Ví dụ về chế độ đãi ngộ đặc biệt

1. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc

Đãi ngộ tối huệ quốc ( MFN)  là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của nguyên tắc này được thể hiện ngay trong điều I Hiệp định GATT, điều II Hiệp định GATS và Điều IV Hiệp định TRIPs. Theo nguyên tắc này nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác một sư đãi ngộ hay miễn trừ  về các lĩnh vực thương mại, thuế quan, vận tải và địa vị pháp lý công dân, thì cũng phải dành cho tất cả các quốc gia thành viên còn lại đãi ngộ và miễn trừ đó. Ví dụ trong thương mại hàng hoá nếu một nước thành viên A dành cho sản phẩm của quốc gia thành viên B mức thuế quan ưu đãi thì quốc gia thành viên A  cũng phải dành cho sản phẩm cùng loại của các quốc gia thành viên  còn lại mức thuế ưu đãi này.

Tuy nhiên việc áp dụng nguyên tắc Đãi ngộ tố huệ quốc này theo quy định của WTO cho phép các quốc gia thành viên duy trì một số ngoại lệ:

(i)  Quyết định của Đại hội đồng GATT ngày 26.11.1971 về ” Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển” cho phép các nước đang phát triển đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại để dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng mức thuế ưu đãi này đối với hàng hoá của các nước phát triển;

(ii) Quốc gia thành viên dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hoá vùng biên giới.

(iii) Điều 24 của GATT quy định các quốc gia thành viên của các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự ưu đãi hơn về thuế quan mang tính phân biệt đối xử với các quốc gia khác ngoài khu vực

(iv) Quyết định của đại hội đồng GATT ngày 25.6.1971 về việc thiết lập hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển.

Ý nghĩa tích cực của Nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc là:

+ Thứ nhất, nó có thể đảm bảo đáp ứng những nhu cầu nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả giá thành nhờ lợi thế so sánh;

+ Thứ hai, Biến đãi ngộ tối huệ quốc thành nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện, nhờ vậy mà có thể bảo vệ thành quả của việc cắt giảm thuế quan song phương, và còn có thể  thúc đẩy việc thực hiện đa biên hoá;

+ Thứ ba, nhờ cam kết thực hiện Đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể bắt buộc các nước lớn phải đối xử công bằng với các nước nhỏ;

+ Thứ tư, nhờ cam kết đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể tinh giản cơ chế quản lý nhập khẩu và bảo đảm các chính sách thương mại rõ ràng hơn.

2. Chế độ đãi ngộ quốc gia

Nếu như nguyên tắc MFN không cho phép các thành viên phân biệt đối xử không công bằng đối với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác nhau thì nguyên tắc NT không cho phép các quốc gia thành viên có sự phân biệt đối xử không bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa.

Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia được quy định tại điều III GATT, điều XVII GATS và điều III TRIPs . Theo nguyên tắc này hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã qua thủ tục hải quan (đã trả các khoản thuế được luật định)  hay được đăng ký bảo hộ thì phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ trong nước.

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia không cho phép các quốc gia thành viên hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu, trừ một số ngoại lệ được quy định rõ trong các hiệp định của WTO, cụ thể:

– Điều XVII và điều XVIII (b), mất cân đối can cân thanh toán.

– Điều XVIII (c) nhằm mục đích bảo vệ nghành công nghiệp non trẻ trong nước.

– Điều XIX – bảo vệ ngành sản xuất trong nước nhằm chống lại sự gia tăng đột ngột của hàng nhập khẩu hay để đối phó với việc một mặt hàng trở  nên khan hiếm trên thị trường nội địa do xuất khẩu quá nhiều.

– Điều XX – vì lý do sức khoẻ và vệ sinh.

– Điều XXI – vì lý do an ninh quốc gia.

Một trong những ngoại lệ quan trọng của nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia đó là việc trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu, hạn chế bằng hạn nghạch.

Download Tiểu luận Các chế độ pháp lý mà nước sở tại giành cho người nước ngoài miễn phí PHỤ LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU. 1B. NỘI DUNG. 1I. Cơ sở pháp lý. 1II. Các chế độ pháp lý mà nước sở tại giành cho người nước ngoài. 21.Chế độ đãi ngộ như công dân (NT – National Treatment). 22. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc 43. Chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài: 54. Chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc: 6C. Kết Luận. 7    /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37945/

Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

PHỤ LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU. Tư pháp quốc tế là một ngành khoa học pháp lý mới mẻ và phức tạp ở Việt Nam. Tính phức tạp của nó thể hiện ở tính chất các vấn đề pháp lý không chỉ liên quan đến nhiều chuyên ngành của pháp luật quốc gia mà còn liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật các nước khác trên thế giới. ThS. Bùi Thị Thu ( chủ biên) Giáo trình luật tư pháp quốc tế nxbGD, 2010 Chủ thể của tư pháp quốc tế là các cơ quan cá nhân tổ chức tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí cũng như khả năng tự chịu trách nhiệm pháp lí phát sinh từ hành vi do mình thực hiện. Và Người nước ngoài- được coi là một trong số những chủ thể cơ bản của tư pháp quốc tế. Để giải quyết xung đột pháp luật về chủ thể này, các nước sở tại thường quy định những chế độ pháp lí cho người nước ngoài trong hệ thống pháp luật cụ thể của mỗi quốc gia. Bài tiểu luận dưới đây sẽ phân tích, nhận xét các chế độ pháp lý mà nước sở tại giành cho người nước ngoài một cách rõ ràng. Từ đó giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về chủ thể cơ bản này của tư pháp quốc tế. B. NỘI DUNG. Khái niệm “ người nước ngoài” trong tư pháp quốc tế được hiểu là người nước khác đang cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia xác định ( nước sở tại) là người không có quốc tịch của quốc gia đó và là chủ thể quan hệ pháp luật mà họ tham gia. Trong pháp luật tùy vào quan hệ giữa các quốc gia cũng như từng lĩnh vực cụ thể các quy định về địa vị pháp lý của người nước ngoài ( kể cả pháp nhân nước ngoài) có thể được xây dựng trên nguyên tắc, chế độ pháp lý sau: chế độ đãi ngộ như công dân, chế độ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ đặc biệt; ngoài ba chế độ chính nêu trên còn có chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc. I. Cơ sở pháp lý. Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, tất cả các cá nhân cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định, dù là công dân nước đó, công dân nước ngoài hay người không quốc tịch đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia sở tại. Nói cách khác, mỗi nước có thẩm quyền riêng biệt trong việc xác định chế độ pháp lý cho các bộ phận dân cư sinh sống trên lãnh thổ của mình. Chế độ pháp lý dành cho các bộ phân dân cư là không đồng nhất. Sự khác biệt này được lý giải bởi mối quan hệ quốc tịch giữa các cá nhân với quốc gia sở tại. Nói cách khác , các cá nhân có quốc tịch khác nhau thì sẽ có chế độ pháp lý khác nhau. Tuy nhiên các quốc gia đều bình đẳng với nhau về mặt chủ quyền nên việc quy định chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài được giải quyết theo nguyên tắc phân biệt đối xử và trên cơ sở có đi có lại. Trong quan hệ dân sự quốc tế này có ý nghĩa xác lâp chế độ pháp lý ngang bằng, không phân biệt đối xử của người nước ngoài trong mối quan hệ với công dân nước sở tại và với công dân nước ngoài khác trên lãnh thổ quốc gia sở tại. Trên thực tế, các quốc gia thỏa thuận loại bỏ dần các rào cản về kinh tế- thương mại, kể cả rào cản về pháp lý để thúc đẩy tốc độ phát triển của các giao lưu dân sự- thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho việc thiết lập các cơ hội làm ăn trao đổi thương mại, đầu tư, luân chuyển tài sản… diễn ra trên lãnh thổ quốc gia ở phạm vi liên kết khu vực và trên toàn cầu. Mặt khác trong thực tiễn quan hệ quốc tế, có nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến người nước ngoài chỉ có thể giải quyết hiệu quả trên cơ sở các điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia hữu quan như địa vị pháp lí của những người hưởng quy chế ngoại giao lãnh sự, người hai quốc tịch… Chính vì vậy, khi xây dựng các chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài, mỗi quốc gia cần tôn trọng nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và các điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên. Đó chính là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng, phù hợp với quy định của pháp luật nước sở tại. II. Các chế độ pháp lý mà nước sở tại giành cho người nước ngoài. 1.Chế độ đãi ngộ như công dân (NT – National Treatment). Đây là chế độ được thể hiện phổ biến trong luật pháp của đông đảo các quốc gia trên thế giới. Nội dung cơ bản của chế độ này được hiểu như sau: Chế độ cho phép người nước ngoài được hưởng các quyền cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hay tương đương với những quyền và nghĩa cụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai (trừ những ngoại lệ theo pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể). Có thể nói chế độ đãi ngộ như công dân đã thể hiện được mối quan hệ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại. Thể hiện được mối quan hệ bình đẳng về hưởng quyền và nghĩa vụ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại. Và hơn thể nữa chế độ đãi ngộ như công dân cũng thể hiện việc tôn trọng nhân quyền của pháp luật nước sở tại dành cho những người không phải công dân nước mình Thông thường người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự, lao động, thương mại và văn hóa như công dân nước sở tại. Tuy nhiên trong một số quan hệ xã hội, người nước ngoài có quyền hạn chế hơn thậm chí không được hưởng các quyền mà công dân nước sở tại được hưởng: Ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền theo học ở các trường an ninh, quân sự, quyền cư trú, quyền hành nghề,… Những quy định này rất phổ biến trong pháp luật các nước, sở dĩ quy định như vậy là để bảo vệ lợi ích và an ninh của quốc gia. Bởi vậy khi người nước ngoài được hưởng chế độ đãi ngộ như công dân thì vấn đề xác định chế độ pháp lý của người nước ngoài tại quốc gia sở tại phụ thuộc vào vấn đề xác định chế độ pháp lý của công dân sở tại và những vấn đề hạn chế về quyền của người nước ngoài so với công dân nước sở tại ở nước đó. Những hạn chế như vậy đối với người nước ngoài khác nhau cũng không giống nhau, ví dụ như quy định đối với người nước ngoài định cư và người nước ngoài không định cư. Tuy nhiên nhìn từ góc độ pháp luật quốc tế, những hạn chế đó chỉ được coi là chấp nhận khi nó không làm phương hại đến các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền (ví dụ như những hạn chế đó không được dựa trên cơ sở phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo,…).

Chế độ đãi ngộ quốc gia thường được quy định trong luật pháp các nước, ở Việt Nam, theo quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về Chính sách với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam tại Điều 7 và Điều 8 quy định: “ Người nước ngoài định cư ở Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ như công dân đối với sở hữu cá nhân về thu nhấp hợp pháp và tư liệu sinh hoạt và các quan hệ kế thừa đối với các tài sản trên”. Khoản 2 Điều 761 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định: “2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng...