Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Từ sáu tháng tuổi là mẹ đã có thể cho bé ăn dặm với thịt lợn. Nhưng mẹ có biết thịt lợn nấu với rau gì cho bé ăn dặm để vừa thơm ngon lại vừa đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé không? Những công thức dưới đây chắc chắn là bữa ăn dặm tuyệt vời với thịt heo cho bé mà mẹ nhất định không nên bỏ qua.

Thịt lợn là một trong những loại thực phẩm được cả trẻ nhỏ và người lớn ưa chuộng vì giá thành hợp lý lại dễ chế biến. Thế nhưng nhiều mẹ vẫn phân vân không biết thịt lợn nấu với rau gì cho bé ăn dặm để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho mẹ một số công thức nấu bữa ăn dặm đơn giản cho con từ thịt lợn.

Thịt lợn có đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho bé không?

Thịt lợn không chỉ rẻ, chế biến đơn giản mà còn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, cung cấp protein, chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể như: photpho, kali, kẽm, nicaxin, vitamin B6, vitamin B12,… Đây đều là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Thịt lợn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, đạm, vitamin,… cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Thịt lợn nấu với rau gì cho bé ăn dặm?

Thịt heo là loại thực phẩm có thể kết hợp với hầu hết các loại rau. Dưới đây là công thức một số món ăn kết hợp giữa thịt lợn với rau, củ, quả để cho ra một bữa ăn dinh dưỡng, đầy đủ chất cho bé yêu của bạn. 

Cháo thịt heo rau mồng tơi

Nguyên liệu:

  • 10g rau mồng tơi

  • 20g thịt heo

  • 1 bát cháo trắng

  • Gia vị

Chế biến:

  • Thịt heo rửa sạch, sau đó cho vào nồi luộc chín cùng 1 ít muối và gừng. Thịt chín, cho vào máy xay nhỏ;

  • Rau mồng tơi rửa sạch, xay nhuyễn;

  • Cho cháo lên bếp, đun sôi cùng nước. Sau khi cháo chín nhừ, cho thịt heo, rau mồng tơi vào khuấy đều;

  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

  • Với trẻ nhỏ hơn 8 tháng, mẹ có thể xay lại cháo rồi lọc qua rây để đảm bảo bé không bị hóc. 

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Thịt lợn nấu với rau mùng tơi – bữa ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ

Cháo thịt bằm cà rốt

Nguyên liệu:

  • 20g thịt heo

  • ½ củ cà rốt

  • 1 bát cháo trắng

  • Dầu ăn, gia vị

Chế biến:

  • Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ. Xào thịt heo với một chút dầu ăn cho chín đều;

  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ;

  • Cho cháo trắng vào nồi, thêm nước ninh cho chín nhừ;

  • Thêm cà rốt, thịt heo vào nồi cháo trắng, nấu đến khi cà rốt mềm rồi nêm gia vị;

  • Cho cháo thịt bằm cà rốt vào máy xay nhuyễn, lọc lại qua rây nếu bé nhỏ hơn 8 tháng. 

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Thịt lợn nấu với cà rốt cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Cháo thịt heo cải bó xôi

Nguyên liệu:

  • 30g thịt heo xay nhỏ

  • 20g cải bó xôi

  • 50g gạo tẻ

Chế biến:

  • Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng nước rồi nấu chín;

  • Cải bó xôi, rửa sạch, xay nhuyễn;

  • Khi cháo chín, mẹ cho thịt lợn vào nấu chín, rồi cho cải xanh vào ninh nhừ;

  • Cháo chín đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn và gia vị cho bé thưởng thức.

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Cháo cá hồi cải bó xôi

Cháo củ cải trắng thịt heo

Nguyên liệu:

  • Củ cải: 30g

  • Thịt lợn nạc: 35g

  • Gạo tẻ: 40g

  • Dầu ăn

  • Gia vị ăn dặm

Chế biến:

  • Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ;

  • Thịt lợn rửa sạch, xay nhỏ;

  • Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nấu cháo;

  • Khi cháo chín nhừ thì cho củ cải, thịt lợn vào nấu thêm khoảng 10 phút cho đến khi chín thì tắt bếp;

  • Đổ cháo ra bát, nêm thêm chút dầu ăn và gia vị cho bé. 

Cháo thịt bằm hầm hạt sen

Nguyên liệu:

  • 30g thịt nạc

  • 25g hạt sen tươi

  • 50g gạo tẻ

  • 2 củ hành khô

  • Gia vị cho bé: dầu ăn, hạt nêm…

Chế biến: 

  • Sơ chế nguyên liệu: Gạo vo sạch, có thể ngâm trong 1 – 2 tiếng để nở mềm, tiết kiệm thời gian ninh nhừ. Thịt heo rửa sạch, xay nhuyễn. Hạt sen rửa sạch, cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút cho hạt sen mềm;

  • Cho gạo và hạt sen vào nồi ninh chín. Mẹ lưu ý nên đun cháo với mức nhiệt thấp nhất trong khoảng 1 tiếng để cháo chín nhừ;

  • Phi thơm hành cùng phần thịt bằm, nêm thêm gia vị;

  • Cháo chín, cho phần thịt heo đã chế biến vào nấu cùng đến khi cháo sôi trở lại;

  • Múc ra bát và sẵn sàng để bé thưởng thức một món ăn đơn giản mà bổ dưỡng.

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Cháo thịt gà hạt sen cho bé ăn dặm

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Cháo thịt heo hầm hạt sen cung cấp đầy đủ chất dưỡng cho trẻ

Lưu ý khi mẹ chế biến đồ ăn dặm cho trẻ với thịt heo

Độ tuổi nào thì có thể sử dụng thịt heo trong bữa ăn dặm

Thông thường trong khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi là bé đã có thể ăn dặm với thịt heo. Tuy nhiên, nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ AAP đã chỉ ra rằng trẻ chỉ sẵn sàng với thức ăn đặc khi bé đạt ít nhất 5,8kg. 

Ngay khi chuyển từ uống sữa sang ăn dặm, mẹ nên cho bé tập làm quen từ từ với khối lượng nhỏ. Đồng thời, ở giai đoạn này, thịt cũng cần phải xay thật nhuyễn. 

Cách chế biến thịt heo cho bữa ăn của trẻ

Khi chế biến thịt heo cho bữa ăn dặm của bé, mẹ nên lọc bỏ toàn bộ gân có trên miếng thịt, đồng thời băm nhỏ hoặc xay nhuyễn cho con trước khi nấu chung với cháo. Đặc biệt, với các bé trong khoảng 6 tháng tuổi, khi cho ăn dặm với thịt heo, mẹ nên xay mịn để bé không bị hóc. 

Những loại rau không nên kết hợp với thịt lợn

Tuy thịt lợn dễ ăn, dễ nấu nhưng không phải loại thực phẩm nào cũng nên kết hợp. Trước khi nấu bất kỳ món gì, mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin để biết thịt lợn nấu với rau gì cho bé ăn dặm thì mới tốt cho sức khỏe của con. Dưới đây là 2 loại thực phẩm mà mẹ tuyệt đối không được nấu chung với thịt heo. 

  • Rau mùi tây: theo Đông y, thịt lợn tính hàn, ích khí còn rau mùi có tính ôn, hao khí. Nếu chế biến hai món này cùng nhau thành bữa ăn dặm cho bé có thể sẽ khiến bé bị đau bụng, không tốt cho sức khỏe.

  • Đậu tương: phốt pho chiếm tới 60-70% hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đậu tương. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn. Ngoài ra, lượng phốt pho có trong đậu tương cũng khiến các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm,.. Trong thịt lợn khó có thể được hấp thụ đầy đủ vào cơ thể trẻ nhỏ. 

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Lưu ý khi cho bé ăn dặm

Trên đây là các công thức cho mẹ khi không biết thịt lợn nấu với rau gì cho bé ăn dặm cũng như những lưu ý khi chế biến thịt heo mà mẹ cần biết. Bên cạnh những phương pháp chế biến đã đề cập trong bài, mẹ có thể kết hợp thịt bằm với một số loại rau, củ khác để tạo ra những bữa ăn đa dạng, phong phú mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con.

Chia sẻ

  • Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm
  • Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Khi mà sữa mẹ – nguồn thức ăn duy nhất cho bé trong 6 tháng qua không còn đủ nữa, bé cần được bổ sung thêm dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác để phục vụ cho sự phát triển trong giai đoạn mới này.

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Cùng tìm hiểu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp tập cho bé ăn dặm khá mới mẻ với nhiều bậc phụ huynh. Đối với trẻ em ở Nhật, khoảng 6 tháng tuổi các bé đã được tập làm quen với các món ăn dặm đơn giản để bổ sung thêm…

Khi bé còn ở trong bụng mẹ, bé nhận được lượng sắt tự nhiên đủ cho sự phát triển của mình trong 6 tháng đầu tiên, nhưng sau thời điểm này, lượng sắt đã cạn kiệt, bé cần được bổ sung chất sắt từ một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý, ví dụ như từ các loại thịt màu đỏ, rau xanh, trứng,…

Năm đầu tiên là năm mà sự phát triển của bé về cả thể chất lẫn trí tuệ đều rất nhanh và quan trọng, nên mẹ đừng xem nhẹ việc cho bé ăn dặm cũng như thời điểm khi nào nên cho bé ăn dặm nhé. Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp tăng cường miễn dịch của bé, sự hình thành não bộ cũng như phát triển thể chất, vận động được tốt hơn.

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm
Cách kết hợp thực phẩm cho bé ăn dặm

Dưới đây là cách kết hợp thực phẩm cho bé ăn dặm

Rau, củ kết hợp

Cho bé mới ăn dặm đến 7 tháng:

– Nước ép táo tây và khoai lang.

– Nước ép đậu xanh với táo tây (hoặc quả lê).

Giai đoạn trung gian (7-8 tháng):

– Hỗn hợp bí xanh và khoai tây.

– Đậu xanh và khoai tây: nghiễn nhuyễn khoai tây trắng và đậu xanh với nhau, thêm chút quả lê hoặc nước xốt táo cho ngon miệng.

– Đậu Hà Lan hầm, carrot với nước xốt táo (bột gạo, bột yến mạch hay thậm chí là sữa chua).

– Carrot hầm: trộn carrot và táo tây với bột gạo, bột yến mạch hoặc sữa chua.

Các món với hoa quả

Nồi nấu cháo gợi ý mẹ cho bé mới ăn dặm đến 7 tháng:

– Bột ăn dặm với táo tây: nước xốt táo thêm vào bột yến mạch hoặc bột gạo.

– Bột bí ngô: trộn bí ngô nghiền nhuyễn với bột gạo hay bột yến mạch.

Chuối chín và quả bơ: trộn quả bơ và chuối chín thành một món tráng miệng hoặc thêm vào bột ăn dặm cho bé.

– Nước xốt táo – lê: trộn táo và lê nghiền nhuyễn (ngon hơn nếu được nấu chín).

– Chuối chín và bí ngô: trộn lẫn bí ngô nghiền nhuyễn, nấu chín và chuối chín.

– Bí ngô, chuối chín với nước xốt táo: trộn lẫn bí ngô nghiền nhuyễn với chuối chín và xốt táo.

Giai đoạn trung gian (7-8 tháng hoặc lớn hơn):

– Bột táo: Kết hợp ngũ cốc ăn dặm, sữa chua và táo tây, trộn đều.

– Bột bí đỏ: trộn bí ngô với bột ăn dặm, sữa chua (có thể thêm chút tinh dầu quế hoặc hạt nhục đậu khấu).

– Xốt lê, táo tây và quả việt quất: thêm sữa chua, nếu thích.

Giai đoạn mới ăn dặm đến 8 tháng tuổi

– Bí đỏ, chuối chín và nước ép táo

Dầm nhuyễn bí đỏ đã được hấp (luộc) chín với một phần chuối chín. Thêm vào hỗn hợp nước táo ép.

