So sánh luật kế toán 2023 và 2003 năm 2024

Pháp lệnh kế toán và thống kê ban hành theo lệnh 06 của chủ tích nước ngày 20-5-1988 (ngay sau bắt đầu đổi mới kinh tế).

Luật Kế toán (Luật số 03/2003/ QH11) được Quốc hội khóa 11, thông qua tại kỳ họp thứ 3, ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2004.

Các văn bản dưới Luật

Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ ban hành Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh. Nghị định có 48 điều, không phân chia thành các chương.

Thụng tư số 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007, Bộ Tài chính ban hành "Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán".

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 48/2006/ QĐ-BTC ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp.

Thông tư số 72/2007/ TT-BTC ngày 27/6/2007 Bộ Tài chính ban hành "Hướng dẫn quản lý và đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán".

Quyết định số 94/2007/QĐ -BTC ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành "Quy chế thi, cấp chứng chỉ Kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán".

Thông tư 244/2009/TT-BTC "Sửa đổi, bổ sung Chế độ Kế toán doanh nghiệp".

Các luật và văn bản quy phạm pháp luật và chế tài về kế toán

Luật Ngân sách 2002

Luật doanh nghiệp

Luật quản lý thuế

Cỏc luật chuyên ngành: KD bảo hiểm, phá sản, cạnh tranh, chứng khoán....

Luật kế toán ban hành

Sau: Cải cảch hệ thống kế toán Việt nam

Đã hình thành đầy đủ cả 3 loại hình kiểm toán

Sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Tích cực đàm phán để ra nhập WTO

Trước:

Luật dân sự sửa đổi

Luật đầu tư

Luật cạnh tranh

Những nội dung cần rà soàt

Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, côn khai minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân, Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Kế toán, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 12/2003/L-CTN ngày 26/6/2003. Luật Kế toán được ban hành là một bước tiến mới trong việc củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán của Việt Nam, là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi hoạt động về kế toán của mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnh vực hoạt động, là cầu nối quan trọng giữa kế toán Việt Nam với kế toán khu vực và thế giới, góp phần tích cực trong việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật kinh tế, tài chính Việt Nam.

Luật Kế toán được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tế 15 năm thực hiện Pháp lệnh Kế toán và Thống kê và thực trạng hoạt động kế toán hiện nay, kế thừa những mặt tích cực, những quy định còn phù hợp của Pháp lệnh và đồng bộ với nội dung các luật hiện hành.

Luật Kế toán được soạn thảo theo hướng phải vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa dự kiến được xu hướng phát triển hoạt động kế toán trong tương lai, tham khảo chọn lọc nội dung Luật Kế toán các nước, các chuẩn mực, nguyên tắc, thông lệ kế toán quốc tế mà nhà nước ta đã thừa nhận và phù hợp với tiến trình hội nhập giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, nhưng phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Kế toán được xây dựng theo phương án luật chi tiết, có thể căn cứ vào luật để thực hiện.

Về tổng thể

Luật kế toán có kết cấu 7 chương 64 điều: Về cơ bản như vậy là hợp lý

Nội dung của Luật:

Nội dung chưa bao trùm các hoạt động

Chưa tính hết những phát sinh và biến động của nền kinh tế -xã hội

Chưa thể hiện đầy đủ các cam kết WTO

Còn có khoảng cách nhất định với thông lệ và nguyên tắc quốc tế về kế toán (Nguyên nhân do thể chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế).

Những nội dung cần rà soát

1. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật Kế toán quy định phạm vi điều chỉnh bao gồm nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.

Luật Kế toán quy định đối tượng áp dụng Luật là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN và không sử dụng kinh phí NSNN; doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam kể cả hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, chi nhánh, văn phòng đại diện của nội dung nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; người làm kế toán và người khác có liên quan đến kế toán. Riêng đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác, Chính phủ quy định cụ thể nội dung công tác kế toán theo những nguyên tắc cơ bản của Luật Kế toán.

Quy định như vậy là khó phù hợp với đặc điểm, trình độ của nền kinh tế và thể chế chính trị Việt nam.

Nói một cách ngắn gọn là đối tượng áp dụng gồm tất cả các tổ chức có hoạt động tài chính.

