Cây rơm là gì

PHẠM VIỆT KHƯƠNG

Hình ảnh cây rơm, đống rạ rất đỗi thân thuộc ở làng quê ngày trước, khi nhiên liệu đun nấu phần lớn dựa vào cây cỏ tự nhiên.

Đám trẻ nhỏ chúng tôi sau giờ tới trường là người lớn sai đi gom lá rụng, cành khô về nhóm bếp.

Cánh đồng làng tôi vào mùa gặt miên man sắc vàng óng ả của những bông thóc căng đầy lô xô theo chiều gió. Sắc vàng của thân lúa chắc khỏe, của đám lá lúa nhấp nhô như những lưỡi gươm tua tủa. Sắc vàng của nắng thu hanh hao như rót mật trên thảm lụa. Từng thửa ruộng đã tới kỳ chín mẩy, nhà nhà, người người đổ ra đồng gặt hái. Không ít gia đình lo sợ mưa dông ập đến bất chợt hoặc nắng rát ban ngày nên tranh thủ gặt lúa từ lúc nửa đêm, dưới ánh trăng khuya vành vạnh. Mỗi khóm lúa trĩu nặng sau khi được người lớn cắt xén đem về đập hay tuốt lấy thóc, còn trơ lại phần thân vàng óng ả là rơm, rạ. Rơm là phần thân trên của lúa, rạ là phần gốc.

Để có được mẻ rơm vàng óng cũng cần chăm chút phơi phóng. Đám thân lúa sau khi đập tuốt được mẹ tôi vò kỹ lại bằng chân cho rụng nốt những hạt thóc dai dẳng bám vào, rồi đem phơi tãi khắp sân vườn, lối đi. Nhiều khi, hai bàn chân mẹ rạn xước rỉ máu vì mải vò đám rơm thô ráp. Tôi được giao nhiệm vụ phơi rơm, rạ, thỉnh thoảng cầm gậy tre lật gảy những sợi khô đều. Nếu trời sầm sì, sấm chớp đì đùng, cả nhà hối hả thu gọn đống rơm, rạ vào một góc tránh mưa ướt. Rơm, rạ được phơi khô ron thì khi đem chất đống sẽ không hoai mục. Lúc đánh cây rơm, đống rạ, bố tôi dựng một thân tre già ở giữa, đi vòng quanh chờ chị em tôi ôm vác từng đám rơm, rạ quăng vào để bố dàn đều từng lượt. Khi cây rơm, đống rạ vươn cao quá tầm ném, phải dùng thang để chuyển lên. Kỹ thuật đánh rơm, rạ của bố tôi xem ra có vẻ điêu luyện lắm nên cây rơm đồ sộ nhất xóm, lừng lững như khối nhà hình trụ. Cây rơm, đống rạ lênh khênh cất giữ chất đốt suốt mấy tháng; dùng làm thức ăn cho trâu, bò, ủ ấm lợn, gà; vào mùa đông giá rét, còn để lót ổ rơm cho người. Chúng tôi thường ẩn nấp quanh gốc cây rơm, đống rạ chơi trò trốn tìm. Mưa gió sụt sùi, chẳng sợ thiếu cái đun, chị tôi chỉ cần đội nón ra lúi húi rút phía bên trong, lôi ra những sợi rơm, gốc rạ khô đượm. Rơm tẻ đun bếp, còn rơm nếp óng mượt dùng bện những chiếc chổi vàng tươi bền chắc. Rơm, rạ cũng có thể đem kết lại thành phên để lợp mái bếp hay chuồng trại chăn nuôi.

Bao mùa gặt đi qua, tôi góp sức nhỏ bé vào công việc phơi rơm, ngả gốc rạ. Những việc tưởng chừng tầm thường lại giúp rèn thêm tính kiên trì, nhẫn nại. Cây lúa thật quý giá nên chẳng hề vứt bỏ bất cứ bộ phận nào. Hạt gạo trắng ngần nuôi con người khôn lớn, còn thân lúa khô nỏ vẫn có thể sử dụng vào nhiều việc hữu ích. Tôi còn nhớ những buổi chiều cặm cụi dùng liềm lội ruộng xén gốc rạ xơ xác trong ánh nắng nhạt nhòa. Để rạ bớt nặng khi gánh về làng, chị em tôi dựng thân lúa thành từng mô giống hình kim tự tháp đều đặn. Dưới gốc rạ dày dặn, đôi khi tóm được con muỗm béo mầm, chú ếch vàng ươm.

Kỷ niệm êm đềm quanh cây rơm, gốc rạ thỉnh thoảng hiện về, mỗi khi bước vào mùa gặt hái, đường làng đượm nồng hương lúa vấn vương.

Ngày nay thỉnh thoảng chúng ta mới được gặp một cây rơm dù là về một làng quê thuần nông nhưng trước đây ở nông thôn cây rơm đã trở thành biểu tượng của làng quê, gắn bó với từng người, từng nhà. Ngày ấy nhà nào cũng có một cây rơm trước sân, trong vườn và mỗi cây rơm nói lên biết bao điều.

Quy mô của cây rơm lớn hay nhỏ sẽ phản ảnh tình hình sản xuất, trình độ phát triển của từng vùng. Làng nào nhiều nhà có cây rơm lớn là vùng có hoạt động nông nghiệp phát triển, giàu có. Sự khác biệt về quy mô của cây rơm ở ngay trong từng làng theo từng năm cũng cho thấy năm qua được mùa hay mất mùa.

 

Nhiều người vẫn nói đùa cây rơm cũng có tính “giai cấp”. Nhìn cây rơm là có thể nhận ra chủ nhân giàu hay nghèo. Những nhà nghèo cây rơm thường nhỏ và thấp. Cây rơm càng to chủ nhân càng giàu có vì có nhiều ruộng đất, thóc lúa. Không những thế, cây rơm còn phản ánh cả “tính cách” chủ nhân của nó: Chủ nhà là người chuộng nghệ thuật hay thích phô trương thường chất cây rơm có hình trái bí, nhỏ ở dưới, càng lên càng phình ra sau đó tóp lại. Những người thực dụng hay chơn chất lại chọn cây rơm hình mụt măng, to ở dưới càng lên càng tóp lại và thường cao hơn, có dáng thanh thoát. Cây rơm hình trái bí đẹp, bề thế, oai vệ nhưng đòi hỏi phải có nhiều rơm và dễ bị gà bươi vì chúng dễ leo lên. Ngược lại cây rơm hình mụt măng thường thon nhỏ, khỏe mạnh và không bị gà bươi.

Ngày trước ở quê tôi rơm cực kỳ quan trọng. Là thức ăn cho trâu bò hàng ngày đặc biệt vào những ngày mưa bão, giá rét trâu bò không thể ra gò, ra đồng gặm cỏ. Nhà nào cũng nuôi trâu bò để cày bừa nên không thể thiếu nguồn thức ăn dự trữ quan trọng này.  Rơm còn được dùng để lót ổ cho gà đẻ, lót ghè đường cho khỏi bị ẩm, cột các cặp đường trước khi đem bán hoặc biếu cho ai. Hai bánh đường ghép lại bao bọc bằng cuộn dây rơm, bảo đảm không bị bể dù vận chuyển đi xa. Đến mùa đóng dầu, rơm được dùng để cuộn bên ngoài tấm bánh dầu trước khi đưa vào “bộng” ép cho ra dầu. Không như một số vùng quê khác, ở quê tôi rơm ít được dùng để đun bếp. Họ cho đó là phí phạm vì nguồn củi đun khá dồi dào trong khi rơm lại ít. Họa hoằn lắm họ mới dùng rơm để nhen lửa, nhất là lỡ khi gặp củi ướt. Vì vậy để có thể dự trữ được loại sản phẩm đa dụng này, giải pháp tốt nhất là chất rơm thành cây.

 

Để chất thành cây, rơm phải được phơi thật khô, phải chuyển từ màu vàng sang màu xám trắng. Lúa gặt xong được tuốt hết hạt bằng cách đập, hay cho trâu bò đạp. Rơm được trâu bò đạp lúa là loại tốt nhất vì cọng rơm mềm và khô. Sau đó đem trải mỏng ra khắp sân vườn hay đường đi ít nhất là 2 - 3 nắng cho thật khô. Trong quá trình phơi phải nhiều lần “trở” rơm bằng “mỏ xảy” để rơm được khô đều. Khi rơm đã khô người ta dồn lại thành “đống rơm” hay “ụ rơm” để nếu gặp mưa không bị ướt và dành không gian để phơi những mẻ rơm gặt sau. Khi chấm dứt mùa gặt, toàn bộ rơm đã được phơi khô người ta mới chất rơm thành cây rơm.

Hình thành một cây rơm là sự kết hợp giữa “kỹ thuật và nghệ thuật”. Kỹ thuật là làm sao cho cây rơm vững chắc, không bị thấm nước làm thối rơm. Sau này rơm được rút từ từ dù đứt gốc vẫn không bị đổ. Còn nghệ thuật chính là kiểu dáng, độ tròn, độ xuôi, độ cân đối của cây rơm. Việc chất một cây rơm phải qua nhiều công đoạn.

 

Ngày nhỏ nhìn những đống rơm ngày càng cao, bọn trẻ chúng tôi vừa trông vừa lo đến ngày chất rơm. Trông vì ngày chất rơm thường là ngày kết thúc mùa gặt, không chỉ người lớn mà cả bọn trẻ chúng tôi đều đỡ vất vả lại được những bữa ăn ngon. Kết thúc mùa gặt luôn có một bữa cúng với thịt cá, mì quảng, xôi chè. Đặc biệt ngày chất rơm luôn được ăn bún. Chỉ là bún với nước mắm nhỉ, ớt tỏi mà sao bọn tôi mong đợi và khi đến tuổi thất thập nhớ lại vẫn thấy… chảy nước miếng. Cũng nên nói thêm cuối mùa gặt người ta thường đi đổi bún. Cứ một rổ bún đổi 2 - 3 rổ lúa tùy loại [lúa chắc hay lép].  Bọn trẻ chúng tôi qua việc mót lúa sót trên ruộng cũng góp phần vào những rổ bún ngày chất rơm. Bên cạnh niềm vui chúng tôi cũng cảm thấy lo vì không còn chỗ để trốn tìm, không được nằm thoải mái trên những thảm rơm trong mùi hương đồng nội nhìn lên những đám mây đang trôi lang thang trên trời và chìm dần vào giấc ngủ vô tư của trẻ thơ.

Tuổi thơ của lứa chúng tôi, cây rơm lưu giữ bao kỷ niệm. Đó là nơi đám bạn chơi trò trốn tìm, nín thở vùi mình dưới rơm; là nơi những ngày đông giá rét trốn chăn bò chui vào ngủ một giấc ấm áp ngon lành trong mùi thơm khó tả của rơm rạ quê nhà…

Ngày nay, nông thôn đã một phần được cơ giới hóa. Trâu bò không còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp phân bón và sức kéo. Vị trí của rơm cũng giảm vì thế những cây rơm không còn nhiều, không còn là biểu tượng cho làng quê. Những lần dong ruổi trên đường làng nhìn một đống rơm mục nát bên đường chúng tôi lại thoảng nghe mùi rơm rạ để rồi tiếc nuối  hoặc tình cờ được thấy  một cây rơm, lòng bỗng bồi hồi nhớ những mùa vàng tuổi thơ xa lắc xa lơ trong quá khứ đã không còn.

LÊ THÍ
 

Hình ảnh cây rơm đã trở nên quen thuộc trong các bức tranh làng quê Việt. Đó là một hình ảnh vô cùng gần gũi và thân thuộc. Chính đặc thù ấy đã là nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân sáng tác tranh. Cây rơm đi vào tranh làng quê Việt làm xốn xao bao trái tim người chơi tranh. Chúng như thổi một làn gió mới vào nét đẹp chốn quê hương. Ẩn chứa sau những cọng rơm bé nhỏ ấy là cả một ý nghĩa hết sức lớn lao. Sau đây hãy cùng Tranh Mona Lisa tìm hiểu ý nghĩa của chúng nhé!

Y8030 Tranh đính đá Mùa màng bội thu kích thước trung bình 120×65 cm

Rơm từ đâu mà ra?

Mình còn nhớ vào những ngày thu hoạch lúa quê mình rộn ràng bận rộn lắm. Thậm chí bận cả ngày lẫn đêm luôn. Cây lúa sau khi được cắt khỏi gốc được lượm thành từng bó chở về nhà. Mình còn nhớ như in cái ngày ấy. Cái ngày bám theo xe ba gác của ba chở lúa về nhà, mệt nhưng mà vui. Những chiếc máy tuốt hoạt động hết công suất đến tận nửa đêm. Sau khi phần hạt thóc được tách ra để lại phần còn lại chính là rơm. Hay nói cách khác, rơm chính là phụ phẩm của cây lúa sau khi tuốt sạch thóc.

Cây rơm được tạo ra như thế đấy. Rất đơn giản nhưng chúng lại có ý nghĩa lớn trong nông nghiệp.

