Tại sao bột không nở

Không mới nhưng chẳng bao giờ là cũ và thừa cả, nhưng không phải ai cũng nằm lòng quy trình cách làm bánh mì chuẩn chỉnh từ A-Z, hoặc đôi khi có sơ sót nhở cũng làm hỏng cả mẻ bánh mà mình nhào nặn.

Dưới đây là 10 lỗi thường gặp khi làm bánh mì và cách khắc phục, rất đơn giản và dễ hiểu cho các bạn mới nè, xem ngay mình mắc lỗi ở đâu nhé!

Đây có thể là 1 trong những lý do:

  • Bột quá khô và cứng. Trong lúc nhào bột, có thể bạn đã trót dùng quá nhiều bột áo để chống dính tay và dính mặt bàn, khiến cho khối bột bị khô và chắc, nặng. Điều này làm cho bánh khi nướng không thể nở được mà trở thành một khối gần như y nguyên, cứng và đặc. Bột sau khi nhào xong cần phải còn hơi dính và mềm mượt.
  • Lượng men dùng không đủ. Bạn cần kiểm tra lại lúc cân đong nguyên liệu mình có làm sai gì không nhé.
  • Quá nhiều muối. Bạn có biết: muối chính là kẻ thù giết chết men, men chết thì bánh mì không thể nở được.
  • Nhiệt độ để bột nở không đủ, nói cách khác là nhiệt độ môi trường quá mát, hoặc lạnh, trong khi đối với bánh mì thì cần có nhiệt độ môi trường ấm. Khi môi trường bị mát hoặc lạnh, men sẽ không hoạt động được.
  • Thời gian để bột nở chưa đủ, còn quá ngắn bạn đã vội đem bột đi tạo hình và nướng, bột khi đó chưa đạt được đến độ nở của nó.
  • Bạn quên mất không nhào bột trước khi tạo hình bánh cuối cùng.
  • Nhiệt độ của lò nướng quá cao, vượt mức phù hợp để nướng bánh.

Nguyên nhân có thể do:

  • Cho men vào nước quá nóng khiến men bị chết.
  • Cho trực tiếp muối vào lẫn với men, muối cũng sẽ làm cho men bị chết hoặc hạn chế khả năng hoạt động của men rất nhiều.
  • Tỉ lệ bột bị nhiều và thừa so với các nguyên liệu khác, bạn đã dùng quá nhiều bột áo để chống dính trong lúc nhào bột và tạo hình bánh.

  • Bột đã bị nở quá: nở quá nhiều và trong thời gian quá dài. Chúng ta chỉ nên để bột sau khi nhào được nở lên gần gấp đôi là vừa đủ, không nên thấy bột nở tốt quá và chúng ta “hào hứng” để bột nở lên cao nữa, to nữa trông cho “thích mắt”. Bạn cũng đừng nên mải làm việc khác mà quên mất tô bột của mình đang ủ nhé.
  • Thời gian nướng chưa đủ: nếu bạn nướng chưa đủ thời gian, bánh vẫn chưa thoát được hết hơi của men trong đó nên vẫn còn mùi vị chua.
  • Nhiệt độ ủ bột quá cao khiến bột khi ủ đã nở lên quá nhanh. Bạn nên kiểm soát nhiệt độ ủ bánh trong khoảng từ 24 – 29 độ C.
  • Có thể bạn đã đong thừa men.
  • Nhào bột chưa đủ kĩ khiến cho men chưa thể “hoạt động” hết.

  • Bạn quên không để bột nghỉ trước khi tạo hình. Sau khi ủ bột và khối bột nở lên gấp đôi, chúng ta lấy bột ra và ép cho khí ra hết. Sau đó để cho bột  nghỉ khoảng 10 phút rồi mới nhào nặn tạo hình cho bánh.
  • Bạn dùng khuôn bánh quá nhỏ so với lượng bột. Khi đó bột lúc nở sẽ không đều, tràn ra bên ngoài, rơi rớt khiến bánh có hình thù kì dị.
  • Xếp nhiều bánh vào trong lò, nhiệt độ lò không đều khiến bánh nở không đều.

  • Bột bánh mì quá mềm và nhão, khiến cho bánh không giữ được hình dạng. Bạn cần kiểm tra lại tỷ lệ chất lỏng : chất khô trong công thức của mình, kiểm tra quá trình cân đong. Trường hợp này bạn có thể cho thêm bột từ từ để điều chỉnh sao cho khối bột không bị quá nhão mềm [và chú ý thêm vừa đủ, không để bột bị khô quá].
  • Thay vì tự tạo các  hình dạng khác nhau cho bánh, bạn cho bánh vào khuôn để giúp giữ được hình dạng bánh tốt hơn.

Bạn đã dùng quá nhiều bột mì để chống dính trong quá trình nhào bột và tạo hình, khiến cho bề mặt bánh bị khô và dễ bị nứt khi nướng.

  • Khi bạn để bột nở lâu quá,  nó sẽ trở nên quá cao và khi đó dễ bị xẹp.
  • Nếu bạn đã cho bánh vào lò nướng mà trong lúc nướng bánh bị xẹp thì đó là do nhiệt độ lò quá thấp. Bột đã nở cao nhưng vì nhiệt độ không đủ để giữ cho bột chín và cứng lại để giữ nguyên hình dạng, vì vậy nó bị xẹp.

Do bạn tạo hình chưa tốt nên bề mặt bột chưa mịn. Vì thế hãy đảm bảo là bạn nhào khối bột thật mịn rồi mới nặn nó thành hình bạn muốn làm.

  • Bột quá khô sau khi nhào xong.
  • Bánh trong lúc nở lần 2 đã bị khô do không khí quá khô, vì thế khi ủ cho bánh nở [để cho vào lò nướng], bạn nên dùng một chiếc khăn phủ lên bề mặt bánh, hoặc quét một lớp dầu ăn mỏng để chống bề mặt bánh quá khô, đặc biệt là khi không khí có độ ẩm thấp.
  • Không để bánh nở quá lâu.
  • Nhiệt độ lò thấp, khiến thời gian nướng bánh lâu, làm cho vỏ bánh bị khô cứng và dày.

  • Vỏ bánh nói chung có màu đẹp là nhờ vào lượng đường trong bánh. Nếu bạn dùng quá ít đường, bánh sẽ bị nhạt màu dù thời gian nướng đã đủ.
  • Nhiệt độ để ủ bột quá cao, khiến men đã “ăn” hết đường, nên bánh nướng xong sẽ bị nhạt màu.
  • Nhiệt độ lò thấp không đủ để chuyển màu vỏ bánh.
Infographic các lỗi thường gặp khi làm bánh mì và cách khắc phục

Ghép luôn cho các bạn 1 ảnh Infographic các lỗi thường gặp khi làm bánh mì và cách khắc phục để tiện lưu và xem lại khi cần nè! Chúc các bạn luôn thành công khi làm bánh mì và thử thêm nhiều công thức làm bánh mì từ Bếp Bánh dưới đây nhé!

>>> Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu

>>> Tổng hợp các công thức làm bánh mì

>>> Cách sử dụng Men nở - Muối nở - Bột nở trong công thức làm bánh

Bạn thường hay gặp vấn đề khi làm bánh đó là bột làm bánh không nổi, đó là những vấn đề nan giải của chúng ta mà không biết nên xử lí như thế nào. Và hôm nay hãy yên tâm khi tìm cách làm của chúng tôi sẽ chia sẻ ” Cách để khắc phục bột làm bánh không nổi” cho các bạn rõ ràng và dễ dàng hơn nhé!

Cách thứ nhất là tăng nhiệt độ

Men cần nhiệt độ nóng ẩm để hoạt động tốt nhất. Nếu muốn bột nở, bạn cần phải cung cấp cho men những thứ nó cần.

  • Đổ nước sôi vào khay nướng và đặt vào rãnh thấp nhất trong lò nướng. Để bột lên vỉ nướng ở rãnh giữa và đóng cửa lò nướng để bột nở.
  • Bạn đun sôi một cốc nước trong lò vi sóng sau đó để bột vào lò vi sóng cùng với cốc nước và đóng cửa lại. [Lúc này lò vi sóng không hoạt động!]
  • Cho lò nướng hoạt động và để bột lên bề mặt của lò nướng, dùng khăn ẩm đậy lại. Lò nướng làm cho bề mặt phía trên ấm và khăn ẩm cũng cấp thêm độ ẩm.

Tăng thêm men

Sức nóng và độ ẩm không kích thích men nở thì bạn cần tăng thêm men như sau:

  • Mở một gói men mới và khuấy 1 thìa cà phê men với 1 cốc nước ấm [khoảng 40°C] và 1 thìa đường. Ủ hỗn hợp khoảng 10 phút, nếu thấy có 1,2 đến 2,5 cm bọt thì men hoạt động tốt. Còn nếu không có gì thay đổi bạn cần làm lại
  • Trong khi đợi ủ hỗn hợp men, làm cho bột ấm nhẹ khoảng 38°C bằng cách đặt bát bột ở chỗ ấm.

Trộn bột men cái

60% bột mì với 40% chất lỏng đúng với tỉ lệ để làm bột bánh mì. Nhào bột với hỗn hợp men, sau đó để bột nở ở nơi nóng ẩm. Đây là dấu hiện nhận biết men của bạn có hoạt động hay là không hoạt động. Cách này kích thích men nở nhiều nên nếu được thêm vào thì bột sẽ nở rất đẹp. Nếu bột vẫn không nở, thì đó không phải là vấn đề của men mà là một vấn đề khác.

Thêm bột mì vào nhào bột

Dùng tay chạm vào bột nếu mà dính tay thì bột nhão, như thế thì cần cho thêm bột vào nhào đến khi nào không dính tay nữa là đạt.

Nhào bột đúng cách

Nhào bột quá nhanh thì bạn sẽ không thể làm cho men phân tán đều trong bột. Bột sẽ không đủ sức để nổi. Nhào quá kỹ sẽ làm cho bột cứng và không nổi được. Bột phải mịn và dẻo, không cứng như bóng cao su hoặc mềm như bột làm bánh quy.

Ngoài ra còn có những cách xử lý về bột như

  1. Tìm nguyên nhân của nó vì sao bột không nổi có khi vì hết hạn sử dụng hoặc do bột cần thời gian lâu hơn để nổi
  2. Kiểm tra môi trường có đạt nhiệt độ đúng để men hoạt động không ?
  3. Kiểm tra bột nếu như bạn đổ quá nhiều nước, do bạn chọn bột không đúng khi làm bánh mình cần
  4. Để bột nghỉ
  5. Chọn đồ đựng bột phù hợp
  6. Kiểm tra nguyên liệu
  7. Cho muối khi cần thiết và cần nhẹ nhàng

Trên đây là những cách khắc phục, nếu toàn bộ các cách đều không khắc phục được, bạn cần thay đổi nguyên liệu và làm lại từ đầu.

Video liên quan

Chủ Đề