2. Về nhiệm vụ, yêu cầu và đối tượng của kế toán

Luật Kế toán đặt nhiệm vụ kế toán đúng bản chất và vị thế đích thực của kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán; kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp thanh toán nợ; kiểm tra việc xử lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán; phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán; cung cấp thông tin, số liệu kế toán phục vụ công khai, minh bạch hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị.

Luật Kế toán xác định yêu cầu kế toán phải là công cụ để phản ánh, tính toán, phân tích và giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh, mọi thông tin, số liệu kế toán một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống.

Đối tượng kế toán quy định trong Luật Kế toán phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, gồm: hoạt động thu, chi NSNN, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN, đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN, hoạt động kinh doanh, hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính.

3. Những nguyên tắc kế toán cơ bản được luật hóa trong luật kế toán

Hạch toán kế toán không chỉ là khoa học quản lý, phương pháp nghiệp vụ về tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp và truyền tải thông tin kinh tế, mà còn chứa đựng những nguyên tắc, những chuẩn mực và thông lệ được thừa nhận trong thực tế và không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà có thể trong khu vực hoặc ở nhiều nước trên thế giới. Nguyên tắc kế toán được luật hóa sẽ trở thành căn cứ pháp lý để điều chỉnh và chế tài hoạt động kế toán và các mối quan hệ có liên quan đến kế toán. Luật Kế toán quy định 6 nguyên tắc kế toán cơ bản gồm: nguyên tắc giá gốc, nhất quán, khách quan, công khai, thận trọng và tuân thủ mục lục NSNN. ở đây xin trình bày một số nguyên tắc đã luật hóa :

Trước hết: Nguyên tắc mang tính bản chất của kế toán là thông tin thực hiện (Có thể hiểu đó là nguyên tắc khách quan). Kế toán thu thập, xử lý, tổng hợp những thông tin thực tế (không phải là thông tin kế hoạch hay dự báo, ước toán) về hoạt động kinh tế - tài chính. Thông tin thực hiện phản ánh các hoạt động kinh tế - tài chính đã diễn ra, đã kết thúc và đã hoàn thành. Luật kế toán quy định những thông tin được kế toán cung cấp phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực hiện trạng và bản chất hoạt động kinh tế - tài chính. Đó cũng là những yêu cầu kế toán mà Luật Kế toán qui định tại Điều 6, chỉ có trên cơ sở những thông tin như vậy, kế toán mới làm tròn được chức năng phản ánh kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính, giúp cho việc phân tích đánh giá và đề ra các quyết định cần thiết của các cấp quản lý, các chủ thể và đối tượng có liên quan.

Thứ hai: Nguyên tắc mang tính tiên quyết của kế toán là nguyên tắc chứng từ kế toán. Nói một cách đầy đủ là mọi số liệu kế toán ghi trên sổ kế toán và báo cáo kế toán phải có chứng từ kế toán để chứng minh. Chứng từ kế toán chính là bằng chứng bằng giấy tờ chứng minh hoạt động kinh tế - tài chính đã diễn ra, đã kết thúc và đã hoàn thành. Luật quy định: “thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán” (khoản 3, Điều 27) và nghiêm cấm việc “giả mạo, khai man… hoặc cố ý, thỏa thuận, ép buộc người khác cung cấp xác nhận thông tin kế toán sai sự thật” (khoản 1&2, Điều 14). Để chứng từ kế toán là bằng chứng tin cậy, đầy đủ cho thông tin kế toán, đòi hỏi “các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho mỗi nghiệp vụ kế toán tài chính” (khoản 1, Điều 19). Đồng thời, chứng từ kế toán có giá trị được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán phải là chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Luật Kế toán đã quy định những vấn đề này trong các Điều 18, 19, 20.

Chứng từ kế toán hợp pháp: là chứng từ có đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1,2 Điều 19 theo các tiêu chí của chứng từ, đồng thời phải có đủ chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có trách nhiệm, quyền lợi liên quan đến nghiệp vụ kinh tế.

Chứng từ kế toán hợp lệ: là chứng từ “được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời chính xác, không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa, viết bằng mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo…” (khoản 2&3, Điều 19). Có thể nói rằng, chứng từ là nguyên tắc mang tính tiên quyết của kế toán và có tính pháp lý rất cao, được quy định trong mục I, chương II, Luật Kế toán.

Thứ ba: Nguyên tắc giá gốc hay còn gọi là nguyên tắc tài sản được tính theo giá gốc, có nghĩa là giá khi mua sắm, xây dựng, lắp rắp đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đây là căn cứ quan trọng để xem xét, đánh giá hoạt động kinh tế - tài chính và đề ra các quyết định cần thiết. Luật Kế toán quy định: “Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (khoản 1, Điều 17).

Thứ tư: nguyên tắc nhất quán: chất lượng và mức độ tin cậy của thông tin kế toán ít nhiều phụ thuộc vào việc chọn lựa và áp dụng các quy định và phương pháp kế toán.

- Để tiến hành kế toán, bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định của luật pháp, các chuẩn mực kế toán quốc gia, đơn vị kế toán có quyền lựa chọn các quy định, các phương pháp kế toán trong khuôn khổ luật pháp và chuẩn mực kế toán phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý của mình như: quy định về sổ kế toán, về mức độ chi tiêu của tài khoản, của sổ kế toán, của chỉ tiêu trên báo cáo kế toán, phương pháp đánh giá hàng tồn kho; tính, trích khấu hao tài sản cố định; tính, trích dự phòng; đánh giá sản phẩm dở dang… việc lựa chọn các phương pháp và quy định kế toán để áp dụng thuộc quyền của đơn vị kế toán, nhưng luật quy định phải nhất quán ít nhất là trong 1 kỳ kế toán (năm); trường hợp có sự thay đổi về quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo (khoản 2, Điều 7). Đồng thời, khi lựa chọn và sử dụng “phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị kế toán” (khoản 6, Điều 7).

- Tuân thủ các quy định mang tính nguyên tắc nhất quán sẽ cho phép có được thông tin kế toán có khả năng so sánh và đảm bảo tính đồng nhất trong xác định các chỉ tiêu của kế toán.

4. Về đơn vị tính, chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán

Luật Kế toán quy định đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán bắt buộc phải là đồng Việt Nam (ký hiệu là “đ”, hoặc “VNĐ”). Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước hoặc do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm quy đổi, đồng thời cũng cho phép khi phát sinh loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì được quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam. Mặt khác, đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định là đơn vị tiền tệ để kế toán, nhưng lập báo cáo tài chính sử dụng ở Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do NHNN công bố tại thời điểm khoá sổ, lập báo cáo tài chính. Điều này bị hướng dẫn làm méo mó trong Thông tư 244

Khi cần sử dụng đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động thì phải sử dụng đơn vị đo lường chính thức của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Luật Kế toán cũng quy định chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt; trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên tài liệu kế toán thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Riêng chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, nhưng khi trên chứng từ, sổ kế toán và báo cáo tài chính thì phải tuân thủ sau chữ số hàng nghìn, triệu tỷ, nghìn tỷ, tỷ tỷ thì đặt dấu chấm (.); sau chữ số hàng đơn vị nếu còn số lẻ thì đặt dấu phẩy (,).

5. Về kỳ kế toán

Theo pháp luật về kế toán từ trước đến nay thì kỳ kế toán năm phải thống nhất với năm dương lịch là từ 01/01 đến 31/12. Nhưng theo thông lệ quốc tế và thực tế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã cho phép doanh nghiệp, các đơn vị có đặc thù riêng về hoạt động thực hiện kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn. Do vậy, Luật Kế toán quy định là ngoài kỳ kế toán năm từ 01/01 đến 31/12 còn cho phép đơn vị chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn. Kỳ kế toán quí là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quí này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quí trước năm sau; kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

Luật Kế toán cho phép doanh nghiệp mới thành lập thì kỳ kế toán năm đầu tiên tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quí, kỳ kế toán tháng theo qui định. Các đơn vị kế toán còn lại kỳ kế toán năm đầu tiên tính từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quí, kỳ kế toán tháng. Riêng đơn vị kế toán khi chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản thì kỳ kế toán năm cuối cùng tính từ ngày đầu kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng đến hết ngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.

6. Về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết

Việc chi kế toán tài chính và kế toán quản trị là dựa vào phương pháp thực hiện, mức độ tổng hợp, chi tiết, mục đích và đối tượng kinh tế, tài chính bằng các báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin, có quan hệ hoặc có lợi ích kinh tế với đơn vị kế toán. Thông tin kế toán tài chính cần và có thể công khai. Kế toán quản trị dùng chủ yếu để phục vụ cho việc quản trị, điều hành của nội bộ đơn vị kế toán. Mức độ chi tiết, phương pháp kế toán quản trị của mỗi đơn vị không hoàn toàn giống nhau, mà phụ thuộc vào yêu cầu và năng lực quản lý của từng đơn vị. Các đơn vị không bắt buộc phải công khai thông tin kế toán quản trị.

Luật Kế toán quy định kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết phải thu thập và xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể. Kế toán chi tiết minh hoạ cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.

Kế toán quản trị là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động.

Quy định này là cần thiết , nhưng trên thực tế chưa có sự hướng dẫn đầy đủ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm triển khai

7. Về chứng từ kế toán

Luật Kế toán xác định khái niệm chứng từ kế toán khá rộng phù hợp với sự phát triển công nghệ thông tin. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán; tất cả các chứng từ phải đảm bảo đủ các nội dung chủ yếu và phải lập theo đúng qui định. Một số quy định đáng chú ý là:

Thứ nhất: Chứng từ điện tử

Xu thế phát triển tất yếu của thương mại điện tử trên thế giới thể hiện qua tốc độ phát triển của thương mại điện tử và đã đem lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và Chính phủ. Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM phấn đấu thực hiện “thương mại phi giấy tờ” vào năm 2010. Hiện nay, ở nước ta về pháp lý các hình thức thông tin điện tử chỉ đề cập ở Luật Thương mại (Điều 49) quy định về điện báo, telex, fax. Nghị định 44/2002/NĐ-CP ngày 21/3/2002 của Chính phủ thừa nhận các yếu tố của chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong thanh toán của hệ thống ngân hàng. Luật Kế toán quy định chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có đầy đủ các nội dung quy định cho chứng từ kế toán và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hoá và không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng vi tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán. Chứng từ điện tử phải in ra giấy để lưu trữ như tài liệu kế toán khác.

Cần tính toán và quy định thêm phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin

Thứ hai: Hoá đơn bán hàng

Các luật thuế đã quy định hoá đơn bán hàng là căn cứ để xác nhận quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ; là căn cứ để tính, kê khai, khấu trừ thuế và quyết toán thuế. Do vậy, việc quy định chi tiết các loại hoá đơn bán hàng, nội dung lập, giao hoá đơn cho người mua, tổ chức in, phát hành, sử dụng hoá đơn bán hàng là hết sức cần thiết.

Luật Kế toán quy định tổ chức, cá nhân khi bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hoá đơn bán hàng giao cho khách hàng. Trường hợp bán lẻ hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ dưới mức tiền qui định mà người mua không yêu cầu thì không phải lập hoá đơn bán hàng. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp bán hàng và mức tiền bán hàng không phải lập hoá đơn bán hàng.

Thứ ba: Ký chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền ký hoặc người được uỷ quyền ký. Người được uỷ quyền ký chứng từ kế toán phải do người có quyền ký uỷ quyền. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán trước khi ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.

8. Về tài khoản kế toán và sổ kế toán

Luật Kế toán quy định tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Mỗi đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống tài khoản là bảng kê các tài khoản dùng cho đơn vị kế toán được mở theo từng đối tượng kế toán. Các đơn vị kế toán được phép căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để lựa chọn, áp dụng một hệ thống tài khoản kế toán phù hợp và được mở chi tiết các tài khoản kế toán phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị. Trường hợp lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán khác với nội dung hệ thống tài khoản kế toán quy định thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

Luật Kế toán quy định sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Sổ kế toán phải đảm bảo tính pháp lý quy định. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán, tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày tháng năm khoá sổ; số trang; đóng dấu giáp lai; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật; số trang, đóng dấu giáp lai. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính qui định để lựa chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị. Đơn vị được cụ thể hoá các sổ kế toán đã lựa chọn để phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị. Luật Kế toán cũng quy định cụ thể việc mở sổ, ghi sổ, khoá sổ kế toán và ba phương pháp sửa chữa sổ kế toán khi ghi sổ bằng tay và ghi sổ bằng máy vi tính.

9. Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng giúp người quản lý đơn vị phân tích, đánh giá đề ra giải pháp quản lý phù hợp. Do vậy, Luật Kế toán quy định cụ thể một số nội dung về báo cáo tài chính như sau:

Một là: các loại báo cáo tài chính

- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi NSNN, hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN và tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN, gồm:

+ Bảng cân đối tài khoản;

+ Báo cáo thu, chi;

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính;

+ Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, gồm:

+ Bảng cân đối kế toán;

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Cần quy định thêm các thông tin khác trên báo cáo thường niên

Hai là: thời hạn nộp báo cáo tài chính

Thời hạn nộp báo cáo tài chính đối với từng cấp quản lý, từng lĩnh vực hoạt động thường khác nhau, Luật Kế toán chỉ quy định khung thời hạn nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là chín mươi ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Chính phủ sẽ quy định cụ thể về thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách cho từng lĩnh vực hoạt động và từng cấp quản lý.

Ba là: công khai báo cáo tài chính

Luật Kế toán quy định nội dung công khai báo cáo tài chính phải phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động, bao gồm:

- Đơn vị kế toán thu, chi NSNN công khai tổng quyết toán thu, chi NSNN năm.

- Đơn vị kế toán hành chính sự nghiệp, tổ chức khác có sử dụng kinh phí NSNN công khai tổng quyết toán thu, chi NSNN năm và các khoản thu, chi tài chính khác.

- Đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân công khai mục đích hoạt động và sử dụng vốn đóng góp, đối tượng đóng góp và mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.

- Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, công khai: tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản; kết quả hoạt động kinh doanh; trích lập và sử dụng các quỹ, thu nhập của người lao động.

Luật Kế toán quy định cách thức công khai như phát hành ấn phẩm, thông báo bằng văn bản, niêm yết, các hình thức khác và thời hạn công khai báo cáo tài chính.

10. Về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

Tài liệu kế toán gồm chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu kế toán khác có liên quan đến kế toán. Yêu cầu bảo quản tài liệu kế toán phải đầy đủ, an toàn, thuận tiện sử dụng và lưu trữ. Trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận. Tài liệu kế toán khi đưa vào lưu trữ phải là bản chính.

Tuy nhiên trong thực tế tài liệu kế toán gồm nhiều loại có giá trị pháp lý, giá trị kinh tế và giá trị thông tin rất khác nhau và thời hạn lưu trữ cũng phải khác nhau, có thể là 5 năm, 10 năm hoặc vĩnh viễn. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu pháp lý, vừa phải đáp ứng nhu cầu thông tin, yêu cầu phân định các quyền và nghĩa vụ kinh tế, vừa phải đảm bảo tính hiệu quả của công tác lưu trữ, giảm thiểu chi phí, công sức lưu trữ tài liệu không hoàn toàn cần thiết.

Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ và thủ tục tiêu huỷ tài liệu lưu trữ.

11. Về tổ chức bộ máy kế toán, về người được làm kế toán và người không được làm kế toán

Luật Kế toán quy định đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê người làm kế toán. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng, trường hợp đơn vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phục trách kế toán hoặc thuê kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị kế toán có tổ chức bộ máy nhiều cấp thì mỗi cấp cũng phải có bộ máy kế toán từng cấp và bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng theo từng cấp. Luật Kế toán quy định người làm kế toán phải là những người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán, được đào tạo chuyên ngành về kế toán, người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ kế toán. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

Luật Kế toán quy định những người không được làm kế toán, gồm:

- Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào các cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính;

- Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hay quyết định của toà án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xoá án tích.

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của những người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán (kể cả kế toán trưởng) không được làm kế toán trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN và tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN.

- Thủ kho, thủ quỹ, người mua bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác có sử dụng kinh phí NSNN và tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN.

Nhiều khỏi niệm mới về loại hình doanh nghiệp đó thay đổi, cần có quy định rừ hơn

11. Về tiêu chuẩn, điều kiện và quyền của kế toán trưởng

12.

Luật Kế toán quy định chức nghiệp kế toán trưởng đặt ở tất cả các đơn vị kế toán, nhưng tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của đơn vị mà đòi hỏi người làm kế toán trưởng phải có năng lực tương xứng. Hiện nay, hầu hết kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan Nhà nước ở cấp tỉnh trở lên đều có trình độ đại học. Ngược lại, kế toán trưởng ở doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ở cấp huyện, xã cơ quy mô hoạt động không lớn thì chưa thể và cũng chưa thực sự cần thiết phải đạt trình độ đại học. Do đó, căn cứ quy mô, lĩnh vực hoạt động để quy định tiêu chuẩn đại học hoặc trung học là chưa phù hợp. Mặt khác, trong kinh tế thị trường, do đòi hỏi của công việc, bản thân từng đơn vị trong việc bổ nhiệm và tuyển dụng kế toán, kế toán trưởng phải tự đặt ra những tiêu chuẩn, điều kiện nghiệp vụ phù hợp với công tác kế toán của đơn vị mình. Do vậy Luật Kế toán quy định tiêu chuẩn và điều kiện cho người làm kế toán trưởng phải là:

- Đủ tư cách, đạo đức nghề nghiệp;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ bậc Trung cấp trở lên;

- Thời gian công tác thực tế về kế toán từ 2 năm trở lên đối với người có trình độ đại học, ba năm đối với người có trình độ kế toán bậc trung cấp.

- Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưìng kế toán trưởng.

Luật Kế toán quy định kế toán trưởng có trách nhiệm:

- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;

- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;

- Lập báo cáo tài chính.

Luật Kế toán quy định kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ kế toán, đối với kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN và doanh nghiệp nhà nước ngoài có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kinh tế còn có thêm các quyền:

- Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;

- Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;

- Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;

- Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị. Trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định hoặc cơ qua nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

Một số quy định không thực tế, khó có tính khả thi

13. Về hành nghề kế toán và chứng chỉ hành nghề kế toán

Hành nghề kế toán được quy định trong Luật Kế toán thể hiện hoạt động kế toán là một nghề độc lập. Trong nền kinh tế thị trường hành nghề kế toán được coi như các loại hành nghề khác (hành nghề luật sư, hành nghề y, dược…) Luật Kế toán quy định tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định có quyền hành nghề kế toán. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán theo pháp luật Việt Nam. Người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan Nhà nứoc có thẩm quyền cấp. Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà có thẩm quyền cấp.

Luật Kế toán quy định chứng chỉ hành nghề kế toán được cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài như sau:

- Công dân Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện: có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về tài chính, kế toán từ bậc đại học và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ năm năm trở lên; đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.

- Người nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải là người được phép cư trú tại Việt Nam; có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán viên công chứng do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận; đạt kỳ thi sát hạch về luật pháp, kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.

Để triển khai thực hiện quy định này Bộ Tài chính đó soạn thảo các để quy định cụ thể chương trình đào tạo, hội đồng thi tuyển, thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán. Trong tương lai nên quy định việc này cho Hội nghề nghiệp

14. Về thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng

Luật Kế toán quy định đơn vị kế toán được ký hợp đồng thuê doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán, làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng. Đơn vị thuê làm kế toán có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ theo thoả thuận.

Người được thuê làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ hành nghề kế toán và phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định cho người làm kế toán. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc người được thuê làm kế toán, làm kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán trong phạm vi thoả thuận trong hợp đồng.

Người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán mới được làm thuê dịch vụ kế toán, làm thuê kế toán trưởng.

15. Về xử lý vi phạm về kế toán

Luật Kế toán quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kế toán thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi pham mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Các hành vi vi phạm gồm:

- Giả mạo khai gian, thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai gian tài liệu kế toán;

- Cố ý, thoả thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;

- Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc liên quan đến đơn vị kế toán;

- Huỷ bỏ tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ qui định tại Điều 40 của Luật Kế toán;

- Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền;

- Lợi dụng chức quyền đe doạ, trù dập người làm kế toán về thực hiện công việc kế toán;

- Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho hoặc thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể;

- Bố trí người làm kế toán, làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại các Điều 50, 53 của Luật Kế toán.

- Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật nghiêm cấm:

Như vậy, Luật Kế toán – văn bản pháp luật cao nhất về kế toán, khi có hiệu lực thi hành sẽ tạo ra một bước tiến mới về chất lượng trong việc thống nhất quản lý, điều hành công tác kế toán, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động kế toán góp phần lành mạnh hoá hoạt động kinh tế – tài chính trong cả nước. Cùng với quá trình cải cách kinh tế, tài chính để phát triển đất nước, sự ra đời của Luật Kế toán sẽ bảo đảm cho kế toán trở thành công cụ quản lý hữu hiệu trong việc sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của quốc gia, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.