Vân đình là ở đâu

Tuy nhiên, gần đây, hành lang giao thông [HLGT] đường Quốc lộ [QL] 21B đi qua thị trấn Vân Đình và khu vực phố Ba Thá, xã Viên An lại xuất hiện hàng trăm hộ dân tái vi phạm.

Những năm gần đây, UBND huyện Ứng Hòa đã quyết liệt trong chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng Công an huyện và các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự công cộng. Trong đó tập trung ngăn chặn tình trạng các tiểu thương chiếm dụng HLGT, vỉa hè, lòng đường bày bán hàng hóa, cản trở giao thông, làm mất mỹ quan đường phố.

Hành lang giao thông QL 21B đi qua thị trấn Vân Đình đang bị người dân chiếm dụng để kinh doanh. Ảnh: Hữu Hải

Tuy nhiên, hiện nay hơn 1km HLGT QL 21B đi qua thị trấn Vân Đình và 400m phố Ba Thá, xã Viên An lại có hàng trăm tiểu thương tái vi phạm, dựng biển hiệu quảng cáo, để hàng hóa, xe máy… gây ảnh hưởng cho người và phương tiện giao thông khi đi qua đây.

Đặc biệt, tại đoạn gần trụ sở UBND thị trấn Vân Đình có hàng chục cửa hàng kinh doanh ăn uống, đi kèm biển hiệu quảng cáo và những chiếc bếp than nướng vịt chiếm dụng kín HLGT, vỉa hè. Đối diện hành lang bên đường là cửa hàng buôn bán với khung giá sắt rộng khoảng 4m2 chắn ngang vỉa hè, xếp các loại xoong, nồi cơm điện, quạt.

Đồng thời, dọc tuyến phố Lê Lợi và Quang Trung [thị trấn Vân Đình] còn xuất hiện các mái che, mái vẩy bằng khung sắt, mái tôn, đua kín HLGT chưa bị xử lý; ở phố Ba Thá [xã Viên An] nhiều năm nay cũng có gần 100 hộ dân đua nhau dựng khung sắt, mái tôn hàn cố định phủ kín diện tích vỉa hè để che hàng hóa. Chính vì toàn bộ vỉa hè, HLGT các tuyến đường của hai địa phương này dù rộng 2 - 4m nhưng đều bị chiếm dụng để kinh doanh và phương tiện giao thông, khiến người đi bộ chỉ còn cách đi xuống lòng đường.

Lý giải vì sao hiện nay tình trạng chiếm dụng HLGT trên địa bàn huyện vẫn tái diễn, Đội trưởng Đội Thanh tra GTVT huyện Ứng Hòa Trương Văn Toàn cho rằng: Đội đã làm hết trách nhiệm, phối hợp với UBND các xã, thị trấn cùng Công an huyện và phòng, ban chuyên môn tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh ven đường QL 21B tự giác tháo dỡ mái che, mái vẩy, thu dọn hàng hóa, trả lại HLGT, tạo cảnh quan cho tuyến đường. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng nhiều lần ra quân, mạnh tay giải tỏa, thu giữ hàng hóa của các hộ cố tình vi phạm, không chấp hành theo chủ trương.

Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Ứng Hòa Nguyễn Văn Vẻ thừa nhận, vi phạm chiếm dụng HLGT, vỉa hè đang tái diễn ở thị trấn Vân Đình và xã Viên An như phóng viên phản ánh là đúng. Mặc dù các đơn vị chức năng của huyện đã tích cực vào cuộc xử lý nhưng do địa bàn vùng nông thôn, nhận thức, ý thức của người dân còn hạn chế nên cứ hết đợt ra quân xử lý vi phạm, đâu lại vào đó.

Khi phóng viên đặt câu hỏi vì sao thị trấn Vân Đình nằm gần trụ sở UBND huyện mà không xử lý dứt điểm được vi phạm, ông Vẻ lý giải: Từ đầu năm 2019 đến nay, UBND huyện đã tổ chức rất nhiều đợt ra quân giải tỏa, tháo dỡ 440 lều lán, mái che, mái vẩy, biển quảng cáo và 695 trường hợp kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường. Sau xử lý đã giao lại cho các địa phương quản lý theo quy định. Như vậy, trách nhiệm chính hiện nay thuộc về UBND thị trấn cũng như các xã trên địa bàn.

[HNMO] - Giờ về Vân Đình đỏ mắt cũng không tìm được chú vịt cỏ lội đồng nào, thay vào đó là vịt bầu nuôi công nghiệp.

Vịt công nghiệp “hô biến” thành vịt cỏ

Nằm trên tuyến đường Hà Đông đi chùa Hương, địa danh Vân Đình thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội vốn nổi tiếng với “thường hiệu” vịt cỏ. Bất kỳ thời điểm nào trong năm đi qua thị trấn này, chúng ta đều bắt gặp nhan nhản nhà hàng trưng biển “vịt cỏ Vân Đình” mọc lên hai bên đường với đủ món chế biến - nào tiết canh, luộc, rang, nướng, om sấu... Những chú vịt căng tròn, béo ngậy được kẹp trong vỉa nướng nghi ngút khói, toả mùi thơm lừng, kèm theo lời mời mọc chèo kéo ngọt lịm của chủ quán, khiến khách đường xa không nỡ bỏ qua cơ hội dừng chân thưởng thức món ăn vịt cỏ “đặc sản” - mà như dân gian truyền lại, không nơi nào có được vịt ngon như thế.

Biển “Vịt cỏ Vân Đình” đánh lừa thực khách.

Trong vai người tìm nguồn vịt cỏ Vân Đình “chính hiệu” để mở cửa hàng, chúng tôi về thị trấn Vân Đình. Thế nhưng, câu trả lời đầu tiên và duy nhất của chính người dân nơi đây là: “Làm gì còn vịt cỏ đâu các chú, ở Vân Đình có ai nuôi vịt cỏ nữa đâu”… khiến chúng tôi không khỏi giật mình. Vừa rót nước mời khách đường xa, chị chủ quán nước ở ngã ba thị trấn Vân Đình - Phương Tú nói: “Tôi đố các chú tìm được ở đây có nhà nào nuôi vịt cỏ đấy. Biển thì cứ trưng lên là vịt cỏ Vân Đình, nhưng toàn vịt nuôi công nghiệp”, nói rồi chị cười chua chát: “Vịt cỏ giờ đã đi vào dĩ vãng rồi”. Mấy người đàn ông ngồi kế đó góp chuyện: “Giờ tìm được vịt cỏ chẳng khác nào tìm kim đáy bể, đến nhiều người gốc Vân Đình còn chẳng biết đến hương vị vịt cỏ ra sao nữa là…”. Đem thắc mắc về chuyện nuôi vịt cỏ, chúng tôi hỏi ông Vương Văn Việt, Phó Bí thư Đảng uỷ thị trấn Vân Đình, ông Việt cười xuề xoà: “Toàn vịt nuôi nơi khác họ mang về đấy. Khu vực này còn nhà nào nuôi vịt cỏ đâu. Ở đây có nhà hàng bán ra mỗi ngày hàng trăm, hàng nghìn con nhưng đâu có phải vịt cỏ Vân Đình”. Nói rồi ông xua tay từ chối trả lời chúng tôi về việc duy trì và phát triển nguồn vịt quý của địa phương, vốn xưa nay gắn với địa danh Vân Đình. Quả thực, khi đem câu hỏi “Ở đây nhà nào nuôi vịt cỏ” đi hỏi bất cứ người dân nào ở thị trấn Vân Đình và vùng lân cận, đều nhận được câu trả lời là những cái lắc đầu. Vậy ở đâu ra những món “vịt cỏ” đặc sản nằm trên đĩa thực khách, vốn xưa nay được kinh doanh không những ở Vân Đình, mà món “ẩm thực Hà Thành” này đã có trong thực đơn của rất nhiều nhà hàng khắp trong Nam ngoài Bắc?

