Sách kinh dịch là gì

Sách cổ nhìn chung đều được viết theo kiểu chia chương, hồi. Chu Dịch thì khác hẳn, đơn vị cấu thành cơ bản của nó là quẻ tượng. Mỗi quẻ tương đương như một chương, hồi trong các loại sách cổ khác. Thế thì tại sao lại gọi là “quái” [quẻ]? Trong lịch sử có vài cách giải thích khác nhau. Ví dụ, Chu Dịch đã được Khổng Dĩnh Đạt ngưòi nhà Đường dựa theo cách nói trong “Dịch vĩ” của nhà Hán, “dĩ quái vi quái”, ý nói là treo quẻ tượng lên cao để cho mọi người cùng xem. Về sau, Dương Thận của triều Minh cho rằng, chữ “quải” đồng âm với chữ “quái”[1], vì thế đã lấy chữ “quải” để giải thích cho chữ “quái”, ông nói: “người cổ xưa chế ra luật, tạo ra dụng cụ đong đo, 64 đấu gọi là một quải, 64 tượng có tên gọi chung là quái”. Ở đây tuy có sự trùng hợp 64 con số, song cũng không thể giải thích Bát quái tại sao cũng được gọi là quái. Nếu đem so sánh thì cách nói của nhà Dịch học Trương Huệ Ngôn người nhà Thanh là đáng tin hơn cả. Trong “Nghi lễ – Sĩ quan lễ” có viết một câu: “quái giả tại tả”. Trịnh Huyền người nhà Hán đã lý giải như sau: “quái giả, hữu tư chử thư địa thức bát giả”. Trương Huệ Ngôn đã dựa vào điểm này, ông cho rằng: “thư địa thức bác vị chi quái”, nghĩa là: Khi bói toán, mỗi khi được một hào [2] là viết ngay lên mặt đất để cho dễ nhớ, đây chính là quái. Cho nên chữ “quái” là do hai chữ “thổ” và một chữ “bốc” tạo thành. Loại lý giải trên của họ Trương có đủ dữ liệu của văn hiến và của văn tự [chữ viết], rất đáng tin cậy, tuy trước đó chưa có ai lý giải như vậy song cách lý giải này rất phù hợp với nghĩa gốc của chữ “quái”. Toàn bộ cuốn sách Kỉnh Dịch gồm 64 quẻ tạo thành. Trong 64 quẻ lại chia thành hai bộ phận trước và sau. Từ quẻ thứ nhất đến quẻ thứ 30 là bộ phận trước, gọi là thượng thiên; từ quẻ thứ 31 đến quẻ thứ 64 là bộ phận sau, gọi là hạ thiên. Phương pháp phân chia này chí ít cũng đã xuất hiện ở thời đại Chiến Quốc. Vì vào năm đầu triều Tây Tấn của thời Chiến Quốc, khi khai quật lăng mộ của Nguỵ Nang Vương, người ta đã thu được Kinh Dịch, Kinh Dịch lúc đó đã được chia thành hai thiên.

Kinh Dịch tuy do 64 quẻ tạo thành, song nền tảng của 64 quẻ lại là Bát quái. Trong “Chu lễ”, Bát quái được gọi là Kinh quái, 64 quái gọi là Biệt quái. Bát quái là chỉ: Càn, Khôn, Chấn, Cấn, Khảm, Li, Đoài, Tốn ; được phân biệt tương ứng với các nét vẽ:

Có thể thấy rõ, quẻ theo hình vẽ tuy; có tám loại song các ký hiệu cơ bản cấu thành nó chỉ có hai loại, đó là — và – -. Nét gạch ngạng dài [—] tượng trưng cho dương, hai nét gạch ngang ngắn đứt đoạn [- -] tượng trưng cho âm. Hai loại, nét gạch ngang này là hai đơn vị cơ bản của hệ thống ký hiệu quẻ hình [quẻ theo hình vẽ] tạo thành bộ sách Kinh Dịch. Bát quái đều là quẻ có 3 nét vẽ, nghĩa là mỗi một quẻ đều do nét [ — ] và nét [ – – ] chồng 3 vạch lên nhau tạo thành. Trong đó ngoài quẻ Càn có chồng ba nét gạch ngang dài [—] và quẻ Khôn chồng 3 nét gạch ngang đứt [ – – ] ra, 6 quẻ còn lại đều do các nét [—] và [ – – ] theo các phương thức chồng lên nhau khác nhau tạo thành. Học sinh bậc tiểu học nhìn chung khó nhớ được nét vẽ của mỗi quẻ. Nhà đại triết học Chu Hy người nhà Tống, từ trong cuốn sách “Chu Dịch bản nghĩa”, đã ghi lại bài vè chọn Bát quái, giúp cho mọi người dễ thuộc cách nhớ quẻ hình. Bài hát chọn quẻ hình như sau:

Càn tam liên [Càn ba nét liền]

Khôn lục đoạn [ Khôn sáu nét đứt]

Chấn ngưỡng vu [Chấn ngẩng cổ lọ]

Cấn lữ uyển [Cấn che bát úp]

Li trung hư [Li giữa đứt đoạn]

Khảm trung mãn [Khảm giữa liền đầy ]

Đoài thượng khuyết [Đoài trên khuyết]

Tôn hạ đoạn [Tôn dưới đứt]

Trong đó, một số chữ đứng trước câu hát là tên quẻ, hai chữ sau là sự miêu tả một cách hình tượng sinh động của quẻ hình đó.

