Vô lượng kiếp nghĩa là gì

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa trong kiếp luân hồi sanh tử trong vô lượng kiếp, chúng ta đã chịu quá nhiều khổ đau. Ý nghĩa của từ trong kiếp luân hồi sanh tử trong vô lượng kiếp, chúng ta đã chịu quá nhiều khổ đau theo Tự điển Phật học như sau:

trong kiếp luân hồi sanh tử trong vô lượng kiếp, chúng ta đã chịu quá nhiều khổ đau có nghĩa là:

In the cycle of births and deaths in immeasurable eons, we truly undergo immense pain and suffering.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong kiếp luân hồi sanh tử trong vô lượng kiếp, chúng ta đã chịu quá nhiều khổ đau trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

tả tả ta tạ tả ta

[VI] [156] Kiếp

– Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp này. Thế nào là bốn?

Khi kiếp chuyển thành, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì để ước tính có bao nhiêu năm như vậy, có nhiều trăm năm như vậy, có nhiều ngàn năm như vậy. Có nhiều trăm ngàn năm như vậy.

Khi kiếp đã chuyển thành và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính như vậy.

Khi kiếp chuyển hoại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính có nhiều năm như vậy … như vậy.

Khi kiếp đã chuyển hoại và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính … như vậy.

Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp này.

Xem chi tiết:

Kinh Tăng Chi Bộ – Chương IV – Bốn Pháp – XVI. Phẩm Các Căn

Hỏi: Kính bạch Thầy, trong nhiều kinh nói: Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp, vì thương chúng sanh thị hiện vào làm con vua Tịnh Phạn ở cõi Sa Bà để hóa độ chúng sanh.

Theo như HT giảng trong ĐVXP, chính niệm tỉnh giác ở giai đoạn bốn “khi bỏ thân này [chết] đi đầu thai vào trong thai mẹ, ở trong thai mẹ, ra khỏi thai mẹ và lớn lên đều biết”

Đã như thế thì có nhớ biết được tiền kiếp không? Như vậy sao lúc đầu Phật còn tu sai? Hay do Phật phương tiện để hóa độ chúng sanh cho nên lúc quyền lúc thật là như thế?

Câu hỏi của Diệu Minh

Đáp: Nhiều kinh nói về đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành Phật từ vô lượng kiếp, nhưng đó là những kinh sách phát triển, do tưởng của người sau bịa đặt ra. Sự thật luôn có sức mạnh của nó, và lịch sử đã chứng minh điều này. Đức Phật sanh ra cũng có cha mẹ lớn lên có vợ con cũng giống như bao nhiêu người khác trên hành tinh này. Vì ngao ngán đời người sanh ra để thọ khổ, nên Ngài từ giã cung vàng điện ngọc cha già, vợ trẻ, con thơ để đi tìm đường thoát khổ. Sau bao năm tu hành không đúng chánh pháp, tưởng chừng như Ngài sắp chết, bỏ xác giữa rừng già. Phước của chúng sanh trên hành tinh này còn nên cuối cùng Ngài đã tìm ra một lối đi giải thoát, mà thời ấy không có tôn giáo nào có được giáo pháp chân lý ấy.

Sau 49 ngày dưới cội cây Bồ Đề, Ngài chứng quả giải thoát, từ đó mới bắt đầu có đạo Phật. Đạo Phật một nền đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình khổ người, mà con người đã có sẵn nhưng có mấy ai biết đến. Bài pháp đầu tiên TỨ DIỆU ĐẾ đã làm sáng tỏ những gì con đã từng có mà không biết, nhưng sau này kinh sách phát triển bịa đặt ra và bóp méo làm sai lệch lịch sử của một con người toàn thiện như Ngài, một ân nhân của loài người.

Sau khi chứng quả chánh giác Ngài đã thấu suốt đường đi, nên trong kinh Ngài dạy: “có bốn giai đoạn tỉnh thức:

1- Tỉnh thức khi chết vào thai mẹ.

2- Tỉnh thức khi ở trong bụng mẹ.

3- Tỉnh thức khi xuất thai.

4- Tỉnh thức trong khi còn bé

Bốn sự tỉnh thức này là những pháp môn tu tập để làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người.

Kinh sách viết sai sự thật là những kinh sách không đáng tin cậy, vì thế, đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Có 10 điều chớ có tin.....”.

