Thế nào là sinh trưởng và phát triển ở người

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

1. Khái niệm

- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể.

- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng.

2. Các kiểu sinh trưởng

- Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.

- Sinh trưởng và phát triển qua biến thái, gồm:

+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn.

+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI

- Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

- Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái.

- Quá trình phát triển của người là ví dụ điển hình, gồm 2 giai đoạn:

a] Giai đoạn phôi

+ Diễn ra trong tử cung của người mẹ.

+ Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi.

+ Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan [tim, gan, phổi, mạch máu…], kết quả hình thành thai nhi.

b] Giai đoạn sau sinh

+ Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.

+ Cơ thể con lớn lên không qua lột xác.

III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI

1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn

- Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

- Có ở đa số loài côn trùng [bướm, ruồi, ong…], các loài lưỡng cư…

- Ví dụ quá trình phát triển của bướm:

a] Giai đoạn phôi

+ Diễn ra trong trứng.

+ Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm [sâu bướm nở ra từ trứng].

b] Giai đoạn hậu phôi

+ Sâu bướm $ \rightarrow$ nhộng $ \rightarrow$ bướm non $ \rightarrow$ bướm trưởng thành $ \rightarrow$ trứng $ \rightarrow$ sâu bướm.

2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

- Gặp ở một số loài côn trùng như: châu chấu, cào cào, gián…

- Ví dụ quá trình phát triển của châu chấu:

a] Giai đoạn phôi

+ Diễn ra trong trứng.

+ Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi tiếp tục phân hóa tạo thành các cơ quan của ấu trùng [ấu trùng nở ra từ trứng].

b] Giai đoạn hậu phôi

+ Ấu trùng $ \rightarrow$ lột xác nhiều lần $ \rightarrow$ châu chấu trưởng thành.

+ Ấu trùng và con trưởng thành có cấu tạo và chức năng sinh lí cơ thể gần giống nhau.

Page 2

SureLRN

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Khái niệm về sinh trưởng và phát triển, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 11.

Nội dung bài viết Khái niệm về sinh trưởng và phát triển: Cơ thể động vật được hình thành do kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của hợp tử theo thời gian. Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau dài hoặc ngắn, đơn giản hay phức tạp tuỳ thuộc vào loài động vật và tuỳ thuộc vào điều kiện sống của chúng. 1. Khái niệm về sinh trưởng Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật [cả ở mức độ tế bào, mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể] theo thời gian. Ví dụ: sự tổng hợp và tích luỹ chất làm tế bào tăng kích thước, sự phân bào làm tăng số lượng tế bào và tăng kích thước mô, kích thước cơ quan làm cho cơ quan và cơ thể lớn lên. Ví dụ, theo đà sinh trưởng gà con lớn hơn hợp tử, gà trưởng thành lớn hơn gà con. Tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau. Ví dụ: Ở người, đầu của thai nhi 2 – 3 tháng tuổi dài bằng 1/2 cơ thể, đến 5 tháng tuổi bằng 1/3, khi sinh bằng 1/4 và đến tuổi 16 – 18 chỉ còn bằng 1/7 cơ thể. Tốc độ sinh trưởng của động vật là chỉ tiêu quan trọng trong nghề chăn nuôi. 2. Khái niệm về phát triển. Sự phát triển của động vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau, đó là sinh trưởng, phân hoá [biệt hoá] tế bào và phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. Ví dụ: Ở người, hợp tử qua 8 ngày phát triển thành phôi vị làm tổ trong dạ con người mẹ với các tế bào khác nhau, sau đó phát triển thành phôi thần kinh với mầm các cơ quan và qua 9 tháng 10 ngày phát triển thành cơ thể em bé với tất cả cơ quan khác nhau về cấu tạo và chức năng, đến tuổi dậy thì [13 – 14 tuổi] phát triển cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản. 3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn liên quan đến môi trường sống. Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, ví dụ: nòng nọc phải lớn đạt kích thước nào đó mới biến thành ếch, cơ thể ếch phải đạt được kích thước nào đấy mới có thể phát dục sinh sản, ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục lớn rất nhanh, đến tuổi sau phát dục tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại. Tốc độ sinh trưởng cũng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Ví dụ: Ở người, sinh trưởng nhanh nhất khi thai nhi đạt 4 tháng tuổi và ở tuổi dậy thì. Sinh trưởng tối đa của cơ thể đạt ở tuổi trưởng thành và tuỳ thuộc vào mỗi loài động vật.

Ví dụ: thạch sùng dài khoảng 10 cm; trăn dài tới 10 m; gà Ri đạt khối lượng 1,5 kg, còn gà Hồ có khối lượng tới 3 – 4 kg. Người ta phân biệt hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. a] Giai đoạn phôi Giai đoạn phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn phân cắt trứng [hợp tử phân chia tạo nên phôi gồm nhiều tế bào giống nhau], giai đoạn phôi nang [phôi gồm lớp tế bào khác nhau bao lấy xoang trung tâm], giai đoạn phôi vị [phôi gồm 2 – 3 lá phôi có nhiều tế bào khác nhau], giai đoạn mầm cơ quan [phôi gồm nhiều tế bào biệt hoá khác nhau tạo nên các mô khác nhau là mầm của các cơ quan] [hình 37.1]. Hình 37.1. Sơ đồ các giai đoạn phát triển phôi cá lưỡng tiêm a] Hợp tử; b] Phân cắt; c] Phôi nang; d] Phôi vị; e] Mầm cơ quan. 1. Ngoại bì [mầm biểu bì da]; 2. Nội bì [mầm ruột]; 3. Mầm thần kinh. 4. Trung bì [mầm cơ, xương…]; 5. Mầm dây sống. b] Giai đoạn hậu phôi Giai đoạn hậu phôi cũng bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Tuỳ theo sự khác biệt trong sự biến đổi con non thành con trưởng thành người ta phân biệt hai kiểu phát triển: phát triển không qua biến thái, trong đó con non mới nở đã giống con trưởng thành [gà và động vật có vú]; phát triển qua biến thái, trong đó con non mới nở [được gọi là ấu trùng] chưa giống con trưởng thành mà phải trải qua nhiều sự biến đổi về hình thái và sinh lí mới đạt được cơ thể trưởng thành [động vật chân khớp và ếch nhái] [hình 37.2]. Bau Hình 372. Sơ đồ sự phát triển hậu phôi A – Bọ cánh cứng: 1. Trung; 2. Sâu; 3. Nhộng; 4. Bộ trưởng thành. B – Ếch: 1. Trung; 2-3. Nòng nọc; 4-5. Nòng nọc đang biến thái thành ếch.

Hay nhất

– Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước [chiều dài, bề mặt, thể tích] của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

VD:Giai đoạn trẻ em từ khi sinh ra đến tuổi dậy thì 13-14 tuổi chủ yếu là sinh trưởng, tuy nhiên vẫn có sự biến đổi về chất như sụn phân hoá thành xương.
– Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.

VD: Giai đoạn phát triển của phôi thai trong bụng mẹ có diễn ra quá trình sinh trưởng nhưng có sự biến đổi về chất lượng mạnh đó là phân hoá, biệt hoá tế bào để hình thành các cơ quan và hệquan.

Video liên quan

Chủ Đề