Đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu

Bảo hiểm thất nghiệp là một dạng của chế độ bảo hiểm xã hội. Theo đó Bảo hiểm thất nghiệp tiến hành chi trả, hỗ trợ cho người lao động trong thời gian mất việc làm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt nhiều người mặc dù đã đủ điều kiện nhưng lại không biết làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu. Bài viết dưới đây của Innosight sẽ giúp khách hàng giải đáp mọi vấn đề cũng như thắc mắc trên.

Trước khi đi tìm hiểu các vấn đề thực tiễn, điều kiện cũng như việc làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu chúng ta phải nắm bắt được các vấn đề cốt lõi của bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật việc làm năm 2013 đang hiện hành, thì  bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là chế độ bù đắp một phần nào đó thu nhập của người lao động khi bị mất việc việc làm, trong đó có hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm và tìm kiếm việc làm trên cơ sở NLĐ đó có tham gia vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp là sự hỗ trợ của quỹ bảo hiểm thất nghiệp của nhà nước, là giải pháp khắc phục tình trạng mất việc làm của NLĐ, trợ giúp giúp đỡ kịp thời cho họ trong thời gian chưa tìm được việc làm trở lại và tạo tối đa điều kiện để họ có thể tìm được việc làm mới.

Theo quy định thì chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ bao gồm tất các các quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp, chi trả khoản trợ cấp nhằm bù đắp thu nhập hỗ trợ người lao động quay lại làm việc.

Trước khi đi trả lời cho câu hỏi làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, chúng ta phải tìm hiểu vậy vai trò cũng như các nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành là gì.

  • Thứ nhất: Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò to lớn đối với người lao động. Trong trường hợp người lao động bị mất việc vì một số nguyên nhân yếu tố khách quan, trong thời gian chưa tìm kiếm được việc làm thì bảo hiểm thất nghiệp sẽ là số tài chính giúp họ chi trả cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt. Đặc biệt nhiều cá nhân còn là người tạo ra thu nhập chính của gia đình, điều này sẽ bù đắp hỗ trợ được phần nào để giúp cho cuộc sống của người lao động đỡ vất vả hơn, tạo điều kiện cho họ học nghề tìm kiếm các công việc mới.
  • Thứ hai: Đối với người sử dụng lao động thì gánh nặng kinh tế, tài chính của họ cũng sẽ được chia sẻ  hơn khi những người lao động tại doanh nghiệp đã bị mất việc làm, thất nghiệp thì  họ không cần phải mất khoản chi để giải quyết chế độ cho những người lao động nghỉ việc nữa. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn như dịch bệnh, thiên tài buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động thất nghiệp.
  • Thứ ba: Ngoài ra đối với nhà nước thì việc đóng góp và chi trả tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ bớt gánh nặng kinh tế, tạo ra khủng hưởng kinh tế dẫn đến việc khó quản lý và kiểm soát.

Bài viết liên quan  Chữ ký số được dùng cho mục đích gì

Theo quy định pháp luật hiện hành thì bên cạnh các nguyên tắc chung của bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm thất nghiệp còn có các nguyên tắc đặc thù riêng như bảo hiểm thất nghiệp kết hợp cả chi trả bù đắp một phần hỗ trợ với tạo điều kiện tìm kiếm việc làm cho người lao động. Điều này vô cùng phù hợp thể hiện tính nhân văn của xã hội cũng vừa thể hiện nhu cầu tất yếu nhằm phát triển kinh tế của đất nước.

Ngoài ra quỹ bảo hiểm thất nghiệp được đóng góp từ ba bên đó là người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, các bên đều phải có trách nhiệm nghĩa vụ đóng góp. 

Trước khi tìm hiểu vấn đề làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, cá nhân cần chú ý xem xét bản thân mình đã đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay chưa. Theo luật hiện hành thì để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, các cá nhân cần đáp ứng đúng và đủ các điều kiện sau:

  • Thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc trường hợp chấm dứt lao động nhưng đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  • Điều kiện thứ hai là cá nhân đã đóng BHTN từ đủ: 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn và đóng đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Đã tiến hành Đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp t tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian quy định của pháp luật.
  • Ngoài ra các cá nhân đó phải chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: Trường hợp cá nhân đi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an; đi học tập có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên; các cá nhân phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; các cá nhân bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù; cá nhân ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc cá nhân đã chết.

Bài viết liên quan  Vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày

Vậy để trả lời cho việc làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu chúng ta cùng tìm hiểu các thủ tục, quy định cần thiết, xem các cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ là cơ quan nào.

Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đã được ban hành theo mẫu của nhà nước.
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn, trường hợp bị sa thải thì là quyết định sa thải của công ty.
  • Sổ bảo hiểm xã hội đã được công ty chốt,
  • Hai ảnh 3×4 của bản thân để dán vào hồ sơ.
  • Các giấy tờ chứng thực cá nhân như CMND/CCCD, trường hợp nộp tại địa phương thì cần mang thêm sổ hộ khẩu để chứng minh.
  • Bước 1. Trong thời hạn ba tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải nộp một bộ hồ sơ đầy đủ đến trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương hoặc tại nơi mình tạm trú.
  • Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ:

Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu như người lao động không tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm sẽ xem xét và bắt đầu giải quyết hồ sơ. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, trung tâm giới thiệu việc làm sẽ ra quyết định chi trả bảo hiểm thất nghiệp và tiến hành trả các giấy tờ cần thiết cho người lao động. 

Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

  • Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp của trung tâm giải quyết việc làm, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

Như vậy theo những phân tích ở trên thì đáp án cho câu hỏi làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu chính là các trung tâm giới thiệu việc làm của các tỉnh, Theo luật hiện hành thì bạn có thể đến bất cứ trung tâm giới thiệu việc làm nào để làm chỉ cần có đủ điều kiện.

Sau khi tìm được câu trả lời cho vấn đề làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, thì nhiều khách hàng vẫn còn thắc mắc về mức hưởng cũng như thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo như luật hiện hành thì mức hưởng và thời gian hưởng được quy định như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp   x 60%

Chú ý mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tính theo công thức trên nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Hoặc không được quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định.

Được tính theo số tháng thời gian đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng  03 tháng trợ cấp  và sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. 

Được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ để hưởng trợ cấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về việc làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, nếu như khách hàng vẫn còn thắc mắc hoặc quan tâm và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ bên công ty của chúng tôi, quý khách có thể liên hệ qua các thông tin sau:

  • Hotline: 0393.334.567
  • Gmail:

Bạn đang xem bài viết “Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp” tại chuyên mục “Tin tức tổng hợp”

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần luôn là một trong những vấn đề được khá nhiều người lao động tham gia bảo hiểm quan tâm. Hiểu rõ điều đó, trong bài viết dưới đây chúng tôi thực hiện bài viết hướng dẫn Khách hàng Cách lấy [nhận] tiền bảo hiểm thất nghiệp 2022 đúng theo quy định của bảo hiểm thất nghiệp.

Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết sẽ là các thông tin hữu ích cho Khách hàng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Trước khi hướng dẫn Khách hàng về Cách lấy [nhận] tiền bảo hiểm thất nghiệp 2021 thì chúng ta cần nắm được điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp và thời gian nhận tiền theo đúng quy định.

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật, đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn.

–  Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy sau khi thấy được mình đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì cá nhân thực hiện chuẩn bị hồ sơ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn giải quyết hồ sơ được quy định như sau:

– Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho NLĐ.

– Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì Trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

Theo đó thời gian nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp được quy định:

– Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp,  trung tâm có trách nhiệm thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu qua thẻ ngân hàng hoặc NLĐ đến trực tiếp trung tâm nhận và kèm theo thẻ BHYT.

– Hàng tháng, trung tâm thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 5 ngày làm việc tính từ ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu không thuộc trường hợp tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

Các bước nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Khách hàng tham khảo các bước sau đây để nắm được Cách lấy [nhận] tiền bảo hiểm thất nghiệp 2022 đúng quy định:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định;

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động [HĐLĐ] hoặc hợp đồng làm việc [HĐLV] đã hết hạn; quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;

– Sổ BHXH bản chính

– 2 ảnh 3 x 4

– CMND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu

Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng BHTN

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua bưu điện đến Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương hoặc nơi gần nhất mà NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Bước 3: Trung tâm giới thiệu việc làm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

– Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ trung tâm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả và thông báo cho NLĐ biết. Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 4: Người lao động nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

– Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, trung tâm thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

+ Từ tháng thứ 2, hàng tháng, trung tâm thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 5 ngày làm việc tính từ ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp TN nếu không  nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.

Bước 5: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ

Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp chưa tìm được việc làm, thì NLĐ kê khai thông báo về quá trình tìm kiếm việc làm theo mẫu và gửi lại cho trung tâm để tiếp tục nhận tháng tiếp theo.

Lưu ý: Người lao động thông báo về việc tìm việc làm theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tránh trường hợp đi trễ ngày hẹn mà không có lý do chính đáng thì tháng đó sẽ không được nhận tiền thất nghiệp.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2022

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 luật Việc làm năm 2013 quy định về cách tính bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Công thức cụ thể như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Như đã nói ở trên, thì trong vòng 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi muốn nhận trợ cấp.

Tức là cá nhân có thể đến trung tâm dịch vụ việc làm bản thân đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú, lao động, học tập, làm việc hay nơi nào mà bản thân người lao động cảm thấy thuận tiện cho bản thân trong quá trình hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Song thực chất hiện nay phần lớn các trung tâm dịch vụ việc làm đều áp dụng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp thông qua ngân hàng. Khi người lao động thực hiện nộp hồ sơ thì trung tâm sẽ yêu cầu người lao động cung cấp thông tin về thẻ ngân hàng để chuyển trực tiếp tiền hưởng trợ cấp hàng tháng vào thẻ.

Việc này vừa giúp cả người lao động thất nghiệp tiết kiệm thời gian, tiền bạc công sức đi lại vừa giúp cán bộ nghiệp vụ giải quyết thủ tục tránh tình trạng bốc số hồ sơ kéo dài.

Tuy nhiên dưới đây chúng tôi vẫn cung cấp một số trung tâm tiếp nhận bảo hiểm thất nghiệp tại các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để Khách hàng biết Cách nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp 2021 gần nhất với nơi mình đang sinh sống.

– Địa chỉ nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp Tại thành phố Hà Nội

1. Điểm Yên Hoà Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Địa chỉ: Số 215 Phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.7822.806 [máy lẻ 101, 411, 305, 306]

2. Điểm Hà Đông Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Địa chỉ: Số 144 đường Trần Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.3829.082

3. Điểm Bách Khoa Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Địa chỉ: Số E6B ngõ 33, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.8691.401 [máy lẻ 14, 27, 29]

4. Điểm Long Biên Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Quang Trung

Địa chỉ: Ngõ 403, tổ 14 Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.6740.595

5. Điểm Sóc Sơn Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn

Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội.

Điện thoại: 0242.2468.928

6. Điểm Đông Anh Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long

Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Điện thoại: 024 3.9555.248

7. Điểm Sơn Tây – UBND phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây

Địa chỉ: Số 136 Phố Hàng, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.2979.223

Địa chỉ nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp Tại TP. Hồ Chí Minh

1. Trung tâm dạy nghề Quận 2

Địa chỉ: Số 145 Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Đông, Quận 2.

2. Trung tâm dạy nghề Tân Bình

Địa chỉ: Số 456 Trường Chinh, phường 13, Tân Bình.

Điện thoại: 028.38101947

3. Trung tâm dạy nghề quận Bình Tân

Địa chỉ: Số 637 Bà Hom, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân.

Điện thoại: 028.22243691

4. Liên đoàn Lao động Quận 7

Địa chỉ: Số 314, Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, Quận 7.

Điện thoại: 028.3872.8737

5. Văn phòng Trung tâm giới thiệu việc làm TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh.

Điện thoại: 028.3840.6154 [máy lẻ 101, 122]

6. Trường trung cấp nghề Củ Chi

Địa chỉ: Đường Nguyễn Đại Năng – Khu phố 1, thị trấn Củ Chi.

Điện thoại: 028.2224.3693

7. Trường trung cấp nghề Thủ Đức

Địa chỉ: Số 17 Đường số 8, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức.

Điện thoại: 028.3722.8171

8. Trung tâm dạy nghề huyện Hóc Môn

Địa chỉ: Số 146 Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, Hóc.

Điện thoại: 028.2224.3692

– Địa chỉ nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp Tại thành phố Đà Nẵng

1. Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 21 Phan Châu Trinh, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0236.3550.222

2. Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 278 Âu Cơ, Hoà Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0236.3740.260

Các cách lấy [nhận] tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Như ở trên chúng tôi đã hướng dẫn cho Khách hàng các bước nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp. Song trong một số trường hợp người lao động không thể tự mình đi thực hiện được vì một số lý do nên trong nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về Các cách lấy [nhận] tiền bảo hiểm thất nghiệp 2022 với trường hợp uỷ quyền làm hồ sơ, nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau: áp dụng tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP:

“2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a] Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b] Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c] Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”

Tiếp đến khi đi thực hiện thủ tục người uỷ quyền vẫn thực hiện theo các bước thông thường, chỉ chú ý về hồ sơ sẽ cần bổ sung tài liệu, giấy tờ như sau:

– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp [theo mẫu 13-HSB];

– Giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người được ủy quyền;

– Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người ủy quyền gồm: quyết định nghỉ việc/thôi việc…; sổ bảo hiểm xã hội; chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người ủy quyền; đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về việc hướng dẫn Khách hàng Các cách lấy [nhận] tiền bảo hiểm thất nghiệp 2022 mới nhất. Khách hàng theo dõi bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi qua tổng đài pháp luật 1900.6557 để nhân viên hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề