Vân đồn la nơi buôn bán sầm uất là gì năm 2024

Sự sầm uất của thương cảng Vân Đồn xưa nay chỉ còn là bãi vỏ sành sứ rộng lớn, là tường thành kiên cố, hay giếng Hệu mát lành.

Vân đồn la nơi buôn bán sầm uất là gì năm 2024

Thành lập năm 1149 thời vua Lý Anh Tông, Vân Đồn trở thành thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt. Trong suốt 7 thế kỷ, đây là thương cảng sầm uất nhất Việt Nam, nơi tàu buôn hàng chục nước châu Á, châu Âu vào trao đổi hàng hóa.

Thương cảng cổ là hệ thống bến thuyền trên nhiều đảo trong vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh), phạm vi khoảng 200 km2. Trung tâm thương cảng được cho là ở bến Cái Làng, nằm dưới chân núi Man, phía đông bắc xã đảo Quan Lạn.

Xưa kia bến Cái Làng có vụng to, nước sâu, kín gió, thuận tiện cho tàu thuyền ra vào. Nhưng do thời gian và sự bồi lắng của biển cả, diện mạo sầm uất của bến cảng không còn. Giờ nơi này chỉ là bãi triều rộng lớn, sâu khoảng 2 m khi nước lên và trơ ra bãi sú bùn lầy khi nước xuống.

Vân đồn la nơi buôn bán sầm uất là gì năm 2024

Bến Cái Làng trong thương cảng Vân Đồn qua bức tranh cổ của một hoạ sĩ Tây Ban Nha. (Ảnh chụp từ Không gian trưng bày tại cụm di tích đình, chùa, đền Quan Lạn).

Bến Cái Làng hiện còn tồn tại bãi vỏ sành, sứ chum, vại, hũ, lọ, bát… của các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn kéo dài hàng trăm mét. Các nhà nghiên cứu cho rằng khu vực này là nơi khuân vác hàng hóa từ thuyền lên xuống cảng. Những mảnh sành, sứ vỡ được vứt đi trong những lần vận chuyển.

Vượt qua bến cảng là vùng đồi núi rậm rạp cây cối, với nhiều dấu tích đình, chùa và nền nhà cổ… Hiện bến Cái Làng còn ba hộ dân sinh sống. Anh Hoàng Trung Tín (42 tuổi, xã Quan Lạn) là đời thứ ba của gia đình sống tại bến này.

“Ngay phía sau nhà tôi có đoạn tường thành cổ dài hàng chục mét, là những khối đá xếp lên nhau. Đá xếp rất khéo, dù nhiều khe suối chảy từ trên núi xuống nhưng không bị xô lệch", anh Tín nói.

Vân đồn la nơi buôn bán sầm uất là gì năm 2024

Vô số mảnh sành sứ ở Cái Làng. Ảnh: Minh Cương.

Ở bến Cái Làng có đền thờ vua Lý Anh Tông, người sáng lập ra thương cảng Vân Đồn. Cách đền vài chục mét, có cây đa tồn tại gần 1.000 năm, gần đó là giếng cổ tên Hệu và dấu tích nền đình. “Những dấu tích cho thấy khu vực bến Cái Làng tồn tại một làng cổ từ lâu đời”, anh Tín chia sẻ.

Giếng Hệu hay còn gọi là giếng Nàng Tiên, Nước Mắt. Giếng sâu hơn một mét, nước trong suốt, ngọt mát ngay cả khi trưa hè. Nước giếng lúc nào cũng đầy ắp dù mùa khô hanh. Xưa kia giếng Hệu phục vụ người dân ở bến Cái Làng, các tàu buôn trong và ngoài nước.

Có rất nhiều câu chuyện xung quanh giếng cổ này. Ông Phạm Quốc Duyệt (71 tuổi, trú xã Quan Lan, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh) kể xa xưa tóc con gái trong làng rất dài, khi tắm nước giếng thì da trắng hồng cho nên có câu: Khi đi tóc mới ngang vai/ Khi về tắm nước giếng Hệu tóc dài ngang lưng.

Vân đồn la nơi buôn bán sầm uất là gì năm 2024

Một đoạn thành dài ở bến Cái Làng. Ảnh: Minh Cương

Còn có truyền thuyết khác, một đôi trai gái thường hẹn hò bên giếng Hệu. Vì đi chiến đấu chống giặc Nguyên, chàng trai nhiều năm không về. Người con gái đêm đêm ra giếng Hệu cầu nguyện cho người yêu bình an trở về, nhưng chờ mãi không thấy nên khóc mù cả đôi mắt. Một ngày cuối xuân, chàng trai cùng đoàn quân chiến thắng trở về.

Đứng bên người yêu chàng trai cảm phục vì lòng chung thủy của cô gái, hai người đã dẫn nhau ra giếng Hệu kể cho nhau nghe những năm tháng xa cách, câu chuyện kéo dài đến đêm khuya. Bỗng một mạch nước dưới giếng phun nên ướt cả mặt hai người và mắt cô gái sáng ra. Ngày hôm sau đám cưới linh đình được tổ chức. Vì vậy giếng Hệu còn có tên là giếng Nàng Tiên và giếng Nước Mắt.

Từ năm 1968 đến nay, nhiều đoàn khảo cổ trong và ngoài nước đến Cái Làng, phát hiện các dấu tích, hiện vật như: bờ kè, cầu cảng, cống tiêu nước, đồ gốm sứ, tiền đồng… Từ những phát hiện này, ngày 29/10/2003, thương cảng cổ Vân Đồn được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.

Sau đây là những thông tin khái quát về thương cảng Vân Đồn trong lịch sử và hiện trạng của di tích đặc biệt này.

Thương cảng đầu tiên, quan trọng nhất của Đại Việt

Vân Đồn là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời. Theo Báo Quảng Ninh, tên địa danh Vân Đồn được ghi chép trong sử sách lần đầu năm Đại Định thứ 10, năm 1149. Khi mới xuất hiện, Vân Đồn là một trang thuộc đạo Hải Đông. Dưới thời Lý, hệ thống hành chính các cấp được tổ chức lại từ thời Lý Thái Tông (Thái Tổ) và về sau ngày càng được hoàn thiện dần trên cơ sở các đơn vị hành chính là đạo từ thời Đinh, tiền Lê…

Tuy nhiên, phải đến dưới thời Trần, Vân Đồn mới thực sự phát triển mạnh mẽ, trở thành thương cảng lớn và có vị trí quan trọng nhất của Đại Việt. Điều này được Đại Việt sử ký toàn thư chép lại rằng: “Nhiều đoàn thương thuyền trước đây vào các cửa biển Tha, Viên ở châu Diễn, nay “phần nhiều tụ tập ở Vân Đồn”. Thời bấy giờ, do Vân Đồn là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi tập trung của thuyền bè các nước buôn bán và cư trú nên vấn đề quản lý an ninh chính trị được hết sức chú trọng.

Vân đồn la nơi buôn bán sầm uất là gì năm 2024

Một góc thị trấn Vân Đồn, huyện lỵ của huyện Vân Đồn, nhìn từ trên cao. Ảnh: Đỗ Phương / Quân Đội Nhân Dân.

Công việc trấn giữ, quản lý vùng Vân Đồn và miền Đông Bắc thường được vua Trần giao cho các thân vương, đại thần trọng chức. Nổi bật trong số đó là Nhân huệ vương Trần Khánh Dư. Với chính sách ngoại thương cởi mở, thông thoáng của nhà nước đã tạo điều kiện để Vân Đồn trở thành thương cảng sầm uất, nhộn nhịp và thịnh trị nhất dưới thời Trần.

Cũng tại thời kỳ này, đã hình thành rõ rệt các bến thuyền neo đậu phục vụ cho việc giao thương. Theo đó, các công trình tâm linh tại đây cũng được đầu tư chú trọng; đặc biệt là khu vực trung tâm của thương cảng như: Đảo Cống Tây, với 5 ngôi chùa và 1 Bảo tháp… mang lại cho lịch sử dân tộc nét văn hóa đặc trưng của biển đảo vùng Đông Bắc.

Qua thời thuộc Minh, Vân Đồn tiếp tục được chính quyền đô hộ chú trọng phát triển. Vân Đồn thời kỳ này vẫn giữ vai trò một trung tâm kinh tế lớn, một cửa ngõ giao thương trọng yếu của nước ta.

Sang thời Lê sơ, do ảnh hưởng của thể chế quân chủ mô hình Nho giáo, các Hoàng đế nhà Lê sơ, đặc biệt từ thời Lê Thánh Tông (1460-1497) đã không ngừng kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến việc hạn chế sự phát triển của kinh tế thương nghiệp, nhất là các cảng thị ngoại thương. Với các chính sách quản lý chặt chẽ, mà thương cảng Vân Đồn ở thời kỳ này có dấu hiệu sút giảm so với thời kỳ trước đó.

Thời nhà Mạc tiếp tục mở cửa thương mại nên hoạt động giao thương tại Vân Đồn hưng thịnh trở lại. Nhà Mạc cho xây dựng chùa và thành lũy để phòng thủ. Thời Lê Trung hưng, giao thương tại thương cảng này vẫn được phát triển. Nhà Lê còn xây dựng thêm đình làng để làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh cho cư dân biển như đình Cống Cái, đình Cái Làng thuộc Quan Lạn.

Cho đến cuối thế kỷ 17, các thuyền buôn được vào sâu trong nội địa buôn bán, bến Nứa của Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam) đã vươn lên trở thành các trung tâm giao thương mới. Thương cảng Vân Đồn đã không còn giữ vai trò trung tâm thương mại kinh tế nữa.

Đến thời Nguyễn, thương cảng Vân Đồn tiếp tục suy giảm về vai trò kinh tế và vị thế chính trị. Vai trò lịch sử của Vân Đồn với tư cách một cảng thị quốc tế đã chính thức khép lại.

Dấu xưa còn lại

Vào giai đoạn hưng thịnh, thương cảng Vân Đồn không chỉ hoạt động đơn tuyến với chỉ một bến cảng duy nhất mà là một hệ thống các bến bãi, vụng đỗ tàu liên đới với nhau. Trên phạm vi khoảng 200 km2 của huyện Vân Đồn ngày nay từng tồn tại các bến: Cống Đông, Cống Tây (xã Thắng Lợi); Cái Làng, Cống Cái (xã Quan Lạn); Cái Cổng, Con Quy (xã Minh Châu); Cống Yên, Cống Hẹp (xã Ngọc Vừng).

Bến Cống Đông, Cống Tây, từng có vai trò quan trọng trong thương cảng Vân Đồn xưa. Ảnh: iVIVU.

Theo Báo Quảng Ninh, từ thập niên 1970 trở lại đây, qua nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu và khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện dọc chiều dài hai bên bờ của hai đảo Cống Đông và Cống Tây của xã Thắng Lợi và bến Cái Làng của xã Quan Lạn, dày đặc các mảnh sành, đồ gốm men Việt Nam và đồ gốm sứ Trung Quốc có niên đại kéo dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17. Ở những vụng to, nhỏ ăn sâu vào lòng đảo, các mảnh gốm sứ cổ ken dày lớp lớp cho thấy đây là các bến bãi cổ của hệ thống thương cảng Vân Đồn xưa.

Ngoài dấu tích các bến cảng cổ, đảo Cống Tây còn có dấu vết của 5 ngôi chùa và một ngọn bảo tháp thời Trần được xây dựng trên đảo. 5 ngôi chùa đó là chùa Lấm, chùa Cát, chùa Vụng Chuồng Bò, chùa Trong, chùa Vụng Cây Quéo.

Các đợt nghiên cứu, khai quật sau này đã làm sáng tỏ thêm rằng Cống Tây, Cống Đông từng là một trong những địa điểm quan trọng của hệ thống thương cảng cổ Vân Đồn trong nhiều thế kỷ; là điểm trung chuyển của “con đường gốm sứ” đi qua Vịnh Hạ Long

Vào năm 2003, ở bến Cống Đông, Cống Tây và bến Cái Làng ở huyện Vân Đồn đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 59/2003/QĐ-BVHTT.