Vì sao người già hay bị huyết áp cao

Các nhà nghiên cứu không thể tìm hiểu rõ nguyên nhân gây cao huyết áp nguyên phát mà thay vào đó đã nghiên cứu và cho thấy sợi dây liên kết giữa tăng huyết áp nguyên phát với một số yếu tố nguy cơ như: Di truyền, tuổi già, đái tháo đường và béo phì,...

Cao huyết áp nguyên phát hay còn gọi là cao huyết áp vô căn tăng lên trong quá trình bơm máu so với bình thường gây tăng áp lực cho tim. Nguyên nhân cao huyết áp nguyên phát không xác định được rõ ràng. Căn bệnh này chiếm tới 95% trên tổng số người bị bệnh tăng huyết áp và thường gặp ở những người trong độ tuổi 40 hoặc 50 trở lên. 5% còn lại thuộc về bệnh cao huyết áp thứ phát hay cao huyết áp có nguyên nhân.

Vì sao người già hay bị huyết áp cao

Tiêu thụ quá nhiều muối cũng là nguyên nhân cao huyết áp nguyên phát

Các nhà nghiên cứu không thể tìm hiểu rõ nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát mà thay vào đó đã nghiên cứu và cho thấy sợi dây liên kết giữa tăng huyết áp nguyên phát với một số yếu tố nguy cơ như sau:

  • Tuổi già: Khi cơ thể bạn già đi theo thời gian, mạch máu cũng sẽ mất dần độ đàn hồi và dẫn đến nguy cơ cao huyết áp nguyên phát. Theo nghiên cứu, phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị cao huyết áp nguyên phát nhiều hơn so với nam giới cùng nhóm tuổi.
  • Di truyền: Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, cao huyết áp nguyên phát chỉ xuất hiện ở người trưởng thành nhưng trên thực tế, số trẻ em mắc căn bệnh này đang ngày một gia tăng. Sở dĩ có hiện tượng cao huyết áp nguyên phát ở người trẻ là do yếu tố tiền sử gia đình và yếu tố di truyền.
  • Đái tháo đường và béo phì: Lối sống không lành mạnh cộng với chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen ít vận động đang làm gia tăng số lượng người mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Hai căn bệnh này là nguyên nhân cao huyết áp nguyên phát nói riêng và cao huyết áp nói chung.
  • Tiêu thụ quá nhiều muối: Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng, gần 1/3 số trường hợp bị tăng huyết áp nguyên phát có liên hệ mật thiết với tình trạng tiêu thụ quá nhiều muối. Muối làm tăng tình trạng giữ nước, dẫn đến tăng huyết áp.

Tăng huyết áp nguyên phát thường không biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng, kể cả đối với tăng huyết áp ở mức độ cao. Thông thường, khi người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ mới phát hiện ra bệnh.

Một số trường hợp tăng huyết áp nguyên phát có thể xuất hiện dấu hiệu như:

  • Đau đầu âm ỉ, chóng mặt.
  • Tức ngực.
  • Chảy máu cam nhiều hơn bình thường.
  • Tiểu máu.
  • Thay đổi thị giác.

Vì sao người già hay bị huyết áp cao

Tập thể dục thể thao, có chế độ rèn luyện sức khỏe hợp lý để phòng ngừa cao huyết áp

Để ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp nguyên phát xảy ra, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều trái cây, rau củ quả, thực phẩm ít chất béo, thực phẩm giàu kali. Tránh sử dụng những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, muối, đường, đồ ăn nhanh... để ngăn ngừa huyết áp cao.
  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, duy trì hàm lượng natri đến 1500mg/ngày để không bị bệnh tăng huyết áp.
  • Duy trì thể trạng không bị béo phì, dựa vào chỉ số BMI.
  • Tập thể dục thể thao, có chế độ rèn luyện sức khỏe hợp lý. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Không sử dụng thuốc lá, bia rượu thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Giảm thiểu những căng thẳng trong cuộc sống. Nếu đang gặp phải căng thẳng, cần thư giãn, thực hiện các biện pháp thực hành để giúp giảm căng thẳng.
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp của bản thân tại nhà. Nếu có chỉ định của bác sĩ, cần uống thuốc đều đặn theo chỉ định đó và đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.

Cao huyết áp nguyên phát nói riêng hay cao huyết áp nói chung đều để lại những biến chứng tim mạch nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim.

Trung tâm tim mạch là một trong những trung tâm mũi nhọn hàng đầu của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Tim mạch gồm những Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 2, Thạc sĩ giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, Trung tâm có các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới. Ngoài ra trung tâm có chương trình hợp tác toàn diện với Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà nội, Đại học Paris Decartes - Bệnh viện Georges Pompidou (Pháp), Đại học Pennsylvania (Hoa kì) ...

Khách hàng có thể đăng ký gói khám tăng huyết áp để chủ động kiểm tra sức khỏe và tầm soát những nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp.

Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh cao huyết áp là gì? Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ cao cấp Đoàn Dư Đạt, bệnh viện ĐKQT Vinmec Hạ Long sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi này.

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...

Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:

  • Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
  • Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
  • Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
  • Tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Để trả lời cho vấn đề “Huyết áp cao là bao nhiêu”, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và nhiều nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được đưa ra. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

  • Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg;
  • Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;
  • Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp khi:

Huyết áp tâm thu > 120 - 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg.Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

Vì sao người già hay bị huyết áp cao

Cac huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Vì sao người già hay bị huyết áp cao

Triệu chứng bệnh cao huyết áp thường không rõ ràng, chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ hoặc khám một bệnh khác.

Đúng như tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh: Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.

Như đã đề cập, hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.

Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 - 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh. Đối với tăng huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường. Trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát thì nguyên nhân thường là do bệnh khác gây ra, điển hình như bệnh thận.

Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, tiền sản giật cũng xảy ra sau khi thai nhi được 12 tuần tuổi, nhưng kèm theo phù và có đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,...

Sau đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:

  • Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duytrì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp;
  • Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này;
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bao gồm:

  • Thừa cân béo phì;
  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động;
  • Ăn uống không lành mạnh;
  • Ăn quá nhiều muối;
  • Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
  • Hút thuốc lá;
  • Căng thẳng thường xuyên.

Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo các bệnh liên quan như đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị một liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn để giữ cho huyết áp ổn định ở mức dưới 130/80 mmHg. Lưu ý, các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể. Sau đây là các phương pháp chữa trị cao huyết áp:

Vì sao người già hay bị huyết áp cao

Các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.

Biện pháp không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);
  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức;
  • Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn;
  • Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;
  • Tránh nhiễm lạnh đột ngột;
  • Kiểm soát tốt các bệnh liên quan;
  • Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.

Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa.

Mặc dù các phác đồ điều trị cao huyết áp đã được đưa ra và thử nghiệm rất nhiều lần. Tuy nhiên, trong suốt quá trình diễn tiến của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi và có thể thay đổi, tăng giảm liều, phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi xác định được phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân. Hãy lưu ý về tình hình sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc để thông báo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn trong khi dùng thuốc theo phác đồ. Dùng thuốc thường xuyên để bình ổn huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời. Không tự ý ngừng điều trị, cần phải tham vấn bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, bệnh cao huyết áp còn có thể được kiểm soát tốt bằng các bài thuốc trị tăng huyết áp theo hướng dẫn của thầy thuốc đông y.

Một số trường hợp cao huyết áp cấp cứu cần phải được chữa trị ngay lập tức tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt, vì lúc này nguy cơ bệnh nhân tử vong là khá cao. Bệnh nhân có thể được thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để nhanh chóng cải thiện tình hình.

Hầu hết các bệnh tim mạch ở nước ta, đặc biệt là những bệnh lý mãn tính phổ biến như cao huyết áp, vấn đề tuân thủ điều trị luôn là điều khiến cho các bác sĩ đau đầu. Do việc điều trị thường phải phối hợp nhiều thuốc, dẫn đến việc bệnh nhân quên uống thuốc, hoặc có thuốc nhưng không uống, hoặc dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ, hậu quả là hiệu quả điều trị tăng huyết áp không được cao. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải thật sự nghiêm túc trong việc chữa trị bệnh của chính bản thân mình, phối hợp tốt với bác sĩ để tối đa hóa hiệu quả điều trị.

Vì sao người già hay bị huyết áp cao

Cơ sở vật chất hiện đại tại Vinmec đã đem lại cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân cao huyết áp.

Cùng Vinmec bảo vệ bạn và gia đình trước những nguy cơ biến chứng từ bệnh cao huyết áp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Những điều cần biết về bệnh cao huyết áp

XEM THÊM: