những bệnh nhân bị nhẹ, bệnh nhân đó cần tuân thủ biện pháp xử lý như ở câu 1.

Với những bệnh nhân không có triệu chứng, sau 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu xét nghiệm [được gọi là “ngày số 0”], bệnh nhân đó sẽ được ra khỏi cơ sở cách ly.

3. Chi phí nhập viện là bao nhiêu?

  • Với những người nhập viện do nhiễm COVID-19, chi phiếu điều trị và chi phí ăn uống sẽ được miễn.
    Tuy nhiên, những chi phí cho các nhu cầu cá nhân hàng ngày sẽ do bệnh nhân tự chi trả.
  • Với những người có thu nhập cao [Người phải đóng thuế thị dân [Shiminze, mức thuế được tính dựa trên thu nhập thực tế chứ không phải mức thuế đồng nhất] trên 56,4 vạn yen] thì sẽ phải trả 2 vạn yen/1tháng [Chi phí phải trả sẽ tính trên số ngày thực tế].

[Thông tin tham khảo: Chi phí xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng nguyên sẽ được miễn phí, còn với những chi phí khám, xét nghiệm khác với 2 loại xét nghiệm trên, bệnh nhân sẽ phải tự chi trả].

4. Chi phí cách ly tại các cơ sở chỉ định là bao nhiêu?

Người nhiễm COVID-19 sẽ không phải chịu chi phí cách ly.

5. Sau khi ra viện hoặc ra khỏi cơ sở cách ly, tôi có thể đi học, đi làm như bình thường chứ?

  • Sau khi ra viện, hoặc ra khỏi cơ sở cách ly, bạn có thể đi học, đi làm bình thường.
  • Trong 4 tuần kể từ ngày ra khỏi cơ sở cách ly, bạn cần tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe [ví dụ: đo thân nhiệt].
  • Nếu lại xuất hiện các triệu chứng của việc nhiễm bệnh, hãy liên lạc tới sở y tế của quận nơi bạn đang sống.

Video liên quan

Chủ Đề