Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò calgary, alberta

Ông lái đò đã chiến thắng sông Đà không chỉ bằng sức mạnh, trítuệ, mà còn bằng cả những hành vi rất nghệ sĩ chỉ có ở con người.I. Mở bài- Giới thiệu nhừng đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, trong đó, cần tô đậm cáchnhìn độc đáo của ông về cuộc sông và con người, đặc biệt là thiêu hướng khắc họa con người ở phươngdiện đề cao những phẩm chất tài hoa nghệ sĩ.- Không chỉ trong những sáng tác trước 1945, thể hiện chân dung con người tài hoa nghệ sĩ như một nhucầu chơi ngông với cuộc đời một nhu cầu đôi lập với bọn người phàm phu tục tử đầy rẫy trong xã hội, màtrong sáng cách sáng tác sau Cách mạng, cái nhìn mang tính quan niệm ấy ở Nguyền Tuân dường nhưvẫn hết sức nhất quá. Tuy nhiên, giờ đây, đối với ông khắc họa chân dung những con người tài hoa nghệsĩ trong chế độ mới lạ mang một mục đích cao đẹp khác: tôn vinh tài năng và lao động.II. Thân bài- Sơ lược vài nét về thế giới nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân.Đối với Nguyền Tuân, phẩm chất nghệ sĩ tài hoa không chỉ là độc quyềncủa những người là nghệ thuật. Ai sống đẹp, sống với một ý thức văn hóa cao đối với cuộc sống cá thếcũng đều xứng đáng được đứng trong thế giới của những con người tài hoa nghệ sĩ.Đương nhiên họ phải là người đam mê, hết mình với công việc và cả việc... chơi nữa. Cho nên nhân vậtcùa Nguyễn Tuân có thật nhiều những con người nghệ sĩ tài hoa: người uống trà, người đánh cờ, ngườilàm đèn kéo quân, người đánh thơ thả thơ, người viết chữ đẹp, người giã giò, người làm cốm, người láiđò...- Nhưng con người nghệ sĩ tài hoa trong tác phẩm của Nguyễn Tuân dường như chỉ bộc lộ phẩm chất nàytrong những hoàn cảnh thật khác thường, những thời điểm thật đặc biệt. Chính vì thế mà Huấn Cao thìphải cho chữ trong nhà ngục (Chữ người tử tù), một người lái đò thì đối với Nguyễn Tuân, cũng phải làngười lái đò của sông Đà chứ không phải là những dòng sông khác.Sông đà hung bạo và trữ tình, cáo dòng thác hùm beo đang hồng hộc sức mạnh trên sông đá kia mớichính là nơi cho nghệ sĩ thoát hiểm thác được bộc lộ tài năng cùa mình.- Chẳng hiểu vô tình hay hữu ý mà tác giả của thiên bút kí lại tạo một tương phản đến nhường ấy giữasông Đà với ông lái đò? Chỉ biết, đối tịch vớidòng sông hung bạo và nham hiểm với muôn vàn cạm bẫy của những ghềnh hút nước, thác dữ, đá ngầm...người lái đò chỉ có một con thuyền đơn độc, mỏng mảnh, nhưng ông lại là người nắm chắc binh pháp củathần sông, thần đá, từng trải kinh nghiệm đò giang sông nước, tỉnh táo sắc lạnh giữa nguy nan. Chính vìthế, cho dù “mặt nước hò reo vang dậy... ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo”, dù “sóng nước như thế quân liềumạng vào sát nách và đá trái, mà thúc gối vào bụng và hông thuyền” rồi “đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa,đánh đòn âm”, cho dù "tất cả đá từ nghìn năm vẫn mai phục dưới lòng sông chỉ chờ cơ hội là vùng đòi ănchết cái thuyền” thì kiêu hãnh trên sông nước ghê gớm, dữ dằn vẫn là một ông đò ấy. Cuối cùng, cái sứcmạnh vĩ đại và hoang dã kia cũng phải chịu ất phục trước trí tuệ của con người. Ây cũng là tài hoa chứsao?Nhưng ông lái đò chiến thắng sông Đà không chỉ bằng sức mạnh, trí tuệ, mà còn bằng cả những hành virất nghệ sĩ chỉ có ở con người. Người đọc chắc không thể quên được những chi tiết: ông đò “nắm chặt lấycái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước dũng mà phóng nhanh vàocửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Khi tưởng tượng cái cứ chỉ nắm chặt lấy bờmsóng, cái dáng điệu lái miết một đường chéo toát lên bao nhiêu vẻ hồn nhiên và cùng thật hào hoa nữa,chẳng biết là người đọc nên dành sự trìu mến của mình cho ông lái đò hay cho Nguyễn Tuân hay cho cảhai? Và người đọc cũng không quên cái cảnh “đêm ấy ông lái đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơmlam và toàn bàn tán về cá dầm xanh, về những cái hầm cá, hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìnbộc phá rồi cá tuôn ra đầy tràn ruộng”. Cái thanh thản, hồn nhiên được như thế giữa trời đất cũng là mộtbiểu hiện của phẩm chất nghệ sĩ.- Người lái đò ấy là ai? Có phải ông chính là muôn nghìn những con người lao động vô danh vẫn âmthầm, bền bỉ và đam mê hết mình trong những công việc thường ngày trong cuộc sống này? Có phải ôngcũng chính là Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ lao động cật lực trên dòng sông chữ? Và, cũng như ông lái đòvậy thôi, để sáng tạo được những trang văn sáng ngời vẻ đẹp độc đáo, uyên bác, tài hoa. Nguyễn Tuâncũng đã từng trải qua bao khó nhọc khổ hạnh của nghề nghiệp mình?- Trên mỗi dòng của thiên tùy bút như cũng đang có một cuộc đua tranh với tạo hóa mà Nguyễn Tuântung hết vốn liếng tài hoa, uyên bác của mình.III. Kết bàiThể hiện cái tư thế đầy kiêu hãnh của con người trước thiên nhiên. Nguyễn Tuân như muốn gửi vào đómột đóng góp riêng vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Mà cũng không hề thế, cái thiên hướng dường như đã khá ổnđịnh về phong cách này hẳn đã được thổi vào cái không khí hào sảng của thời đại mà ánh lên một nét mớiđể hình tượng người lái đò bỗng trở thành biểu tượng tuyệt đẹp ca Lao động và Con người.Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học>>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín,nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đạihọc.

Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò calgary, alberta

Đây là câu trả lời đã được xác thực

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò calgary, alberta

Em tham khảo dàn bài và bài viết dưới đây nhé.

Mb : - Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và thù bút “ Người lái đò sông Đà”.

- Giới thiệu vẻ đẹp của con sông Đà.

Tb : 1. Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà.

* Diện mạo 

- Sông đà hiện lên là dòng sông hung bạo, lắm thác ghềnh, ngỗ ngược, không chảy theo khuôn khổ.

- đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng giờ ngọ mới có mặt trờ.

-Có vách đá thành chẹt lòng sông đà như một cái yết hầu.

- Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách.

-Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”.

- Đặc biệt là những cái hút nước sông ĐÀ luôn rình rập và gây nguy hiểm cho con người 

=> Sông Đà như một loài hung thú, đi đến đâu là reo rắc sự hiểm nguy cho con ngược tới đấy.

- Về tâm địa : Sông Đà khôn ngoan nhưng hiểm ác vô cùng

 + Sông Đà không khác gì một mụ gì ghét với tâm địa độc ác với tính cách luôn thay đổi “Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”

* Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của Đà Giang

- Dáng vẻ : nên thơ, trữ tình : Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình của người thiếu nữ Tây Bắc 

 + Màu nước sông luôn luôn thay đổi trong ngày

- Tâm hồn : Sông Đà có những lúc buồn mênh mang và hoang sơ đến lạ kỳ “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn như như một nỗi niềm cổ tích xưa

_ Khẳng định tài năng và nghệ thuật ngôn từ đầy độc đáo của NT trong việc miêu tất sông Đà với 2 nét tính cách trái ngược.

Kb : - Khẳng định vẻ đẹp của sông Đà

- Khẳng định giá trị của tác phẩm 

* Bài viết tham khảo.

Nguyễn Tuân là  một nhà văn tài hoa suốt đời đi tìm cái đẹp. Cả cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người. Và khi đặt chân đến miền Tây Bắc, Nguyễn Tuân thật sự say đắm trước vẻ đẹp của sông Đà. Ông đã dùng ngòi bút tài hoa của mình diễn tả lại vẻ đẹp hùng vĩ và dữ dội của sông Đà qua tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” .

Qua cái nhìn của Nguyễn Tuân, sóng Đà “lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chôc slaij bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”. Có thể nói phải thật tinh tế và khéo léo mới có thể nhận ra sự chuyển đổi của sông đà như vậy.