Hoài niệm về… vịt cỏ

Chúng tôi tìm đến trại vịt của anh Dương Văn Bốn, một trong những nông dân hiếm hoi của thị trấn Vân Đình còn giữ được “nghề” chăn nuôi vịt. Chỉ tay phía đàn vịt hơn 1.000 con đang bơi trắng xoá dưới ao, anh Bốn kể, nhà anh có “truyền thống” về chăn nuôi gia cầm. Khoảng hơn 10 năm về trước, dân địa phương chủ yếu nuôi vịt cỏ. Nhưng giống vịt này không năng suất nên sau đó chuyển sang nuôi vịt bầu cánh trắng cho giá trị kinh tế cao hơn, nuôi nhanh lớn hơn. “Vịt cỏ nuôi phải 70 ngày mới bán được, mà mỗi con chỉ được khoảng 1,5 kg, chăm tốt mới được 1,7-1,8kg; còn vịt bầu cánh trắng chỉ mất từ 50-55 ngày trong khi mỗi con được 2,5-3kg. Bên cạnh đó, vịt bầu cánh trắng đẻ được hơn 1 năm, lượng trứng đều hơn; còn vịt cỏ chỉ được 5 tháng”, anh Bốn nói.

Những chú vịt bầu cánh trắng “biến” thành vịt cỏ khi lên bàn nhậu.
Nhắc tới “vịt cỏ”, anh Bốn trầm ngâm: “Ngày trước nhà tôi nuôi vịt cỏ nhiều lắm, nhưng cũng phải chạy theo kinh tế mà từ bỏ, kể cũng tiếc. Giờ người ra cứ lợi dụng cái tên vịt cỏ để kiếm lời, chứ quán ăn toàn vịt bầu ăn cám công nghiệp cả đấy!”. Theo người dân nơi đây, vịt cỏ có đặc tính lội đồng kiếm ăn, chỉ ăn côn trùng và thóc nên thịt chắc và thơm, chứ không béo ngậy và nhiều mỡ như vịt nuôi cám công nghiệp. Thế nhưng, giờ đi qua những cánh đồng của Vân Đình, Tảo Dương Văn, Phương Tú… [huyện Ứng Hòa] dễ dàng nhận thấy chẳng có bóng dáng chú “vịt lội đồng” nào, mà chỉ có thấp thoáng những trại vịt bầu cánh trắng được nhốt và nuôi tập trung ở ao ven đồng. Lão nông Đặng Văn Thức, ở thôn Hậu Xá, xã Phương Tú cho biết, trại vịt của ông hiện có hơn 2.000 con bầu cánh trắng và ông là một trong những người nuôi nhiều vịt nhiều nhất ở khu vực. Những năm 90 của thế kỷ trước, ông nuôi vịt cỏ là chủ yếu. Ấy thế nhưng loài vịt này chỉ có lợi cho người kinh doanh mà không mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Ông Thức kể, nuôi vịt cỏ vừa lâu, vừa tốn nguồn thức ăn mà mỗi con chỉ được 1,5kg, lại bị ép giá nên lãi chẳng đáng là bao. Giờ chuyển sang nuôi bầu cánh trắng, bán theo giá trị trường, mỗi đàn cũng lãi được hơn 10 triệu đồng. “Mỗi cân vịt bầu bán cho đại lý giá 90.000-100.000 đồng/con, thế nhưng ở Vân Đình họ rao là vịt cỏ và bán tới 170.000-190.000 đồng/con cơ đấy. Thế nên dù vịt gì thì nhà hàng cũng lãi, chỉ thiệt người ăn và người nuôi thôi”, ông Thức cho biết. “Họ phải trưng biển vịt cỏ mới có người ăn chứ nói vịt bầu chắc chẳng ai ngó tới” - lão nông cười.

Khi chúng tôi đặt vấn đề, nếu được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ bà con “phục hồi” lại vịt cỏ, ông có ủng hộ không? Ông Thức ngậm ngùi: “Gen vịt cỏ vẫn còn, nhưng chẳng ai nuôi đâu vì không kinh tế. Chúng tôi cũng muốn vay vốn ngân hàng nhưng khó lắm. Nếu được chính quyền đầu tư, chúng tôi sẵn sàng. Tuy nhiên, nuôi vịt rủi ro cao, nên ít nhà đầu tư lớn mà chỉ nuôi vài trăm con. Không may dính dịch cúm thì lỗ. Ở đây đã có người phải bán nhà trả nợ vì vịt đấy. Với lại đồng ruộng, sông hồ giờ ô nhiễm rồi, muốn phát triển vịt cỏ cũng không dễ”.

Bản đồ huyện Ứng Hòa hay bản đồ hành chính các xã và thị trấn tại huyện Ứng Hòa, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Ứng Hòa tại Thủ Đô Hà Nội trong giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2022.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Ứng Hòa

Năm 1814 Huyện Ứng Hòa được thành lập, nằm ở phía Nam của thủ đô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên 183,72 km², chia làm 29 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Vân Đình và 28 xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.

Tiếp giáp địa lý: huyện Ứng Hòa nằm ở phía Nam của thủ đô Hà Nội thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Phú Xuyên.
  • Phía tây giáp huyện Mỹ Đức bởi ranh giới là Sông Đáy
  • Phía nam giáp thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
  • Phía bắc giáp huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ứng Hòa là 183,72 km², dân số năm 2017 khoảng 204.800 người. Mật độ dân số đạt 2.067 1.054 người/km².

Văn hóa - di tích danh thắng: Ngay từ xa xưa, khi cư dân mới quần tụ về đây đã biết đoàn kết nương tựa vào nhau cùng khai phá mảnh đất hoang dã, tạo dựng quê hương, làng xã. Trải qua chiến tranh, sự huỷ hoại của thời gian, nhiều làng vẫn còn những công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc như đền, chùa, quán... Đó là những kiến trúc mà nhân dân xây dựng từ lâu đời, có công trình tồn tại đã mấy trăm năm. 

Những công trình đó không chỉ nổi tiếng về tầm vóc qui mô mà chính là đạt tới giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay, Ứng Hoà có hàng trăm di tích lịch sử văn hoá có giá trị được xếp hạng, tiêu biểu như: Đình Vân Đình; đền, chùa Bầu Bỏi; đình, miếu Đông Dương; đình và quán Đinh Xuyên; đền Hữu Vĩnh; đình, chùa Miêng Hạ; đình Phú Lương; đình Quảng Nguyên; đền Thái Bình; đình Tử Dương; đình Trung Thịnh; đình Vĩnh Lộc Thượng; đình Yên Trường; đình Hoàng Xá.

Bản đồ hành chính huyện Ứng Hòa năm 2022

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Ứng Hòa mới nhất

PHÓNG TO

Bản đồ quy hoạch giao thông tại huyện Ứng Hòa mới nhất

PHÓNG TO

Thông tin quy hoạch huyện Ứng Hòa mới nhất

Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Ứng Hòa

Theo Quyết định số 5325/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.

Quy mô dân số dự báo tối đa đến năm 2030 khoảng 220.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 17.500 người, dân số nông thôn khoảng 202.500 người. Tổng diện tích đất trong phạm vi quy hoạch khoảng 18.375,25 ha, trong đó: đất tự nhiên đô thị khoảng 559,87ha, đất tự nhiên nông thôn khoảng 17.815,38ha.

Với định hướng chung phát triển huyện Ứng Hòa theo mô hình phân tán với một đô thị hạt nhân trung tâm là thị trấn Vân Đình và 03 cụm đổi mới. Phân bố các khu vực phát triển kinh tế thành 4 khu vực: Khu vực trọng tâm, khu vực phía Bắc, khu vực phía Đông Nam và khu vực phía Tây; Phân bố khu, cụm công nghiệp, điểm tiểu thủ công nghiệp; Phân bổ vùng sản xuất.

Định hướng phát triển đô thị: Huyện Ứng Hòa có 01 đô thị loại V là Thị Trấn Vân Đình. Theo Quy hoạch đến năm 2030 Thị trấn Vân Đình là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và dịch vụ của huyện Ứng Hòa. Quy mô diện tích khoảng 559,87ha, dân số dự kiến khoảng 17.500 người. Phát triển đô thị trên cơ sở khai thác triệt để yếu tố cảnh quan sông nước; Gắn tuyến du lịch sông Đáy với khu vực dân cư và vùng nông nghiệp sinh thái ven sông Đáy tạo vành đai xanh luên kết phía Tây huyện. Lấy hệ thống không gian cây xanh mặt nước dọc 2 kênh Tân Phương và kênh Vân Đình làm khung quản lý kiểm soát và hướng dẫn phát triển đô thị.