Đức Phật đã nhắc chúng ta như vậy thế mà những kinh sách nói không đúng sự thật thì chúng ta lại tin được sao?

Chúng tôi nghĩ đức Phật thường dạy thẳng thực hành vào pháp môn của Ngài hơn là dùng phương tiện, vì dùng phương tiện người tu hành dễ bị lệch lạc vào ngoại đạo. Đức Phật là người thẳng thắn, không giả dối, nên không dụng quyền, người sau không hiểu nên đã dùng nhiều phương tiện vì thế, khiến cho đạo Phật ngày nay mới ra nông nỗi này, mới trở thành một tôn giáo thần quyền.


Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi có nhiều Tỷ kheo đi đến, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn. Có bao nhiêu kiếp, bạch Thế Tôn, đã đi qua, đã vượt qua?

Rất nhiều, này các Tỷ kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.

Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?

Ở đây, này các Tỷ kheo, có bốn vị đệ tử, sống đến một trăm năm. Cứ mỗi ngày họ nhớ đến trăm ngàn kiếp, này các Tỷ kheo, các kiếp được họ nhớ đến là vậy.

Nhiều như vậy, này các Tỷ kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.

Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ kheo, là vừa đủ để các ông nhàm chán, là vừa đủ để các ông từ bỏ, là vừa đủ để các ông giải thoát đối với tất cả các hành.[ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 4, phẩm 1, phần Các đệ tử, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.317]

LỜI BÀN

Trừ các bậc Thánh A la hán, không một ai có thể biết được chúng ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu trong cuộc tử sanh bất tận, vô thỉ và vô chung này. Thế giới vô biên, những chúng sanh sống trong các thế giới vô số lượng và sự sanh tử luân hồi của họ cũng vô cùng.

Luân hồi là hình ảnh bánh xe quay tròn, quay mãi không dừng. Sự trôi lăn tử sinh lên xuống của chúng sanh trong sáu nẽo trời, người, a tu la, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục cũng như vậy. Chính nghiệp hoặc thiện hoặc ác do mỗi chúng sanh gây tạo trong quá khứ và hiện tại là động lực thúc đẩy tiến trình tái sanh. Trong đó, tham ái là tác nhân quan trọng, chính yếu nhất của chu trình luân hồi sanh tử.

Có thể nói, tham ái là dấu hiệu nổi bật nhất để một cá nhân tự nhận biết mình đang còn bị kềm tỏa bởi luân hồi. Nói cách khác, còn tham ái là còn luân hồi, chưa thể giải thoát được. Mà ai trong chúng ta là người đã hết sạch tham ái? Bớt đi hoặc ít lại những tâm tham, niệm ái trong cuộc sống là đã quý lắm rồi. Vậy nên dòng luân hồi tự muôn đời vẫn luôn nhộn nhịp, đông vui.

Dù vậy, bánh xe quay nếu hết trớn cũng dừng, ngọn đèn cháy hết dầu phải tắt, vòng luân hồi vô tận kia nếu diệt hết tham ái cũng phải vỡ tan. Giới, định và tuệ chính là những chất liệu làm xói mòn tham ái, khiến tan chảy cơ chế tái sanh. Vì thế, để chấm dứt luân hồi, mỗi người con Phật phải tự nỗ lực đoạn trừ tham ái, bằng cách thành tựu Tam vô lậu học.

QUẢNG TÁNH

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Sun_26 Bài viết: 8 Ngày: 09/08/09 10:06 Giới tính: Nữ Đến từ: DHQGHN

Bài viết chưa xem gửi bởi Sun_26 » 09/08/09 10:23

Kính bạch các Thầy và các ĐH! Hix, mặc dù Quy Y gần 3 tháng nay nhưng kiến thức Phật pháp của con rất eo hẹp, đọc đâu con cũng thấy thắc mắc, dù biết nhiều cái không cần biết bây giờ vì không có ích gì cho sự tu tập nhưng con cứ cảm thấy khó tu khi không hiểu? Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con biết chúng ta đã trầm luân trong 6 nẻo luân hồi qua a tăng kỳ kiếp không thể đếm xuể, nó nhiều đến thế ư??? Vô lượng là không thể đếm được??? Không phải chục vạn, trăm vạn, triệu vạn kiếp, ti tỉ kiếp??? Mà là lớn hơn rất nhiều??? Hix. Nhiều đến thế sao??? Con nhớ mình nghe băng giảng pháp, Thầy giảng pháp có kể một câu chuyện là : Một người phụ nữ vì thương con mình chết cứ đứng ở nghĩa địa khóc, lúc ấy Đức Phật đi qua thấy thế hỏi đâu là con bà thì bà chỉ vào nấm mồ người con đó. Khi đó đức Phật nói rằng trong số tất cả những người nằm đó có ai không phải là con của ngươi đâu. Tức là ý ngài muốn nói là tất cả chúng ta bây giờ đều có duyên với nhau trong vô lượng kiếp sống rồi. Hix, sao lại nhiều thế ư? Và nó lại không có bắt đầu? Tại sao? Con không hiểu.

Con hỏi dài quá, mong quý Thầy và các bạn giải đáp, tha thứ cho con trình bày vấn đề không thông suốt.

kimcang Bài viết: 1894 Ngày: 19/12/07 16:28 Giới tính: Nam Phật tử: Tại gia Đến từ: Canada

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang » 09/08/09 12:29

Đây Là Câu Trà Lời Cho Bạn 1 A Tăng Kỳ = 10^ 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240 Tức là số 10 và 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240 con số 0 theo sau. Vô Lượng = A Tăng Kỳ ^4 Vô Biên = A Tăng Kỳ ^16 Vô Đẳng = A Tăng Kỳ^64 Bất Khả Sổ = A Tăng Kỳ^256 Bất Khả xưng = A Tăng Kỳ^1024 Bất Khả Tư = A Tăng Kỳ^4096 Bất Khả Lượng = A Tăng Kỳ^16348 Bất Khả Thuyết = A Tăng Kỳ^65536 Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết = A Tăng Kỳ^262144. Đây Chưa Phải Là Tột Cùng Số Dùng Trong Đạo Phật Còn Có Những Con Số Lớn Hơn Nữa.

Chúng Sanh Luân Hồi Trong Sanh Tử Trong Vũ Trụ Không Có Sự Bắt Đầu.

Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.

quachvienlap Bài viết: 59 Ngày: 08/05/09 00:57 Giới tính: Nam Đến từ: TPHCM

Bài viết chưa xem gửi bởi quachvienlap » 10/08/09 07:18

Giải thích ra thì đến chừng nào mới xong , vô lượng mình hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là không thể đếm được. Sự bắt đầu chính là kiếp đầu tiên trong luân hồi nhưng làm sao mà ta có thể biết được kiếp đầu tiên mình là gì khi Phật đã nói chúng sanh đã vô lương kiếp vô minh . Chỉ có đức Phật mới có khả năng biết được vô lượng kiếp chúng sinh . Mình học ít , chưa tới đâu nếu có gì sai xin Đức Phật hỷ xã , mong đạo hữu bỏ qua ^_^!

A Di Đà Phật : Con luôn muốn bỏ chữ "Dục" trong người nhưng làm hoài vẫn không được nên con xin Phát Tâm :

Nhất tâm tu niệm tránh sân , si Lục dục trong tâm nổi liên hồi Tâm ma dù điều khiển thân ta Tâm ta ngươi không thể làm gì Một ngày tâm ta còn Phật Pháp Quyết không để người suối dục ta

[Lời phát tâm của con]

A Di Đà Phật

Sun_26 Bài viết: 8 Ngày: 09/08/09 10:06 Giới tính: Nữ Đến từ: DHQGHN

Bài viết chưa xem gửi bởi Sun_26 » 10/08/09 09:26

kimcang đã viết:Đây Là Câu Trà Lời Cho Bạn 1 A Tăng Kỳ = 10^ 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240 Tức là số 10 và 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240 con số 0 theo sau. Vô Lượng = A Tăng Kỳ ^4 Vô Biên = A Tăng Kỳ ^16 Vô Đẳng = A Tăng Kỳ^64 Bất Khả Sổ = A Tăng Kỳ^256 Bất Khả xưng = A Tăng Kỳ^1024 Bất Khả Tư = A Tăng Kỳ^4096 Bất Khả Lượng = A Tăng Kỳ^16348 Bất Khả Thuyết = A Tăng Kỳ^65536 Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết = A Tăng Kỳ^262144. Đây Chưa Phải Là Tột Cùng Số Dùng Trong Đạo Phật Còn Có Những Con Số Lớn Hơn Nữa.