Nói theo cách nói truyền thống, Bát quái tượng trưng cho 8 loại sự vật trong giới tự nhiên. Cụ thể hơn: Càn là trời, Khôn là đất, Chấn là lôi [sấm], Tốn là phong [gió], Khảm là thuỷ [nước], Li là hoả [lửa], Cấn là sơn [núi], Đoài là trạch [ao, hồ]. Có người còn cho rằng, các quẻ hình trên chính là 8 hình chữ cổ tượng trưng cho 8 loại trong thế giới tự nhiên. Ví dụ: quái Càn là chữ “thiên” trong cổ văn, quái Khôn là chữ địa trong cổ văn, v.v… Ngoài ra, Bát quái còn có một số ý nghĩa tượng trưng đặc biệt hoặc tính chất đặc biệt, ví dụ: Càn là khoẻ mạnh, Khôn là thông thuận, Chấn là tiếng động, Tốn là nhập vào, Khảm là hãm, Li là tươi đẹp, Cấn là dừng, Đoài là nói, v.v… Có rất nhiều trường hợp Dịch Truyện dùng ngay cách lý giải trên để giải thích Chu Dịch.

Bình phương 8 quẻ [Bát quái] lên thành 64 quẻ. Bát quái, mỗi quẻ có 3 nét ngang chồng lên nhau; Lục thập tứ quái [64 quẻ ], mỗi quẻ có 6 nét ngang chồng lên nhau. Do đó, mỗi quẻ trong tổng số 64 quẻ đều có thể phân chia thành: hạ quái và thượng quái. Hạ quái và thượng quái có 8 cái giống nhau, đây chính là do 8 x 8 quẻ tạo thành, song chúng vẫn mang tên gọi cũ. Ví dụ:         [Càn hạ và Càn

thượng] là quẻ Càn, [Khôn hạ và Khôn thượng] là quẻ Khôn, v.v… 56 quẻ còn lại, quẻ hạ và quẻ thượng không giống nhau. Các tác giả của Kinh Dịch đã đặt cho chúng tên gọi khác. Ví dụ: hạ quái là Càn, thượng quái là Khôn, là quẻ Thái [Thái quái]; hạ quái là Càn, thượng quái là Ly, là quẻ Đại hữu [Đại hữu quái], v.v… Sự xuất hiện của 64 quẻ đã đánh dấu mốc hoàn thành cơ bản về kết cấu bộ Kinh Dịch.

Như đã trình bày ở trên, đơn vị cấu thành cơ bản của bộ sách Kinh Dịch là quái. Vậy thì mỗi một quẻ [quái] bao hàm những nội dung gì? Nói cụ thể hơn, mỗi một quẻ gồm có 4 hạng mục, đó là quẻ tượng, quẻ danh, quẻ từ và hào từ. Chúng ta có thể lấy quẻ Càn để làm ví dụ thuyết trình. Nguyên văn quẻ Càn như sau:

Càn, Nguyên hanh, lợi trinh

– Sơ cửu, tiền long vật dụng

– Cửu nhị, kiến long tại điền, lợi kiến đại nhân.

– Cửu tam, quân tử chung nhật Càn Càn, tịch thích nhược, lợi, vô cữu.

– Cửu tứ, hoặc việt tại uyên, vô cữu.

– Cửu ngũ, phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân.

– Thượng cửu, cang long hữu hốỉ.

– Dụng cửu, kiến quần long vô thủ, cát.

Càn là do 6 ký hiệu tạo thành, chính là quái tượng của quẻ này, như ví dụ chúng ta đã đề cập, chúng được tạo bởi hai lần ba nét của quẻ Càn chồng lên nhau, Sáu nét vẽ ngang trên gọi là hào, vì thế chúng ta có thể nói, mỗi quẻ đều do 6 hào hợp thành, cả 6 nét hào này, mỗi nét có một tên gọi riêng, kể từ dưới lên trên theo thứ tự gọi là: Sơ, nhị, tam, tứ, ngũ, thượng. Do đơn vi cơ bản cấu thành quẻ tượng có hai loại là nét [ — ] yà nét [ – – ] nên để dễ phân biệt, Kinh Dịch đã gọi nét ngang liền [ — ] là Cửu và nét ngang đứt [ – – ] là Lục. Tên gọi này ra đời khá muộn, ước chừng ra đời sớm nhất là vào thời kỳ Chiến Quốc. Có được sự ước đoán như vậy là vì trong “Tả truyện” ghi chép lại thời kỳ Xuân Thu, khi mọi người dùng Kinh Dịch để xem bói, chưa thấy có cách gọi tiện lợi này. Thế thì tại sao lại dùng cửu, lục làm tên gọi thay thế cho [ — ] và [ – – ] ? Điều này tới nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất. Có ý kiến còn cho rằng nó có liên quan tới pháp thuật của thầy mo. Nhờ có những quy định trên nên toàn bộ đều do 6 nét hào ngang liền [ — ] của quẻ Càn tạo thành tên gọi, theo thứ tự ngược từ dưới lên trên là: Sơ cửu, cửu nhị, Cửu tam, cửu tứ, cửu ngũ, Thượng cửu.