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Cách cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng mẹ cần biết

6 tháng tuổi là thời điểm mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm để bé tập làm quen với nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Thế nhưng cách cho bé ăn dặm như thế nào là tốt nhất? Chúng ta nên lựa chọn những loại thực phẩm nào vào thực…

Ngoài ra, có một số cách kết hợp thịt bò, heo, gà, cá… với các thực phẩm khác

THỊT HEO : – Thịt heo+bí đỏ – Thịt heo+bí xanh – Thịt heo+rau dền – Thịt heo+rau mùng tơi – thít heo+carot+khoaitay+phomai – Thịt heo+khoai tây – Thịt heo+carrot – Thịt heo+đậu que – Thịt heo+đậu phộng – Thịt heo+đậu ngự – Thịt heo+rau dền – Thịt heo+rau muống – Thịt heo+rau ngót – Thịt heo+cà chua

– Thịt heo+nấm rơm

– Thịt heo+cải thảo – Thịt heo+cải bắp

– Óc heo+gừng thái chỉ chưng cách thủy (món này bé chỉ ăn tối đa 1/2 bộ óc /lần vì ngán quá, hơn nữa thực chất ko phải ăn óc bổ óc nên 1 tháng chỉ cho ăn 1 lần để thay đổi thôi )

– Tim heo+nấm rơm – Tim heo+cần tây+phomai

– Cật heo+cần tây

THỊT BÒ

– Thịt bò+carốt+khoai tây – Thịt bò+cải bó xôi – Thịt bò+khoai tây – Thịt bò+rau mùng tơi – Thịt bò+rau cải bẹ – Thịt bò+đậu hoà lan – Thịt bò+rau ngót – Thịt bò+bí đỏ

– thị bò+cà chua

TÔM

– Tôm+bí xanh+pho mai – Tôm+bí đỏ ( món này ngon ) – Tôm+mùng tơi – Tôm+rau đay – Tôm+ khoai mỡ – Tôm+đậu hoà lan – Tôm+rau muống

– Tôm+rau dền

CUA

– Cua+rau đay (rất thơm ngon) – Cua+mùng tơi – Cua+rau muống

– Cua+mướp

– Cá điêu hồng (DH)+cà chua+thìa là – Cá DH+rau muống+phomai – Cá lóc+rau muống – Cá thu+rau muống+phomai

– Cá hồi+phomai

LƯƠN

Lươn+khoai môn+rau ngổ – Lươn+hành ngò

– Lươn+đậu xanh

– Gà+nấm rơm+phomai – Gan gà+hành ngò

– Trứng gà-lòng đỏ (ko cho gì sất)

CHÚ Ý: Thực phẩm CẤM kết hợp khi nấu cháo cho bé

Khi nấu cháo cho bé, không phải tất cả loại thực phẩm nào cũng có thể chế biến cùng nhau. Chỉ cần sơ suất một chút cũng cũng có thể gay ra những vấn đề cho sức khỏe.

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Những nhóm thực phẩm kỵ nhau bạn nên tránh

Trong việc chế biến và kết hợp các món ăn, thức uống hằng ngày, hầu hết ta đều kết hợp một số loại thực phẩm với nhau như những công thức giúp món ăn ngon hơn. Một số loại thực phẩm khi kết hợp không chỉ gia tăng hương vị,…

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm
Thực phẩm CẤM kết hợp khi nấu cháo cho bé

Dưới đây là những cặp thực phẩm không nên nấu cháo cùng nhau:

1. Óc lợn với lòng đỏ trứng gà

Hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao nếu nấu chung óc lợn với lòng đỏ trứng gà. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

2. Thịt lợn nấu chung với thịt bò

Theo Đông y, thịt bò có tính ôn còn thịt lợn có tình hàn. Vì vậy, hai loại thịt này kị nhau. Các giá trị dinh dưỡng cần thiết của cả hai loại thịt sẽ không còn nếu các mẹ dùng cả thịt lợn và thịt bò nấu chung trong một bát cháo của con.

3. Thịt cùng đậu nành

Trong thịt và đậu nành đều chứa rất nhiều đạm, hàm lượng đạm sẽ tăng lên nên nếu nấu chung trong một bát cháo. Nếu mẹ không muốn bé bị ảnh hưởng đến tiêu hóa thì không nên cho bé ăn cháo thịt đậu nành.

4. Cà rốt với củ cải

Hàm lượng lượng vitamin C có trong củ cải sẽ bị các enzyme trong carrot phá hủy. Bởi thế, bé sẽ không thể hấp thụ hết lượng vitamin C, gây ảnh hửng xấu đến làn da của bé.

5. Thịt bò với lươn

Nếu mẹ nấu cháo lươn cho thêm cả thịt bò, sẽ dễ khiên cho bé bị rối loạn tiêu hóa bởi hai loại thực phẩm này khắc nhau.

6. Thịt gà với cá chép

Cũng là hai loại thực phẩm kị nhau, nếu nấu chung chúng trong một bát cháo, bé sẽ bị nổi mụn nhọt, đầy bụng.

7. Đỗ đen với thịt bò

Khi nấu cùng đỗ đen, chất sắt có trong thịt bò sẽ bị mất đi. Vì vậy, bé sẽ khó mà hấp thu được lượng sắt có trong thịt bò. Bên cạnh đó, ngay sau khi ăn thịt bò, mẹ cũng nên để khoảng 2 tiếng rồi mới cho bé ăn thêm chè đỗ đen nếu bé muốn.

8. Thịt bò cùng hải sản

Do chất phôt pho có trong thịt bò sẽ bị kết tủa với canxi có trong hải sản. Vì vậy mẹ không nên nấu cháo chung thịt bò và hải sản nếu không muốn cơ thể bé bị chậm hấp thu canxi.

Ngoài ra còn một số thực phẩm kị nhau không tốt cho sức khỏe của bé như:

– Chocolate với sữa

Chocolate chứa axit oxalic còn sữa lại chứa nhiều protein và canxi còn. Khi cho trẻ ăn hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước. Trẻ ăn phải có thể gây bệnh tiêu chảy, khô tóc hoặc các triệu chúng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

– Nước hoa quả chua kị sữa bò

Trong sữa bò chứa nhiều protein, trong đó 80% là các chất cazeine. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến bé tử vong. Chính vì thế, các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống hoa quả cùng với sữa bò.

Thịt lợn kết hợp với rau gì cho Be An dặm

Mách bạn những thực phẩm chữa khó tiêu hiệu quả

Vì nhiều lý do ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều nhưng không vận động thúc đẩy tiêu hóa hoặc ăn phải thực phẩm gây đầy bụng, mà tình trạng khó tiêu thường rất dễ xảy ra. Mặc dù có thể tự giảm dần sau một thời gian, nhưng triệu…

– Cải bó xôi và tôm

Trong cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải.

Mật ong là một trong những loại thưc phẩm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ và còn điều trị được nhiều căn bệnh khác. Mật ong có hàm lượng vitamin, enzyme, và khoáng chất phong phú. Khi uống mật ông chung với nước ấm có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ rất tốt. Nhưng các mẹ nên nhớ nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt cho sức khỏe của trẻ.

– Khoai tây/ khoai lang kị cà chua

Trong cà chua có chứa nhiều chất toan, khoai lang và khoai tây là những thực phẩm no lâu, khi ăn các thực phẩm này cùng với nhau sẽ khiến dạ dày của trẻ khó tiêu hóa. Cà chua xào nấu cùng khoai lang hoặc khoai tây rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ, chính vì vậy các bà mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ ăn khoai tây/khoai lang cùng với cà chua.

– Gan động vật với cà rốt, rau cần

Tuyệt đối không dùng cà rốt, rau cần xào nấu chung với gan động vật hoặc ăn loại rau, củ này sau khi đã ăn gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong cơ thể của trẻ.

Khi chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé, các mẹ cần lưu ý và tránh chọn phải những cặp thực phẩm khiến con ăn hoài không lớn.