Định hướng phát triển nông thôn: Phát triển theo mô hình nông thôn mới, ưu tiên phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp năng suất cao, góp phần tạo hành lang xanh, môi trường sống tốt, thực hiện chiến lược hiện đại hóa nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách đô thị - nông thôn. Phát triển nông thôn theo hướng nông nghiệp công nghệ cao gắn nông nghiệp với công nghiệp dịch vụ và đô thị…

Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội: Trung tâm hành chính của Huyện sẽ được cải tạo và nâng cấp. Trung tâm hành chính mới của thị trấn Vân Đình được bố trí ở phía Bắc thị trấn Vân Đình. Nâng cấp, cải tạo hệ thống công trình văn hóa thể dục thể thao tại các xã, bổ sung các trung tâm văn hóa thể dục thể thao tại các trung tâm cụm đổi mới.

Xây dựng công viên mới, các khu vui chơi giải trí sinh thái. Cải tạo bệnh viện đa khoa Vân Đình, hoàn thiện các hệ thống giáo dục cơ sở và mầm non, xây dựng trường phổ thông trung học, trường chất lượng cao, trường bổ túc, trường dạy nghề. Bổ sung trường học theo quy hoạch nông thôn mới tại các xã. Phát triển du lịch phù hợp với định hướng phát triển của ngành du lịch Thủ đô và mang tính chất đặc trưng của Huyện.

Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật bao gồm: định hướng phát triển giao thông; Quy hoạch san nền, thoái nước; Quy hoạch cấp nước; Quy hoạch cấp điện; Quy hoạch thông tin liên lạc; Quy hoạch nước thải và vệ sinh môi trường; giải pháp bảo vệ môi trường.

Phát triển huyện Ứng Hòa phù hợp với Định hướng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, tương xứng với vị trí ở vùng đô thị phía Nam Hà Nội, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển đô thị trung tâm Hà Nội.

Theo Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Lê Hồng Hà, việc công bố và bàn giao Quy hoạch chung xây dựng huyện Ứng Hòa đến năm 2030 và Quy hoạch chung thị trấn Vân Đình đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Ứng Hòa. Đồng thời, đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý đầu tư xây dựng phát triển đô thị, nông thôn và phát huy mạnh mẽ, có hiệu quả hơn nữa mọi tiềm năng, thế mạnh của huyện nhằm phát triển kinh tế – xã hội, từng bước nâng cao điều kiện sống của Nhân dân…

Thông tin cơ bản huyện Ứng Hòa tại Hà Nội

Huyện Ứng Hòa nguyên là phủ Ứng Thiên đời nhà Lê thuộc trấn Sơn Nam.

Năm Gia Long thứ 13 [năm 1814] phủ Ứng Thiên đổi tên là phủ Ứng Hòa.

Năm Minh Mạng thứ 12 [năm 1831], khi tỉnh Hà Nội được thành lập, Ứng Hòa là một trong bốn phủ của tỉnh Hà Nội. Phủ Ứng Hòa gồm các huyện Sơn Minh sau đổi thành Sơn Lãng, Chương Đức [sau đổi thành Chương Mỹ], Thanh Oai và Hoài An.

Năm 1888, khi tỉnh Hà Đông được thành lập, phủ Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Đông.

Năm 1891, thành lập phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông, bao gồm huyện Yên Đức, Chương Mỹ và Sơn Lãng.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, huyện Sơn Lãng đổi tên là huyện Ứng Hòa, huyện Yên Đức đổi tên là huyện Mỹ Đức.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông.

Theo đó, huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Tây gồm thị trấn Vân Đình và 29 xã là Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hoa Sơn, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tân Phương, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 5 thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa 8 thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Theo đó, huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Tây.

Ngày 23 tháng 9 năm 2003, Chính phủ ra Nghị định số 107/2003/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị trấn Vân Đình thuộc huyện Ứng Hòa. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Tân Phương và một phần diện tích và dân số các xã Liên Bạt, Phương Tú, Vạn Thái vào thị trấn Vân Đình.

Sau khi điều chỉnh, huyện Ứng Hòa gồm 29 đơn vị hành chính gồm thị trấn Vân Đình và 28 xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.

Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29 tháng 5 năm 2008. Theo đó, huyện Ứng Hòa thuộc Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề