Vị tố là gì

cú pháp thường gặp như chủ ngữ, đề ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ. Các thành phần đó là sự thể hiện ở bình diện ngữ pháp của các tham tố trong bình diện nghĩa của câu.Tuy nhiên, thành phần bổ ngữ và trạng ngữ còn nhiều tranh cãi. Theo quan niệm của một số nhà Việt ngữ học bổ ngữ có hai loại đó là: bổ ngữ bắt buộc và bổ ngữ không bắtbuộc. Và trường hợp bổ ngữ khơng bắt buộc hay còn gọi là chu tố là trạng ngữ. Nghĩa là các tác giả này cho rằng trạng ngữ là bổ ngữ không bắt buộc. Nhưng vấn đề này cũng chưađược xác định một cách rõ ràng. Vì vậy, quan điểm của chúng tơi trong luận văn xem trạng ngữ là thành phần phụ của câu.

1.4. Cấu tạo của diễn tố và chu tố

Trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, vị từ làm cốt lõi và quây quần xung quanh là những tham tố, biểu thị những vai nghĩa nào đó. Có những vai nghĩa bắt buộc, bị quy địnhbởi bản chất từ vựng- ngữ pháp của vị từ trung tâm, theo cái nghĩa là những vị từ có bản chất từ vựng- ngữ pháp khác nhau sẽ quy định các vai nghĩa bắt buộc khác nhau. Nhưng cũng cónhững vai nghĩa mang tính tùy nghi, tức không chịu sự quy định bắt buộc như vậy. Trong lý thuyết ngữ pháp của Tesnière, những vai nghĩa bắt buộc sẽ được hiện thực hóa thơng qua cácngữ đoạn được gọi là diễn tố, còn những vai nghĩa tùy nghi thì được hiện thực hóa thơng qua những ngữ đoạn được gọi là chu tố.Như vậy diễn tố là những vai nghĩa bắt buộc xuất hiện trong khung vị ngữ, nó quy định bởi vị từ trung tâmVề chức năng, theo S. C. Dik, diễn tố sẽ nằm trong một kết cấu vị ngữ hạt nhân còn chu tố nằm trong kết cấu vị ngữ mở rộng. Chu tố là thành tố khơng có chức năng xác địnhcác sự tình theo đúng nghĩa, nhưng nó cung cấp nhiều thơng tin gắn với sự tình theo một tổng thể- bằng cách chỉ định thời gian hoặc vị trí của các sự tình, đưa ra lí do hoặc ngunnhân của các sự tình, và cung cấp những thơng tin bổ sung khác. Trong quan hệ với vị từ, diễn tố thường giữ vị trí nòng cốt trong câu, có nghĩa nó bắtbuộc phải có mặt để làm nên sự tình. Ví dụ: Nam học bài.Ở ví dụ trên, cái hành động “học” bắt buộc phải có chủ thể “Nam” và đối thể “bài” tham gia vào sự thể. Và nó là hai tham tố bắt buộc làm nên sự tình trong câu.Cũng theo S.C. Dik, một kết cấu vị ngữ hạt nhân bao gồm một vị từ gắn kết với một số thích hợp các ngữ định danh để lắp đầy vị trí các tham tố của vị từ đó.thể xét ví dụ “Nam học bài”. Ở ví dụ này, “Nam” là diễn tố thứ nhất, là chủ thể của hành động “học” và “bài” là diễn tố thứ hai và là đối thể của “học”. Đây là những yếu tố bắtbuộc xuất hiện trong câu. Nhưng chúng ta cũng có thể mở rộng câu trên như: “Nam học bài ở nhà”. Vậy ta thấy thêm một tham tố xuất hiện nữa đó là “ở nhà”, tham tố này khơng bắtbuộc xuất hiện trong câu, nhưng nó có tác dụng bổ sung rõ hơn thông tin cho câu. Và vì thế, tham tố “ở nhà” đóng vai chu tố cho câu.Có những vị từ cần có sự xuất hiện hai diễn tố như ví dụ trên, nhưng cũng có những vị từ xuất hiện ba diễn tố. Những vị từ ba diễn tố thường là những vị từ traotặng. Vị từ “tặng”,có ba diễn tố lần lượt chỉ ra chủ thể của hành động tặng, vật được tặng và người tiếp nhận, ví dụ:- Nam tặng sách cho bạn. Trong cấu tạo của câu, diễn tố và chu tố cũng có thể thể hiện bằng các phương tiệnđánh dấu. Mỗi ngơn ngữ đều có những cách thức để đánh dấu và thể hiện cấu tạo, chức năng ngữ pháp của diễn tố và chu tố. Tuy nhiên, có một số các phương thức như:- Dùng trật tự từ: Đặc trưng hình tuyến đã cấp cho trật tự từ một tư cách hiển nhiên để làm dấu hiệu phân biệt hình thức. Thay đổi trật tự từ là thay đổi hình thức của cái biểu đạt.Chẳng hạn, vai tác thể và vai bị thể trong tiếng Việt được phân biệt với nhau bằng trật tự: Nó đánh tơi sẽ khác với Tơi đánh nó.- Dùng giới từ: có thể xem giới từ là phương thức phổ biến để đánh dấu vai nghĩa.Trong tiếng Việt vai cơng cụ có thể đánh dấu bởi giới từ bằng, ví dụ: Tơi đi làm bằng xe gắn máy.Vai kẻ hưởng lợi, vai tiếp thể có thể đánh dấu bởi giới từ cho, ví dụ: - Nam trông nhà cho bà ngoại.- Tôi gửi bức thư cho chị ấy.Vai địa điểm, vị trí có thể được đánh dấu bởi một giới từ chỉ địa điểm, chẳng hạn nhưgiới từ ngồi, ví dụ: Đứa bé đang chơi ngoài sân.