Chúng Sanh Luân Hồi Trong Sanh Tử Trong Vũ Trụ Không Có Sự Bắt Đầu.

Thế là số 1 với cả 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240 con số 0 theo sau chứ ạ?
Trời ơi. Đúng là không thể đếm xuể. Ta đã trôi lăn trong lục đạo luân hồi nhiều kiếp thế này ư??? Thật ko thể tin nổi. Hu hu hu

karakifun Bài viết: 91 Ngày: 18/08/09 08:01 Giới tính: Nam Đến từ: vungtau

Bài viết chưa xem gửi bởi karakifun » 25/08/09 23:15

ấy dà, tại bạn chưa đọc câu chuyện đó thôi, nên nghỉ con số đó lớn hơn, có 2 vị hòa thượng đến hỏi Đức phật, khi nào con chứng đạo người đầu tiên Đức phật bảo 100 kiếp nữa, nghe vậy người này vô cùng buồn bã, vì thấy đường đạo mình thật gian truân vị thứ 2 cũng đến hỏi Phật như thế, Phật chỉ cây me bên đường và nói, ông phải trải qua số kiếp bằng với số lá me trên cây kia, nghe vậy người này hết sức hoan hỉ, mặc dù phải trải qua vô lượng kiếp như thế, nhưng vì biết mình tu đúng thì sẽ có ngày thành đạo nếu hiểu câu số kiếp= số lá me trên cây, thì phải tính đến những lá chưa mọc, và lá đã rụng, chính vì hiểu được sâu về vô lượng kiếp như thế, nên vị hòa thượng đó đắc quả nhanh hơn sau đó.

giờ bạn hiểu chưa nà

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.0 khách

Page 2

Không cần đăng nhập, yêu cầu giúp đỡ kỹ thuật, hướng dẫn, sử dụng diễn đàn, đừng spam ở đây nhé, các vấn đề không liên quan sẽ bị xóa.

Admin I Bài viết: 210 Ngày: 16/06/07 20:05

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I » 01/08/07 18:31

Cách gõ tiếng Việt trong trang nhà Đại Tạng Kinh Việt Nam và diễn đàn Phật pháp - Các chữ cái đặc biệt của tiếng Việt được gõ qua bàn phím bằng cách gõ chữ cái latin tương ứng rồi gõ liền đó một phím thứ hai [xem bảng dưới].

- Các từ có dấu thanh của tiếng Việt được gõ qua bàn phím bằng cách gõ từ không dấu và liền đó gõ 1 phím nhất định khác [xem bảng dưới].

huong dan go tieng Viet.jpg [36.98 KiB] Đã xem 37680 lần

Chú thích: - Dấu của một từ có thể được gõ vào ngay sau nguyên âm mang dấu, nhưng để tránh điền dấu sai nên đánh sau từ, dấu sẽ được tự động đánh vào vị trí phù hợp. - Trong trường hợp gõ nhầm dấu, có thể sửa lại bằng cách chuyển con trỏ tới cuối từ đó và gõ luôn vào phím dấu đúng mà không cần phải xoá cả từ đi gõ lại. - Để gõ vào những chữ cái hoặc chữ số đã được dùng làm phím đánh dấu thì gõ phím đó liền 2 lần, ví dụ: aw tạo ă, nhưng aww tạo aw, hoặc aaa tạo aa...

- Để viết nhanh nên dùng cách gõ Telex, vì các phím dấu được chọn 1 cách khoa học, phù hợp với sự phân bố các dấu và các tổ hợp thường gặp.

Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.

Admin I Bài viết: 210 Ngày: 16/06/07 20:05

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I » 01/08/07 19:02

Cách hay nhấn là chọn tự động thì khi mình gõ cách nào trình gõ tiếng Việt cũng tự nhận ra

TELEX

Đây là kiểu gõ dùng để đánh điện tín. Các phím được sắp xếp rất có lý và đây là kiểu gõ tiếng Việt nhanh nhất. Khuyết điểm duy nhất của nó là khi đánh tiếng Anh chung với tiếng Việt bạn sẽ gặp lỗi. Nhưng hiện tại các trình tiếng Việt đã thông minh hơn nên vấn đề này không phải là trở ngại lớn. f = dấu huyền s = dấusắc r = dấu hỏi x = dấu ngã j = dấu nặng aa = â ee = ê oo = ô uw = ư ow = ơ dd = đ

VNI

Đây là kiểu gõ ít bị lỗi nhất khi gõ tiếng Việt và tiếng Anh chung với nhau. Nó là kiểu gõ được sáng tạo bởi công ty VNIsoft [Mỹ]. Nó dùng các số trên bàn phím để bỏ dấu nên chúng ta sẽ không bị trở ngại với các từ tiếng Anh. Nhưng khi gõ hơi bị "rùa" và mỏi tay hơn một chút so với Tele. Số 1 = Dấu sắc Số 2 = Dấu huyền Số 3 = Dấu hỏi Số 4 = Dấu ngã Số 5 = Dấu nặng Số 6 = Dấu mũ của chữ â, ê và ô Số 7 = Dấu râu của chữ ơ và ư Số 8 = Dấu trăng của chữ ă Số 9 = Dấu gạch ngang của chữ đ

VIQR

Đây là dạng rất phổ thông để bỏ dấu tiếng Việt trong thời gian đầu của internet khi người ta có thể bỏ dấu tiếng Việt và không cần một font nào đặc biệt hết. Nó đã được sử dụng rộng rải trên email, các newsgroups, và sau này ở các forums ở hải ngoại. Nó được đưa vào "kiểu gõ" do sự quen tay, chứ bản thân kiểu gõ này rất hay gặp trở ngại với các dấu chấm câu hay dấu hỏi. Bản thân chúng tôi chưa biết sử dụng cách này và nhìn hơi rối mắt một chút. Nếu bạn gõ cách này thì bạn phải tự ngâm cứu ha Dấu sắc = ' [bên trái phím Enter] Dấu huyền = ` [bên trái phím số 1] Dấu hỏi = ? [bên trái phím Shift, bấm chung với Shift] Dấu ngã = ~ [bên trái phím số 1, bấm chung với Shift] Dấu nặng = . [bên trái phím dấu hỏi] Dấu mũ = ^ [phím số 6, bấm chung với Shift] Dấu râu của chữ ơ và ư = + [phím = + shift] hoặc * [phím số 8 + shift] Dấu trăng của chữ ă = [ [phím số 9 bấm chung với Shift]

Dấu gạch ngang của chữ đ = dd [2 chữ d]

Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.

chucuoi Bài viết: 1 Ngày: 01/02/10 08:27 Giới tính: Nam Đến từ: saigon

Bài viết chưa xem gửi bởi chucuoi » 01/02/10 08:42

kính chào Diễn Đàn Phật Pháp! kính chào ông-bà, anh chị em và các bạn!

Hôm nay mình là thành viên mới được biết đến trang này thấy rất hay, minh không hiểu nhiều về Đạo Phật. Minh xin hỏi 1 câu nhé "Thế nào gọi là tinh thần lục hoà" ? nếu quý đạo hũu nào biết xin chỉ dùm, cám ơn nhiều

Monggiac Bài viết: 686 Ngày: 19/07/07 17:41

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac » 05/02/10 19:44

tinh thần lục hòa này nguyên thủy xuất phát từ trong luật và kinh trung bộ, Phật dạy cho hàng tu sĩ, phải sống đời lục hòa giúp đỡ lẫn nhau trên bước đường tu học. bởi vì một công đồng tăng sĩ với những người không cùng một huyết thống, khác thế hệ, chỉ cùng chung một lý tưởng do đó vẫn có những sự bất đồng vì vậy Phật chế sáu pháp lục hòa để giải quyết những bất đồng đó. Nó không những chỉ được áp dụng cho người tu sĩ mà bất kỳ một cộng đồng nào muốn hòa hợp thì cũng cần phải tuân thủ. một là thân hòa cùng chung ở: thuộc về sự hiếu hòa về thân, những người tu sĩ cùng sống chung, tu, sinh hoạt. hai là khẩu hòa không tranh cãi: sự hòa thuận ở miệng, nói bàn, tranh luận đều trong tinh thần hòa nhã, không lớn tiếng tranh hơn và dùng lời "chém" nhau. ba ý hòa cùng hoan hỷ: sự hòa thuận ở tâm, không những hòa thuận ở thân và miệng mà cộng đồng tu sĩ còn được dạy phải hòa thuận ở tâm, không dùng tâm "đâm" nhau. bốn là kiến hòa đồng giải bày: để có được sự hòa thuận ở thân khẩu ý thì những người tu sĩ sống chung trọng một ngôi chùa cần phải chia sẻ hiểu biết, và những khúc mắc trong tâm để đả thôgn tư tưởng. điều thứ tư này bao gồm luôn sự chia sẽ giáo pháp. năm là giới hòa đồng tu: thiên về giới luật, giới luật có bồ tát giới, tỳ kheo, sa di, tại gia, tỳ kheo ni, sa di ni và thức xoa mỗi người phải giữ giới làm tròn bổn phận của mình. sáu là lợi hòa cùng chia sẻ: chia sẻ quyền lợi, có miếng bánh chia đều, có đồ ăn ngon đừng ăn riêng một mình mà chia ra mọi người cùng thưởng thức

Chúc tết an lạc nhé.

Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.

HoaTrungNguyen Bài viết: 1 Ngày: 11/11/13 01:12 Giới tính: Nam Phật tử: Xuất gia Đến từ: nam dinh

Bài viết chưa xem gửi bởi HoaTrungNguyen » 11/11/13 01:47

Hướng dẫn chuyển mã văn bản bằng phần mềm hỗ trợ viết tiếng việt unikey Bước 1: Đánh dấu [bôi đen] đoạn văn bản cần chuyển đổi font. Bước 2: Sao chép [copy] đoạn văn bản vừa đánh dấu. Nhấp chuột phải vào đoạn văn bản đó và chọn Copy hoặc dùng tổ hợp phím CTRL + C. Bước 3: Chạy công cụ chuyển đổi font của Unikey bằng tổ hợp phím CTRL + SHIFT + F6. Bước 4: Lúc này sẽ hiển thị ra một hộp thoại Công cụ chuyển đổi font là Unikey Toolkit.


Giao diện chuyển mã nhanh của phần mềm unikey

- Ở phần Nguồn, các bạn chọn Bảng mã font gốc của đoạn văn bản cần chuyển đổi. - Ở phần Đích, các bạn chọn Bảng mã font cần chuyển. - Có một số tùy chọn bên phải để các bạn tùy chỉnh. Ví dụ ở đây nếu bạn muốn chuyển toàn bộ đoạn văn bản vừa chọn sang chu Hoa thì bạn tích vào mục chọn Sang chữ hoa

Lưu ý:

+ Những font bắt đầu bằng .Vn thì có bảng mã là TCVN3 + Những font bắt đầu bằng VNI thì có bảng mã là VNI Windows + Những font như Times New Roman hay Arial thì có bảng mã là Unicode + Ngoài ra ở đây Unikey cũng tích hợp thêm một số bảng mã khác nhưng không thông dụng bằng 3 bảng mã trên. Bước 5: Sau khi đã chọn xong các thông số cần thiết thì bấm vào nút Chuyển mã và chờ quá trình chuyển đổi Bảng mã font hoàn tất. Thông thường công việc này diễn ra rất nhanh. Bước 6: Bấm OK để hoàn tất quá trình. Bước 7: Bấm nút Đóng để kết thúc Công cụ Unikey Toolkit. Bước 8: Mở một trang soạn thảo mới và dán [paste] đoạn văn bản vừa chuyển bảng mã font vào đó. Có thể dùng tổ hợp phím tắt là CTRL + V. Hoặc nếu muốn thay thế trược tiếp các bạn chỉ việc ấn ctrl+V để nó thay thế trực tiếp vào phần vừa bôi đen

Lúc này bạn đã có một đoạn văn bản mới với Bảng mã font phù hợp với mục đích công việc.

Hùng Bài viết: 53 Ngày: 25/11/14 01:44 Giới tính: Nam Phật tử: Tại gia

Bài viết chưa xem gửi bởi Hùng » 25/11/14 01:48

Admin I đã viết:- Trong trường hợp gõ nhầm dấu, có thể sửa lại bằng cách chuyển con trỏ tới cuối từ đó và gõ luôn vào phím dấu đúng mà không cần phải xoá cả từ đi gõ lại.

Nếu bên phải từ đó đã có thêm từ khác thì không dùng cách này được, phải sử dụng cách xóa dấu bằng gõ ký tự "z".

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách

Video liên quan

Chủ Đề