Tại sao trẻ chảy máu cam

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

Tại sao trẻ chảy máu cam
Tại sao trẻ chảy máu cam

Mỗi ngày trôi qua, bé cưng nhà bạn dần lớn lên và ngày càng trở nên tinh nghịch. Và dù bạn có cố gắng chăm sóc trẻ cẩn thận đến thế nào đi nữa thì cũng sẽ có lúc trẻ bị ốm hoặc bị thương. Do đó, trẻ bị chảy máu cam là một vấn đề phổ biến nhưng không ít bố mẹ lại chưa biết cách cầm máu cho bé.

Chảy máu cam hay chảy máu mũi ở trẻ em là một hiện tượng rất bình thường. Thế nhưng, đôi lúc điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng và sợ hãi. Tại sao trẻ lại bị chảy máu mũi và nếu thấy con rơi vào tình trạng này, mình cần phải làm gì? Nếu bạn có những thắc mắc này, hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Vì sao trẻ bị chảy máu cam?

Nguyên nhân chảy máu mũi ở trẻ em là do đâu? Thực tế, chảy máu mũi là một tình trạng rất bình thường ở trẻ 2–3 tuổi. Thậm chí, trong một tuần, trẻ có thể bị chảy máu mũi đến vài lần. Dù điều này không có gì phải lo lắng và máu sẽ ngưng chảy sau một thời gian, nhưng nó cũng khiến nhiều phụ huynh hoảng sợ. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em sẽ giúp bạn phòng tránh cho con yêu hiệu quả hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam như mạch máu quá nhạy cảm và mong manh, do đó chúng có thể vỡ khi thời tiết hanh khô. Bên cạnh nguyên nhân này, còn có một số lý do khác như: 1. Trẻ ngoáy mũi 2. Trẻ vô tình cào vào bên trong mũi 3. Trẻ nhét dị vật vào mũi 4. Thời tiết hanh khô 5. Trẻ cọ xát vào mũi 6. Trẻ ở dưới ánh mặt trời quá lâu 7. Trẻ bị va chạm mạnh ở mũi khi chơi đùa hoặc chạy nhảy xung quanh

8. Trẻ hắt hơi nhiều lần và mạnh


9. Trẻ xì mũi quá mạnh

>>> Bạn có thể quan tâm: Trị thói xấu mút tay, bứt tóc, ngoáy mũi… cho trẻ siêu dễ

Phân loại các dạng chảy máu cam ở trẻ

Trẻ bị chảy máu cam thường xảy ra từ 3 đến 10 tuổi. Hầu hết chảy máu cam sẽ tự khỏi và có thể dễ dàng xử lý ở nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra với tần suất nhiều và diễn biến nghiêm trọng, trẻ cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Loại chảy máu cam thông thường nhất là chảy máu mũi trước, xuất phát từ phần trước của mũi. Mao mạch hoặc các mạch máu rất nhỏ bên trong mũi có thể bị vỡ và chảy máu gây ra loại chảy máu cam này.

Chảy máu mũi sau xuất phát từ phần sâu nhất của mũi. Khi trẻ bị chảy máu cam, máu chảy xuống sau cổ họng ngay cả khi đang ngồi hoặc đứng. Trường hợp này xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn tuổi, những người bị cao huyết áp và những người bị thương ở mũi hoặc mặt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ bị chảy máu cam một bên mũi tiết lộ nhiều vấn đề sức khỏe

Những sai lầm khi chữa chảy máu mũi ở trẻ nhỏ

Một thói quen sai lầm của nhiều bậc phụ huynh khi thấy trẻ bị chảy máu mũi là để đầu bé ngửa ra sau. Điều này càng khiến máu chảy nhiều xuống cổ họng. Dưới đây là những điều bạn cần phải tránh khi phát hiện trẻ bị chảy máu cam:

  • Hoảng loạn
  • Cho bé nằm xuống hoặc ngửa đầu ra sau
  • Cho bông, giấy, gạc hoặc bất kỳ thứ gì vào mũi của con để cầm máu

Thay vào đó, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau để xử lý trường hợp chảy máu cam ở trẻ em một cách khoa học.

Cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam

Bố mẹ nên làm gì?

  • Bước 1: Giữ bình tĩnh cho con vì bị chảy máu cam có thể đáng sợ nhưng hiếm khi nghiêm trọng
  • Bước 2: Giữ trẻ bị chảy máu cam ở tư thế ngồi hoặc đứng, nghiêng đầu nhẹ về phía trước
  • Bước 3: Bóp phần nửa dưới của mũi con (phần mềm) và giữ chặt trong vòng mười phút. Nếu con bạn đủ lớn, bé có thể tự làm một mình
  • Bước 4: Thả tay ra sau 10 phút và chờ đợi, giữ im lặng. Nếu máu không ngừng chảy, lặp lại bước này. Nếu sau hơn 10 phút nữa mà máu vẫn chảy thì bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất
  • Bước 5: Sau bước sơ cứu, bạn để trẻ nằm nghỉ một lúc. Nếu nhận thấy máu cam vẫn tiếp tục chảy xuống cổ họng thì đặt trẻ nằm nghiêng. Tuyệt đối tránh để trẻ nuốt máu vì có thể gây ngộ độc, nôn mửa, khó chịu

Trường hợp trẻ bị chảy máu cam cần thông báo cho bác sĩ

  • Bố mẹ thấy con bị mất quá nhiều máu hoặc tình trạng này diễn ra nhiều lần mà không rõ nguyên nhân
  • Máu chảy ra từ miệng, bé ho hoặc nôn ra máu có màu nâu như bã cà phê
  • Khi trẻ bị chảy máu mũi, trẻ lại trông nhợt nhạt bất thường, đổ mồ hôi hoặc hoặc không phản ứng. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp này và sắp xếp để đưa bé đến phòng cấp cứu
  • Bé bị chảy máu mũi rất nhiều lần cùng với bệnh nghẹt mũi kinh niên. Điều này có nghĩa là bé có mạch máu nhỏ và dễ bị phá vỡ ở mũi hoặc trên bề mặt của niêm mạc mũi hoặc sự tăng trưởng bất thường trong hốc mũi
  • Trẻ hay bị chảy máu mũi kèm theo xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể hoặc xuất hiện máu ở trong phân, nước tiểu
  • Nếu nguyên nhân là do mạch máu, bác sĩ có thể dùng hóa chất (bạc nitrat) để cầm máu

>>> Bạn có thể quan tâm: Hiện tượng trẻ bị sốt chảy máu cam do đâu?

Nhất là khi thời tiết lạnh và hanh khô, việc trẻ hay bị chảy máu mũi thường xuyên có thể được giảm thiểu bằng các biện pháp như:

  • Sử dụng thiết bị tạo ẩm trong nhà, đồng thời kết hợp dùng mỡ kháng sinh và vaseline, nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ. Đều đặn vệ sinh mũi hằng ngày và nhắc nhở bé không nên xì mũi hay ngoáy mũi quá mạnh.
  • Đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ và nêu rõ tần suất trẻ bị chảy máu cam cho bác sĩ. Ngoài ra, cần phải thông báo cho bác sĩ nắm được liệu bé có đang dùng thuốc kháng đông, hay các loại thuốc điều trị bệnh lý khác. Từ đó, bác sĩ có thể tiên lượng liều thuốc cũng như biện pháp chữa trị thích hợp cho tình trạng này.

Chảy máu cam ở trẻ em khá phổ biến. Bạn cần nắm vững những nguyên tắc cầm máu đúng cách trên để sơ cứu bé kịp thời nếu không may trẻ gặp phải nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ thường lo lắng không biết liệu có nguy hiểm hay cảnh báo nào cho tình trạng này không. Dưới đây là những gợi ý và tư vấn của chuyên gia.

Khoang trong của mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ, khi khu vực này bị khô (hoặc bị kích thích) sẽ dẫn tới hiện tượng chảy máu.

Trẻ bị chảy máu cam có thể do các yếu tố sau:

  • Dị ứng;
  • Bé bị cảm lạnh;
  • Bé bị nhiễm trùng xoang;
  • Mũi của bé thiếu độ ẩm và những kích thích khác (ngoáy mũi, có vật lạ trong mũi, bị chấn thương mũi).
  • Thỉnh thoảng, nguyên nhân gây chảy máu có thể do trục trặc ở kết cấu mũi, ví dụ: Cấu trúc dị thường hoặc sự phát triển không bình thường ở mũi.

Tại sao trẻ chảy máu cam

Trẻ bị chảy máu cam là hiện tượng rất phổ biến

Trước tiên, bạn nên bình tĩnh, dỗ dành bé. Chảy máu cam là dấu hiệu dễ gặp nhưng hiếm khi để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bạn nên ôm bé trong lòng và khẽ nghiêng người bé, ngả về phía sau.

Tiếp đến, bạn dùng một chiếc khăn sạch, mềm thấm và dịt nhẹ vào lỗ mũi của bé. Có thể giữ động tác này trong vài phút, cho đến khi máu ở mũi bé ngừng chảy.

Cùng thời gian này, bạn có thể “gây nhiễu” sự chú ý bằng cách hát cho bé nghe, cho bé xem một cuốn sách hoặc phim hoạt hình (tùy vào độ tuổi của bé).

Sau vài phút, bạn thử kiểm tra xem bé còn chảy máu nữa không. Nếu máu còn chảy, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch, mềm khác, tiếp tục dịt vào lỗ mũi bị chảy máu cho bé. Dùng một miếng gạc mát, chườm sống mũi cho bé cũng có tác dụng giúp cầm máu.

Nếu các mẹo trên không hiệu quả, bạn nên đưa bé đi khám.

Lưu ý: không nên nghiêng người bé quá mức, không đặt bé nằm ngửa vì máu từ lỗ mũi của bé có thể chảy xuống cổ họng, gây nên vị khó chịu và làm bé bị nôn (trớ).

Cũng không nên dùng bông để cầm máu cam vì khi máu thấm vào bông sẽ làm cục bông tăng thể tích, có thể gây nghẽn ở mũi bé.

Có thể bạn quan tâm:

5 bài thuốc chữa chảy máu cam

Làm gì khi bị chảy máu cam?

Bé sơ sinh nghẹt mũi phải làm sao?

Nếu không khí trong phòng trở nên khô, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm cho bé. Không nên cho bé nhét bất kỳ vật gì vào lỗ mũi. Nếu bé có thói quen ngoáy mũi, bạn nên tìm cách giữ cho đôi tay của bé được bận rộn.

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn cho rằng bé mắc dị ứng – yếu tố có thể gây nên chứng chảy máu cam. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về dung dịch muối, để nhỏ mũi và vệ sinh mũi cho bé.

Tại sao trẻ chảy máu cam

Không để không khí quá khô nhất là trong môi trường điều hòa hay mùa đông

Thông thường, hiện tượng đổ máu cam ít nguy hiểm. Các bé dễ bị chảy máu cam trong thời tiết mùa đông, khi không khí trở nên khô và cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Bạn cũng có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của bé vào buổi sáng (do bé chảy máu cam khi ngủ).

Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám:

  • Chảy máu cam sau khi bé bị ngã hoặc do bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi. 
  • Bé bị mất khá nhiều máu do chảy máu cam. Ngay khi bạn nhận thấy việc cầm máu cho bé không thành công, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
  • Bé dùng một loại thuốc mới;
  • Bé bị chảy máu cam không ngừng.
  • Bé chảy máu cam thường xuyên.
  • Vừa chảy máu cam, bé vừa bị chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi).

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/