Vĩ tố kết thúc câu là loại hậu tố xuất hiện ở cuối câu, cấu thành vị ngữ nhằm biểu thị sự kết thúc của một câu nói. Những vĩ tố kết thúc này có những hình thái khác nhau như:

- Dạng tường thuật thường gặp ở các vĩ tố: ぞ、ぜ、さ、よ ...

Ví dụ:

俺は行くぜ。 [Tôi đi đây!]

絶対行くもん。[Nhất định là tôi sẽ đi!]

- Dạng nghi vấn thường gặp ở các vĩ tố: か、かな、かしら、い、の、ろ、っけ …

Ví dụ:

明日雨かな。[Ngày mai không biết trời mưa không nhỉ?]

日本での生活はどうかしら。[Không biết cuộc sống ở Nhật như thế nào?]

もう食べたろ。 [Cậu ăn rồi phải không?]

- Dạng mệnh lệnh thường gặp ở vĩ tố: な

Ví dụ: 触るな。 [Cấm sờ vào!]

- Dạng đề nghị thường gặp ở vĩ tố: じゃん

Ví dụ: 行けばいいじゃん。[Đi đi mà!]

Một số đặc điểm của vĩ tố kết thúc câu trong tiếng Nhật:

- Chỉ dùng trong văn nói giúp biểu đạt ý của người nói được tốt hơn, thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa người nói và người nghe.

- Việc sử dụng hệ thống vĩ tố ở cuối câu cũng là tiêu chí để nhận biết ngôn ngữ nam và nữ.

- Ta cũng nhận thấy được tính thứ bậc thông qua cách dùng vĩ tố trong đàm thoại.

2. Giới thiệu một số vĩ tố thường gặp

Vĩ tố ぞ

Trong số các vĩ tố kết thúc câu, vĩ tố ぞ là từ cảm thán mạnh nhất. ぞ chỉ rõ vị trí của người nói đối với người nghe. Nó thường được sử dụng khi người nói là đàn ông và có vị trí xã hội cao hơn so với người nghe, mang sắc thái dứt khoát. Chẳng hạn như dùng khi bố nói với con, chồng nói với vợ, thầy giáo nói với học sinh hoặc giữa những người bạn nam thân thiết với nhau.

Ví dụ: Cùng thử so sánh sắc thái câu có và không có vĩ tố ぞ

明日は行かないぞ。 [Ngày mai tôi không đi đâu đấy!]

明日は行かない。 [Ngày mai tôi không đi.]

今度そんなことをしたら、許さないぞ。[Lần sau nếu còn làm việc như thế này nữa là tôi sẽ không tha đâu đấy!]

今度そんなことをしたら、許さない。[Lần sau nếu còn làm việc như thế này nữa là tôi sẽ không tha.]

部屋汚いぞ。 [Căn phòng dơ quá đấy!]

部屋汚い。 [Căn phòng dơ.]

Rõ ràng là vĩ tố ぞ làm cho câu có sắc thái hơn, mạnh mẽ hơn và dứt khoát hơn.

Vĩ tố ぜ

Cách sử dụng của vĩ tố ぜ cũng giống với ぞ, nhưng vĩ tố ぜ mang sắc thái nhẹ nhàng hơn. Nó thường được sử dụng giữa nam giới với nhau trong cùng một nhóm thân thiết. Tuy nhiên chỉ có người ở địa vị trên mới có thể dùng ぜ với người ở địa vị thấp hơn. Cũng giống như vĩ tố ぞ, phụ nữ không sử dụng vĩ tố ぜ.

Ví dụ: Cùng thử so sánh sắc thái câu có và không có vĩ tố ぜ:

外寒いぜ。 [Ở bên ngoài lạnh đó!]

外寒い。 [Ở bên ngoài lạnh. ]

その仕事頼んだぜ。 [Việc đó nhờ cậu làm nhá!]

その仕事頼んだ。 [Việc đó nhờ cậu làm.]

俺は行くぜ。 [Tôi đi đây!]

俺は行く。 [Tôi đi.]

Vĩ tố な

Đây là vĩ tố thường được nam giới sử dụng. Cách sử dụng của nó giống với câu hỏi đuôi [Tag question] trong tiếng Anh. Nó được dùng khi diễn tả cảm xúc, nêu những phán đoán không chắc chắn, khi người nói mong muốn nhận được sự đồng tình của người nghe. Vì thế nó có phần hơi áp đặt.

Ví dụ: Cùng thử so sánh sắc thái câu có và không có vĩ tố な:

昨日来なかったな。 [Hôm qua cậu không đến nhỉ!]

昨日来なかった。 [Hôm qua cậu không đến.]

今日はいい天気だな。[Hôm nay trời đẹp quá ha!]

今日はいい天気だ。 [Hôm nay trời đẹp.]

Trong một số trường hợp, cả nam và nữ đều dùng vĩ tố な để diễn tả cảm xúc, và thường là lời nói độc thoại. Lúc này vĩ tố な được nói kéo dài thành なあ để nhấn mạnh.

Ví dụ:

すごいなあ。 [Tuyệt vời quá nhỉ!]

=雪が降るなあ。 [Ôi tuyết rơi rồi!]

Trong các câu đảo ngữ なあ cũng thường được sử dụng.

Ví dụ:

楽しかったなあ、あのころは。[Quãng thời gian đó mới vui làm sao!]

よく頑張ったなあ、お互いに。[Cả hai chúng ta đều cố gắng hết sức rồi.]

Khi な xuất hiện trong câu cầu khiến, theo sau một động từ nguyên mẫu và do nam giới sử dụng thì nó thường có nghĩa là ra lệnh cho một người có vị trí thấp hơn.

Ví dụ:

触るな。 [Cấm sờ vào!]

見るな。 [Cấm nhìn!]

Vĩ tố ね

Cũng giống như vĩ tố な, vĩ tố ね thường được sử dụng khi người nói muốn tìm kiếm sự đồng tình từ phía người nghe. Tuy nhiên nó không mang tính áp đặt nhiều như vĩ tố な. Vĩ tố ね dùng để diễn tả cảm xúc và thường được kéo dài thành ねえ. Mức độ cảm xúc nhẹ nhàng hay mạnh mẽ tùy thuộc vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện.

Ví dụ:

きれいな部屋ねえ。 [Căn phòng sạch sẽ ghê!]

これは私のね。 [Cái này là của tôi mà!]

Trong một số trường hợp, để làm câu nói nhẹ nhàng hơn, người ta dùng thêm の trước ね đối với câu kết thúc bằng tính từ い hoặc động từ. Hay dùng なの trước ね đối với câu kết thúc bằng tính từ な danh từ.

Ví dụ:

 やすいのね。 [Rẻ quá!]

 大変なのね。 [Mệt quá!]

Cuối cùng, vĩ tố ね còn được dùng khi muốn xác nhận lại thông tin từ người đối diện. Lúc này người nói sẽ lên giọng ở vĩ tố ね.

Ví dụ:

A:すみません、田中さんの電話番号は何番ですか。

B:093―123―4567です。

A: 093―123―4567ですね↑。どうも

Vĩ tố さ

Vĩ tố さ được dùng khi người nói có địa vị cao hơn hoặc ngang hàng với người nghe. Nam giới hay sử dụng hơn nữ giới. Dùng vĩ tố さ khi muốn thể hiện sự khẳng định, quyết đoán khi chỉ ra một điều hiển nhiên hoặc khi phê phán.

Ví dụ:

そんなこと分かってるさ。(Tôi hiểu điều đó mà! [và tôi không cần anh phải nói cho tôi nghe]]

僕もつらいさ。 [Tôi cũng chán vậy!]

うまくいくさ。 [Tôi biết mọi thứ sẽ ổn mà!]

お前が仕事しないからさ。[Đó là bởi vì cậu không chịu làm việc.]

Cũng giống như các vĩ tố ぜ、ぞ、さ、な thường được nam giới sử dụng nhiều, cho thấy trong xã hội Nhật xưa, người ta rất coi trọng nam giới, nữ giới không có quyền đưa ra ý kiến và quan điểm của mình. Tính thứ bậc trong xã hội cũng thể hiện rõ trong cách dùng vĩ tố. Chỉ có những người ở vị trí trên mới có thể dùng để nói chuyện với người có địa vị thấp hơn.

Vĩ tố よ

Vĩ tố よđược dùng khi người nói muốn thông báo đến người nghe thông tin mà họ nghĩ người nghe không biết. Vì thế nó bao hàm ý tự tin, quả quyết của người nói. Mức độ nhẹ nhàng [nữ giới dùng] hay mạnh mẽ [nam giới dùng] của câu tùy thuộc vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện.

Ví dụ:

明日会議よ。 [Cuộc họp là vào ngày mai đấy!]

これきれいよ。 [Cái này đẹp đấy!]

この花紫よ。 [Bông hoa này màu tím đấy!]

Trong các ví dụ trên, khi ta thấy kết thúc câu là danh từ, hay tính từ chỉ vẻ đẹp, màu sắc thì phần lớn là câu nói của nữ giới.

Còn nam giới sử dụng よ theo sau trạng thái hoặc thể ngắn.

Ví dụ:

来年行くよ。 [Sang năm tôi đi đó nha!]

次の番組は3時からだよ。[Chương trình tiếp theo bắt đầu từ lúc 3h đấy!]

Khi kết thúc câu bằng tính từ い hoặc động từ, người ta thường thêm の trước よ.

Ví dụ:

台湾からお客さんが来たのよ。[Khách đến từ Đài Loan đấy!]

Đối với kết thúc câu là danh từ thì là なのよ.

Ví dụ:

彼はアメリカ人なのよ。[Anh ấy là người Mỹ đấy!]

Người ta cũng hay sử dụng ね theo sau よ nhằm làm cho lời nói nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ:

そうだよね。 [Ờ ha]

Vĩ tố もんか

Nam giới sử dụng mang ý nghĩa nhấn mạnh quyết tâm sẽ không làm việc gì nữa. Trong văn viết là từ ものか.

Ví dụ:

あんな所もう行くもんか。[Tôi sẽ chẳng bao giờ đi đến nơi như vậy nữa hay Còn lâu tôi mới tới nơi đó nữa].

Vĩ tố か

Khi vĩ tố này đứng cuối câu thì đọc lên giọng, ý muốn hỏi một thông tin gì đấy, được dùng cho cả nam và nữ.

Ví dụ:

これか↑。[Cái này hả?] . Nam giới hay dùng dạng này.

これですか↑。[Cái này phải không?] Nữ giới hay dùng dạng này.

行くか↑。[Anh có đi không?] Nam giới hay dùng dạng này.

行きますか↑。[Anh có đi không?] Nữ giới hay dùng dạng này.

Tuy nhiên, khi vĩ tố này đứng cuối câu là đọc xuống giọng thì không còn là câu hỏi nữa mà lúc này nó biểu lộ sự ngạc nhiên, thất vọng.

Ví dụ:

これか↓。 [Cái này à?]

失敗したか↓。 [Thất bại rồi à?]

Vĩ tố かな

かな tạm dịch là “tôi phân vân; tôi tự hỏi; tôi lấy làm ngạc nhiên; không hiểu thế nào nhỉ; không hiểu có phải là; không biết liệu...”, dùng để diễn tả điều gì đó không chắc chắn hoặc dùng khi tự hỏi chính bản thân mình. Nam giới rất hay sử dụng vĩ tố này.

Ví dụ:

明日雨かな。 [Ngày mai không biết trời mưa không nhỉ.]

日本での生活はどうかな。[Không biết cuộc sống ở Nhật như thế nào.]

Vĩ tố かしら

Vĩ tố này cũng có ý nghĩa giống với かな nhưng được sử dụng khi người nói là nữ.

Ví dụ:

明日雨かしら。 [Ngày mai không biết trời mưa không nhỉ.]

日本での生活はどうかしら。[Không biết cuộc sống ở Nhật như thế nào.]

Vĩ tố もの

Vĩ tố này tạm dịch là “bởi vì; lý do là” dùng để chỉ lý do hoặc dùng khi xin lỗi. Nữ giới rất hay sử dụng vĩ tố này ngay sau “です” ở trong câu. Nam giới không sử dụng vĩ tố này.

Ví dụ:

出かけません。とても寒いんですもの。[Không đi đâu. Lạnh lắm!]

Vĩ tố もん

Vĩ tố này là một dạng rút gọn của vĩ tố もの và thường xuất hiện trong văn nói với nghĩa là diễn tả sự than phiền, quyết tâm hoặc chắn chắc về điều gì.

Ví dụ:

そんなこと知らないもん。[Làm sao tôi biết chuyện đó được!]

ちゃんとやったもん。[Tôi thề là tôi làm đúng mà!]

絶対行くもん。 [Nhất định là tôi sẽ đi!]

Vĩ tố わ

Nữ giới hay sử dụng vĩ tố này. Ý nghĩa của nó là biểu thị cảm xúc của người nói nhằm làm cho giọng của mình nhẹ nhàng hơn, tạo nên sự đồng cảm giữa người nói và người nghe.

Ví dụ:

コンサートーは素晴らしかったわ。[Buổi hòa nhạc thật là tuyệt!]

この料理は美味しいわ。[Món ăn này ngon lắm!]

この答え間違ってると思うわ。[Tôi e là câu trả lời này sai rồi.]

Sau vĩ tố わ người ta thường hay dùng thêm よ hoặc ね.

知っているわよ。[Tôi biết rồi mà!]

にぎやかになるわね。[Ồn ào quá!]

Vĩ tố い

Vĩ tố này luôn xuất hiện sau だ hoặc か trong câu hỏi thân mật, thể hiện sự dứt khoát của người nói. Chỉ có nam giới sử dụng vĩ tố này.

Ví dụ:

どこへ行くんだい。 [Đi đâu vậy?]

どうしたんだい。 [Bị sao vậy?]

怪我しなかったかい。[Bạn không bị thương chứ?]

そんなに痛いかい。[Đau đến nỗi vậy cơ hả?]

Vĩ tố の

Khi の đứng ở cuối câu và đọc lên giọng thì sẽ biến câu đó thành câu hỏi. Lúc này đứng trước の là động từ, danh từ, tính từ ở thể ngắn.

Ví dụ:

今日学校へ行くの。 [Hôm nay có đi học không?]

どうしたの。 [Bị làm sao vậy?]

Nữ giới hay sử dụng の trong câu tường thuật và nói hạ thấp giọng để diễn tả cảm xúc, mong muốn người nghe đồng cảm với mình.

Ví dụ:

大きい家が買いたいの。[Muốn mua một cái nhà lớn quá đi!]

この歌手すごいの。 [Cô ca sỹ này hát tuyệt quá!]

Vĩ tố じゃん

Cả nam và nữ đều dùng vĩ tố này để diễn tả một đề nghị, tạo cho người nghe cảm giác thân thiện hoặc tức giận tùy theo ngữ cảnh.

Ví dụ:

今食べればいいじゃん。[Ăn đi mà!]

前に言ったじゃん。 [Thấy chưa, đã nói rồi mà!]

行けばいいじゃん。 [Đi đi mà!]

Vĩ tố ろ

Chỉ có nam giới mới sử dụng vĩ tố này và chỉ dùng trong câu hỏi. Vĩ tố này dùng trong văn nói, mang ý nghĩa áp đặt hay biểu lộ sự khinh thường, mỉa mai.

Ví dụ:

もう食べたろ。 [Cậu ăn rồi phải không?]

言っただろ。 [Chẳng phải tôi đã nói rồi sao!]

Vĩ tố っけ

Vĩ tố này được sử dụng khi người nói không chắc chắn về điều mình đang nói, thường dùng khi nói một mình.

Ví dụ:

昨日だったけ。 [Hôm qua phải không nhỉ.]

Trang web học tiếng Nhật Online Dekiru.vn có đầy đủ các kiến thức, tài liệu, giáo trình cho việc học tiếng nhật cơ bản - nâng cao, luyện nghe tiếng Nhật, đọc viết, học tiếng Nhật giao tiếp, học từ vựng...hãy ghé thăm thường xuyên để đọc được những bài viết bổ ích mới nhất nhé.

Xem thêm: Học từ vựng tiếng Nhật: Từ lóng trong tiếng Nhật

Video liên quan

Chủ Đề