Sông đà hiện lên là dòng sông hung bạo, lắm thác ghềnh, ngỗ ngược, không chảy theo khuôn khổ. Vẻ đẹp hiểm trở, nguy hiểm của sông đà được tác giả viết “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Chỉ với vài chi tiết phác họa con sông đà hiện lên với nhiều phức tạp, khó khăn, nguy hiểm khôn lường. Tác giả đã diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạn sông này “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mất vừa vụt tắt điện”. Một lối so sánh độc đáo, đầy táo bạo và cũng không kém phần tinh tế. Sông Đà đẹp, nhưng đẹp vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dại và nguy hiểm.

Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn khiến người đọc bất ngờ hơn nữa khi miêu tả sự hùng vĩ, hung dữ đó “quãng mặt ghềnh hát loong, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sõng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuyết bất cứ người lái đò nào tóm được qua quãng ấy”. Sông Đà hiện lên như một kẻ bất chấp hết, có thể lấy đi tính mạng của những ai vô tình đi qua đây. Thật táo bạo, mãnh liệt và mạnh mẽ

Khi Nguyễn Tuân miêu tả tiếng thác réo, người đọc có cảm tưởng như đang đứng trước sông đà hùng vĩ chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó cưỡng đó “Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Những câu văn với giọng điệu dồn dập, gay cấn, đầy cảm xúc. Một cảnh tưởng hùng vĩ, nguy hiểm vô cùng. Một cách so sánh, tuyệt vời, hiếm thấy trong văn học. Nguyễn Tuân thực sự là bậc thầy của ngôn ngữ, ông thổi hồn vào những con chữ, khiến con chữ như biết nói, biết rung động.

Đặc biệt hơn nữa, sông Đà hình thành ba trận chiến, người lái đò muốn vượt qua dòng chảy này thì phải vượt qua ba trận chiến hiểm trở, táo bạo này. Với giọng văn dồn dập, tác giả kéo người đọc vào cùng vượt thác với người lái đò. Trận thứ nhất “mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách…” Sang đến trận thứ hai “tăng thêm nhiều của tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bên phía bờ hữu ngạn”. Sang đến trận thứ ba dường như ít cửa hơn nhưng lại quyết liệt và mãnh liệt hơn. Sông Đà hiện lên không khác nào một con thủy quái đang đòi nuốt chửng người lái đò và chiếc thuyền bất cứ lúc nào có thể. Con sống chính là “kẻ thù số một” của người lá đò, với tất cả đặc tính nham hiểm, thâm độc nhất.

Tuy nhiên bên cạn vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở, nguy hiểm, sông Đà còn hiện lên thật nên thơ và trữ tình biết bao nhiêu. Qua ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân “sông đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùa khói mèo đôý nương xuân”. Thật tài hoa và thật trữ tĩnh, một hình ảnh tuyệt đẹp hiện lên giữa rừng núi hiểm trở Tây bắc. Đặc biệt khi tác giả miêu tả nước của dòng sông mới thật tuyệt vời và thi vị biết bao “Mùa xuân dòng xanh ngọc bochs, chứ nước sông đà không xanh màu canh hến của sông Gâm sông lô. Mùa thu nước sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì ruơu, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Những từ ngữ mượt mà, tươi đẹp đã làm nên vẻ đẹp hiếm có của một dòng sông tưởng chừng chỉ có giận dỗi và hung dữ.

Sông Đà có những lúc buồn mênh mang và hoang sơ đến lạ kỳ “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn như như một nỗi niềm cổ tích xưa”. Thật là một vẻ đẹp nhẹ nhàng, chân chất và tươi mới biết bao nhiêu.

Qua đôi mắt người lái đò, hay là đôi mắt của tác giả sông Đà tạo nên những dòng cảm xúc thật lạ kì, thần tiên và mộng mơ quá đỗi. Có lẽ khi yêu mảnh đất này, cảm nhận nó ở mọi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp không phải nơi nào cũng có được. Và sông Đà cũng vậy, một vẻ đẹp khiến người đọc phải ngỡ ngàng.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” lại ám ảnh người đọc cho đến sau này. Một vẻ đẹp hùng vĩ, hung dữ của thiên nhiên đan xen sự thơ mộng, nhẹ nhàng như chốn bồng lai. Đó chính là sự thành công của Nguyễn Tuân.