Tiêm vaccine vero cell có được đi nước ngoài không

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2021, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ yêu cầu các đơn vị y tế do Lãnh sự quán chỉ định phải tiêm vắc xin COVID như một phần của quy trình kiểm tra sức khỏe xin thị thực. Quy định mới này sẽ không ảnh hưởng đến những người đã bắt đầu quy trình kiểm tra sức khỏe trước ngày 1 tháng 10, cũng như những người đã có thị thực và dự định xuất cảnh sau ngày 1 tháng 10.

Ngay sau khi có ngày phỏng vấn, quý vị phải đi khám sức khoẻ tại một trong các đơn vị do Lãnh sự quán chỉ định.

Vui lòng thực hiện 2 bước sau đây:

1. Khám sức khoẻ

Đương đơn phải đến một trong các đơn vị do Lãnh sự quán chỉ định theo thông tin dưới đây để khám sức khỏe trước khi tiến hành chích ngừa. Vui lòng mang theo: 1) Thư mời Phỏng vấn (PKT4) có số hồ sơ nhận qua đường bưu điện hoặc e-mail, 2) trang xác nhận DS-260 của tất cả các đương đơn, 3) hộ chiếu bản chính của tất cả các đương đơn, 4) tiền mặt hoặc thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ để đóng phí khám sức khỏe, và 5) bản sao hồ sơ chích ngừa đã có trước đây của mỗi đương đơn (nếu có). Đương đơn phải thanh toán tất cả các khoản phí khám sức khỏe, bao gồm chụp X quang và xét nghiệm máu, trực tiếp cho bác sĩ. Vui lòng truy cập trang các loại phí tại: https://vn.usembassy.gov/ivfee2 để biết thêm thông tin về các chi phí liên quan đến việc kiểm tra sức khỏe.

  • Bệnh viện Chợ Rẫy Khoa Khám Xuất cảnh

201B Nguyễn Chí Thanh, P. 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-28) 38565703

Website: www.choray.vn

  • Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Thành Phố Hồ Chí Minh

1B Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-28) 38222057

Website: http://vietnam.iom.int

  • Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Hà Nội

Tầng 23, Tòa nhà 72 Keangnam Hanoi Landmark Tower, Phạm Hùng, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: (84-24) 3736 6258

Website: http://vietnam.iom.int

Đơn vị khám sức khỏe do Lãnh sự quán chỉ định sẽ thông báo cho quý vị biết khi có kết quả. Thông thường quý vị sẽ nhận được kết quả khám sức khỏe trong vòng 3 đến 10 ngày. Một số trường hợp sẽ mất nhiều thời gian hơn và đơn vị khám sức khỏe có thể sẽ gửi thẳng kết quả khám sức khỏe của quý vị đến Lãnh sự quán. Bác sĩ phụ trách khám cho đương đơn sẽ trao đổi với đương đơn về kết quả khám sức khoẻ và các yêu cầu điều trị cần thiết. Đương đơn phải tiến hành điều trị tại các đơn vị do Lãnh sự quán chỉ định nếu được yêu cầu.

Để có câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về khám sức khỏe, vui lòng truy cập trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

2. Chích ngừa

Sau khi hoàn tất việc khám sức khoẻ, đương đơn được yêu cầu phải đi chích ngừa. Lệ phí chích ngừa tùy thuộc vào độ tuổi của từng đương đơn và các loại chích ngừa được yêu cầu. Đương đơn cần đem theo tất cả hồ sơ chích ngừa trước đây khi đến một trong các địa chỉ sau:

  • Trung tâm Kiểm dịch Quốc tế – TP. Hồ Chí Minh

40 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại (84-28) 3844 5306

  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Hà Nội

55 Yên Ninh, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: (84-24) 3927 5559 – 7305 8880

Để biết thêm thông tin về các loại chích ngừa được yêu cầu, vui lòng tham khảo thông tin trên website của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

9 tháng 8 2021

Tiêm vaccine vero cell có được đi nước ngoài không
Tiêm vaccine vero cell có được đi nước ngoài không

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Mã vạch trong EU Digital Covid Certificate trên màn hình của điện thoại

Một câu chuyện mạng xã hội tiếng Việt những ngày qua bàn thảo là quy chế 'hộ chiếu vaccine' để nhập cảnh EU và Anh với những ai tiêm vaccine Trung Quốc và Nga.

Theo BBC News Tiếng Việt tìm hiểu thì Liên hiệp châu Âu (EU) vẫn chưa công nhận vaccine Nga và Trung Quốc cho 'chứng nhận thông hành'.

Điều này không có nghĩa là họ sẽ giữ nguyên tình trạng đó, mà chỉ nói "đang xem xét" một loạt vaccine khác, ngoài các loại Y tế EU chuẩn thuận.

Thư Sài Gòn 6: Chuyện tang gia hậu sự vẫn chưa đến hồi kết

VN: không chống việc tiêm vaccine, nhưng bất đồng về vaccine Trung Quốc

Cùng thời gian, Anh đang tiếp tục mở rộng phạm vi đi lại ở nước ngoài cho NHS Covid Pass - tức thông hành điện tử do Y tế Anh cung cấp cho người đã tiêm vaccine hoặc đã có kháng thể vì lây Covid và đã khỏi.

Trong bài này chúng tôi giới thiệu thông tin về hai loại 'hộ chiếu vaccine', của EU, và của Anh cùng chủ đề liên quan là họ công nhận các vaccine nào trên thế giới.

EU nói gì về vaccine Nga và TQ?

Văn bản ngày 02/07/2021 của Ủy ban (EU Commission) xác định hộ chiếu vaccine của EU sẽ được cấp cho những ai ở EU tiêm một trong bốn loại vaccine sau, vốn được Cơ quan Y tế (European Medicine Agency -EMA) phê chuẩn:

Comirnaty (BioNTech, Pfizer)

•Vaxzevria (trước đó có tên COVID-19 Vaccine AstraZeneca, Oxford)

•Janssen (Johnson & Johnson)

Một văn bản khác ngày 15/06/2021 của EU cho hay EMA đang xem xét bốn loại vaccine sau để ra quyết định phê chuẩn hay chưa:

•Sputnik V (Gam-COVID-Vac)

•COVID-19 Vaccine (Vero Cell) Inactivated (Sinovac)

Như thế, các vaccine TQ và Nga hiện chưa được EU công nhận, chứ không phải không công nhận giá trị.

Cần phải nói thêm rằng cơ quan EU không làm nhiệm vụ cấp hộ chiếu tiêm chủng, mà để cho các quốc gia thành viên thực hiện.

Gọi là 'hộ chiếu vaccine' nhưng thực ra đây là chứng nhận thông hành kỹ thuật số (EU Digital Covid Certificate), lưu trên điện thoại, gồm nội dung sau:

•Quốc gia thành viên EU cung cấp chứng nhận

Chứng nhận này cũng xác định không chỉ tư cách người dùng đã được tiêm vaccine chưa, mà có cả thông số đánh giá người đó đã từng mắc Covid, và có kháng thể, hoặc có xét nghiệm PCR âm tính.

Tuy thế, một quốc gia thành viên EU vẫn có thể đơn phương công nhận vaccine của Trung Quốc, ví dụ như Hungary.

Nước không phải thành viên nhưng có các hiệp định hỗ tương chặt chẽ với EU cũng có thể tạo ra biệt lệ với vaccine TQ, như Thụy Sĩ.

Vấn đề ở các nước cạnh EU

Hôm 09/07/2021, Bộ Y tế Liên bang Thụy Sĩ (Federal Office of Public Health) thông báo trên trang web của họ rằng EU đã công nhận 'hộ chiếu vaccine' của Liên bang Thụy Sĩ.

Chụp lại hình ảnh,

Thụy Sĩ công nhận cả Sinopharm và Sinovac

Cũng trang web này cho hay Thụy Sĩ công nhận tư cách 'đã tiêm chủng' của người tới nước họ, gồm những người tiêm Sinovac của Trung Quốc.

Vấn đề công nhận hay không vaccine Nga và Trung Quốc xem ra còn do từng nước châu Âu quyết định.

Ví dụ Iceland, nước không thuộc EU, cho biết họ công nhận tư cách "đã tiêm chủng" với mọi người đã tiêm vaccine do EMA và WHO phê chuẩn, như thế, sẽ gồm cả vaccine Trung Quốc và Nga trong danh sách WHO công nhận.

Còn Pháp, nước thường đón nhiều du khách Trung Quốc và Nga, hôm 04/06 cho hay họ chỉ công nhận vaccine do EMA phê chuẩn.

Tiêm vaccine vero cell có được đi nước ngoài không
Tiêm vaccine vero cell có được đi nước ngoài không

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Biên phòng tại cửa khẩu Bregana giữa Croatia và Slovenia quét mã vạch trên hộ chiếu vaccine EU

Như thế, chừng nào EMA chưa ra quyết định thì Pháp chưa đồng ý để người tiêm vaccine TQ và Nga nhập cảnh theo quy chế dành cho người đã có hộ chiếu vaccine.

Chính phủ Lithuania nói họ không có ý định công nhận vaccine Sputnik V của Nga.

Ngược lại, thông qua các thỏa thuận riêng, EU Digital Covid Certificate được công nhận và có giá trị sử dụng ở cả 27 nước thành viên, và bốn nước không phải thành viên: Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy và Liechtenstein.

Anh Quốc trong quan hệ với EU và Hoa Kỳ

Riêng Anh Quốc, các vấn đề này đã được bàn thảo song phương với EU nhiều tháng qua, và cho tới ngày 7/08/2021 thì mới có ba nước Hy Lạp, Tây Ban Nha và Malta thuộc EU công nhận giá trị của hộ chiếu vaccine Anh, do NHS cung cấp.

Còn gọi là NHS Covid Pass (thông hành Covid của National Health Service - Y tế công tại Anh) chứa đựng thông số giống hệt hộ chiếu vaccine của EU.

Theo trang web của NHS, Anh Quốc chỉ nói ai đã tiêm vaccine tại Anh, thì là có quyền dùng App NHS Covid Pass để đi lại, trong cũng như ngoài nước.

Chụp lại hình ảnh,

Mẫu của EU Digital Covid Certificate do EMA công bố nhưng các nước thành viên sẽ có thêm các chi tiết bằng tiếng nước họ

Trên thực tế cho tới 09/08/2021, theo BBC News chỉ có ba loại: Moderna; Oxford/AstraZeneca và Pfizer/BioNTech là vaccine được tiêm ở Anh.

Trong tương lai số vaccine này có thể thay đổi.

Vào thời điểm đăng bài viết này, các cơ quan của EU thông báo họ vẫn đang làm việc để tiến tới chỗ đạt thỏa thuận chung với Anh về NHS Covid Pass.

Bộ Ngoại giao Anh cho hay công dân hay người sống ở Anh đã được tiêm chủng đủ liều cần vào các trang riêng của chính phủ, bộ ngoại giao nước EU họ muốn tới, quá cảnh để xem xét cụ thể.

Được biết quy chế "đã tiêm chủng" của một cá nhân không liên quan gì đến quốc tịch, mà gắn liền đến nơi cư trú trong ba tháng gần nhất.

Một cựu phó cảnh sát trưởng của Anh cho báo Anh biết vì ba tháng qua ông ở Na Uy và đã được tiêm Astra Zeneca bên đó nhưng Anh Quốc và Na Uy lại không công nhận "hộ chiếu vaccine" của nhau.

Để bay về nhà ở Anh mà không phải cách ly 10 ngày, ông phải tiêm vaccine thêm hai liều Pfizer được Anh công nhận.

Cùng lúc, hàng trăm nghìn công dân EU sống tại Anh khi về nước họ trong mùa hè năm nay, cũng bị đối xử như người Anh nếu quốc gia quê hương họ chưa công nhận NHS Pass của Anh.

Vấn đề này được trang The Guardian ở Anh nêu ra:

"Dù NHS Pass ghi rõ là 'được công nhận quốc tế' (internationally compliant), nó lại không ghi nhận các loại vaccine do chính Anh Quốc phê chuẩn, nếu được tiêm ở nước ngoài."

Lỗ hổng này khiến xảy ra tình trạng ở châu Phi, châu Á: người tiêm AstraZeneca do Anh làm, lại chưa được thừa nhận tư cách "đã tiêm" nếu họ muốn bay tới Anh.

Cùng lúc, Canada lại công nhận Covishield, một phiên bản của AstraZeneca do Ấn Độ cung cấp, khác với EU chưa công nhận loại này cho tới gần đây.

Tiêm vaccine vero cell có được đi nước ngoài không
Tiêm vaccine vero cell có được đi nước ngoài không

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tiêm vaccine - hình minh họa

Anh Quốc cũng chưa công nhận các loại vaccine Nga và Trung Quốc có giá trị cho "hộ chiếu vaccine" để nhập cảnh Anh mà không cần cách ly dài ngày sau khi qua biên giới.

Tuần qua, Chủ tịch Tập Cận Bình của TQ nêu ra cam kết cung cấp cho thế giới 2 tỷ liều vaccine nước ông sản xuất trong năm nay.

Cùng lúc có các ý kiến trên báo chí Phương Tây đặt câu hỏi về tính hiệu quả của vaccine Trung Quốc.

Hoa Kỳ cho đến 28/07, vẫn không chấp nhận quy chế "đã tiêm đủ vaccine" (fully-vaccinated) của người đến từ Anh và EU, trừ khi người bay về là công dân Mỹ.

Tương tự như vậy, Hoa Kỳ không (hoặc chưa) công nhận các loại vaccine TQ và Nga.

Với những diễn biến dịch bệnh hiện thời, thậm chí hầu hết những người không phải là công dân Mỹ nếu từng ở Anh, 26 quốc gia Schengen tại châu Âu, Ireland, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ trong vòng 14 ngày trước khi tới Mỹ sẽ không được phép nhập cảnh, bất kể đã tiêm đủ vaccine hay chưa, và đã tiêm loại vaccine nào.

Trong khi đó, Anh đã đơn phương công nhận "hộ chiếu vaccine" của người từ Mỹ nhập cảnh.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab cho biết chính phủ Anh đang làm việc với Hoa Kỳ để có sự công nhận hỗ tương.

Chụp lại video,

Covid-19: Chúng ta biết gì về các loại vaccine của Trung Quốc?