Rơm là gì? Phân biệt rơm và rạ?
Rơm là phần thân trên của cây lúa, sau khi tuốt hết thóc. Rạ là phần thân dưới của cây lúa khi gặt sẽ bỏ lại ở ruộng. Rơm được dùng cho nhiều mục đích ở gia đình, trong khi rạ chủ yếu được dùng làm “phân bón” trở lại cho đồng ruộng.

Tranh thêu Làng quê mùa gặt [MN0173]

Cây rơm và giá trị thực tiến trong cuộc sống

Vật liệu xây dựng hoặc nhiên liệu nấu bếp?

Thế hệ chúng ta phần lớn đều lớn lên với nhà mái ngói, mái bằng, thậm chí nhà cao tầng. Tuy nhiên vào thời ông bà ta, mái nhà chủ yếu lợp bằng rơm rạ. Thậm chí, rơm còn được trộn vào với bùn để trát vách.

Rơm ngày nay đôi khi vẫn được dùng để làm mái cho những khu resort kiểu cách hiện đại pha cổ kính.

Còn trong căn bếp làng quê xưa, rơm được dùng để đun nấu. Nhớ lại cái hồi chiều chiều ra đống rơm sau nhà rút rơm về đun. Rồi những lúc vừa nấu cơm vừa đọc sách lửa bén ra cháy cả đống rơm. Nghĩ lại vẫn thấy sợ nhưng cũng thấy vui. Đâu chỉ có vậy, tụi trẻ như mình còn nghĩ ra cái trò nướng ngô, khoai nữa. Ngô khoai được vùi trong đống tro hồng, đến lúc chín bỏ ra thơm phức. Nhưng phải nói rằng, khoai nướng bếp rạ ngon hơn nướng bằng than củi như bây giờ nhiều. Ngày ấy, anh chị mình trên thành phố về cứ nghiền món này. Bởi chúng đâu dễ kiếm được trên khu phố thị xa hoa. Cơm nấu bếp rơm cũng thơm hơn cơm nấu bếp củi nữa.

Thực phẩm trong chăn nuôi

Vào mùa rét, khi nguồn cỏ ngoài đồng cạn kiệt. Rơm được làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò, ngựa, cừu…Chúng không có nhiều dinh dưỡng nhưng cũng giúp động vật lót dạ để quên đi cảm giác đói. Ngoài ra rơm còn dùng để lót ổ ấm cho trâu, bò….vào mùa đông.

Rơm nếp còn được các bà, các chị khéo tay bện thành những chiếc chổi quét nhà. Chúng vừa nhẹ, vừa bền lại rất đẹp.

Rơm rạ dùng để sưởi ấm

Vào mùa đông giá rét, rơm được bện chặt thành nùn rơm dùng để đốt sưởi ấm. Cái cảm giác ghé mặt thồi phù phù, những tia lửa đỏ lan ra rồi bùng lên ấm áp vô cùng. Thậm chí vào thời ông bà mình, rét quá không có gì để mặc cũng phải lót rơm xuống dưới để nằm.

Ngày ấy, những nùn rơm nén chặt còn để giữ lửa khi mà nhà không có diêm hay cây bật lửa hết gas.

Kí ức của rơm gắn liền với lũ trẻ làng

Chân đống rơm là nơi bọn trẻ chơi ú tìm, nhảy nhót trên ngọn đống rơm. Chúng còn là ghế tựa êm ái của bọn con gái chúng tôi. Nhớ chiều chiều rủ nhau ra đống rơm sau nhà ngồi học bài. Cảm giác yên tĩnh và êm êm làm sao. Bồi hồi nhớ lại cái hình ảnh nhỏ bạn tôi. Một tay cầm sách, một tay bứt sợi rơm vàng óng cho vào miệng ngậm. Vừa ngậm vừa suy nghĩ như nhà tri thức vậy.Có lần buồn ngủ quá chúng tôi ngủ lúc nào không hay.

Chân đống rơm còn là nơi các anh chị mới lớn thì thầm hẹn hò. Không biết nơi đấy có gì mà có thể khiến các đôi yêu nhau kéo nhau ra tâm sự. Trong lúc chàng bối rối nắm tay thì nàng bứt cọng rơm mân mê ngượng ngùng.

Chân đống rơm còn là nơi giải tỏa nỗi vui buồn của tụi trẻ. Nơi đây chứng kiến bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười của chúng tôi. Hồi lên cấp 3, mẹ sắm cho cái xe đạp mới. Mỗi lần đi học trưa về rơm phơi đầy đường làm chúng tôi phát mệt. Ai ai cũng phải cong mông lấy sức mà đạp. Mệt nhưng cảm giác được ngửi mùi rơm mới phơi thơm biết bao.

Tranh đính đá vụ mùa bội thu

Vào thời nay, khi cuộc sống được đầy đủ ấm no thì rơm có giá trị như thế nào?

Dù cuộc sống có thay đổi thì rơm cũng không hề mất đi giá trị của nó. Rơm có thể dùng để ủ làm phân bón rất tốt cho cây trồng. Vừa dễ hấp thụ mà không làm hại nguồn đất cũng như các sinh vật đất. Ngoài ra rơm chính là nguyên liệu để sản xuất nấm rơm – một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mang lại giá trị kinh tế cao.

Hồi còn bé, được ăn nấm rơm thì ngon chẳng kém gì bữa cơm có thịt.

Rơm được bảo quản cất giữ như thế nào?

Việc cất giữ rơm theo lối truyền thống cũng rất kì công. Việc này thường ít nhất phải 2 người cùng làm. Rơm sau khi phơi xong được chở về nhà. Đầu tiên người ta trải rơm thành cái đế, độ rộng tùy vào lượng rơm cần cất. Rơm cứ thế được cất lên theo kiểu hình tháp, to dưới đế và nhỏ dần khi đến ngọn. Để đưa rơm được lên cao, người ta phải dùng cái sào để hất rơm lên. Một người ở dưới hất, người còn lại leo lên trên để đỡ rồi xếp rơm. Rơm phải được đánh và nèn chặt để mưa không thể lọt kẽ làm ướt hay thối rơm.

Ý nghĩa của hình ảnh cây rơm trong tranh làng quê Việt

Rơm biểu tượng cho sự đầy đủ ấm no

Rơm là hình ảnh mộc mạc nhưng hết sức gần gũi với con người. Chúng mang một màu vàng rực rỡ và có ý nghĩa to lớn trong đời sống sinh hoạt của người dân. Chính điều này đã tạo nhiều cảm hứng cho các nghệ nhân sáng tác tranh. Hình ảnh cây rơm tượng trưng cho một mùa màng bội thu. Ngày xưa, cứ nhà nào có đống rơm to là thể hiện sự giàu sang, no đủ. Bởi có làm nhiều ruộng, cấy nhiều lúa thì đống rơm mới to, thóc mới đầy hòm, không lo đói.

Để bức tranh mùa màng bội thu trở nên sinh động thường có sự xuất hiện của con người. Hình ảnh các bác nông dân thu hoạch lúa mà mặt đầy phấn khởi. Rồi cả hình ảnh con người kéo lúa về nhà với xe lúa đầy ắp chính là kết quả viên mãn cho một mùa làm lụng vất vả. Tất cả đều thổi hồn cho bức tranh quê trở nên sinh động, đẹp đẽ hơn.

Y8049 Tranh đính đá Mùa màng bội thu kích thước lớn 200×95 cm

Hình ảnh cây rơm trong tranh làng quê giúp gợi nhớ lại kí ức

Hiện nay, với nhiều làng quê hình ảnh này trở nên xa vời. Những cánh đồng lúa xưa kia trở thành các khu công nghiệp. Do đó mùa màng không còn nữa nên việc đống rơm bị xóa bỏ là hết sức bình thường. Vẫn biết rằng sự đô thị hóa giúp quê hương được đầy đủ đỡ vất vả hơn là mừng. Nhưng mỗi khi về quê không được bắt gặp hình ảnh đống rơm tôi như thiếu đi một thứ gì đó. Cảm giác trống trải làm sao. Bởi nó quá đỗi thân thuộc đã đi liền với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ khi gia đình tôi còn nghèo khó.

Nhưng rất may ngày nay khi xa quê hương tôi vẫn có thể bắt gặp hình ảnh này trong những bức tranh quê hương. Chúng giúp tôi mường tưởng đến những tháng ngày còn nghèo khó. Rồi cả kí ức cùng lũ bạn cùng trang lứa. Chúng giúp tôi vơi bớt cảm giác nhớ quê.

Tái bút

Thời gian tới, để trang trí cho căn nhà mới nhất định tôi sẽ lựa chọn các bức tranh làng quê. Hình ảnh mùa màng bội thu cùng với hình ảnh các bác nông dân chăm chỉ càng làm tôn lên vẻ đẹp của bức tranh. Để hàng ngày tôi có thể ngắm nhìn gợi nhớ, mường tượng về kí ức tuổi thơ dữ dội của chính tôi.

Video liên quan

Chủ Đề