Chính vì lẽ đó, quẻ tượng [biểu tượng của quẻ] luôn được đặt ở vị trí đầu quẻ. Một mặt, có thể là do nó được ra đời sớm nhất so với các bộ phận khác của Kinh Dịch; mặt khác, cũng là vì nó là cơ sở của một quẻ hoàn chỉnh. Đứng phía sau biểu tượng là văn tự để thuyết minh nó. Phía sau biểu tượng là chữ “Càn”, đây là tên của quẻ, sau chữ Càn là “nguyên hanh, lợi tinh”, thì là ngôn từ của quẻ, dùng để thuyết minh những nội dung cơ bản và những đặc điểm cơ bản của quẻ. Ban đầu, quái từ [ngôn từ của quẻ] được gọi là Thoán từ [ngôn ngữ viết theo quẻ bói gọi là [Thoán], nhưng từ triều đại nhà Đường trở về sau được đổi thành quái từ, càng làm cho ta dễ hiểu hơn. Bộ phận phía sau của quái từ là hào từ. Phía trước mỗi một hào từ đều có hào đề, ví dụ: sơ cửu, cửu nhị. Bởi vì, mỗi quẻ có 6 hào, nên cũng có 6 dải hào từ. Hào từ dùng để nói rõ nội dung và tính chất của mỗi hào. Vì do vị trí và tính chất của các hào khác nhau, cho nên hào từ cũng khác nhau. Ví dụ, quẻ Càn: sơ cửu, hào từ là “tiềm long vật dụng” [rồng ẩn thì không tác dụng gì]; hào từ của thượng cửu là “cang long hữu hối”, v.v…

Độc giả nhất định phát hiện được, ngoài 6 hào của quẻ Càn ra còn có một nội dung của “thượng cửu”. Tương tự như vậy, ngoài 6 hào của quẻ Khôn ra, cũng còn có “dụng lục”. Và 62 quẻ còn lại không có hiện tượng trên, đó là đặc điểm riêng của hai quẻ Càn và Khôn, [toàn bộ do [ — ] và [ – –    ] tạo ra], đồng thời nó còn liên quan tới cả phương pháp bói toán trong Kinh Dịch. Các chữ đứng sau “dụng cửu” và “dụng lục” không được gọi là hào từ, bởi vì chúng không nói rõ được một hào cụ thể nào.

Biểu tượng của 64 quẻ trong Kinh Dịch đều do [ — ] và [ – – ] cấu thành. Trong đó, ngoài hai quẻ Càn, Khôn đều do toàn bộ 6 hào [ — ] hoặc 6 hào [ – – ] tạo ra, 62 quẻ còn lại trong mỗi một biểu tượng đều bao hàm cả [ — ] lẫn [- -], chẳng qua chỉ là khác nhau về vị trí và số lượng mà thôi. Tên gọi của mỗi một hào đều do tính chất và vị trí của chúng quyết định. Kinh Dịch có cả thảy 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, 64 nhân 6, tổng cộng có 384 hào, tương ứng có 384 hào từ.

[Theo Dịch học toàn tập của Chu Bá Côn – Nxb văn hóa thông tin]

Kinh dịch là tập đại thành của văn hóa Âm Dương Trung Hoa thời thượng cổ, Kinh dịch đem cát hung của hết thảy các hiện tượng tự nhiên và nhân sự quy vào hệ thống 64 quẻ do hai Hào Âm Dương hợp thành. Bởi thế, người tự học Kinh dịch, chỉ khi hiểu cái lý của Âm Dương, mới nắm vững được cơ sở tư tưởng của Kinh Dịch, thì mới phân tích được mô hình dự báo của Kinh dịch.

Kinh Dịch cho ta bài học về tự cường bất tức, kiên nhẫn, luôn lo việc tu thân, luyện tài đức, mỗi ngày tiến một chút, để gặp thời thì giúp nước, không bao giờ từ bỏ trách nhiệm, không cầu danh lợi.

1. Ý nghĩa của tên sách Kinh Dịch

Kinh Dịch xưa nay được gọi là “thiên cổ kì thư”. Kinh Dịch thật lạ lùng, ai cũng ngưỡng mộ nó, đề cao nó, háo hức tìm đến nó, rồi đọc ngấu nghiến. Rơi vào một rừng chữ nghĩa “mông lung, xa lạ”, luôn nêu quyết tâm không chịu bó tay, để tỏ rõ không chịu thua kém mọi người, nhưng rồi vẫn thấy thật là khó nhằn. Không ít bậc “thức giả” là những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ… có đôi chút tiếng tăm đã phải đầu hàng trước nó, và đành phải thú thật, nhiều người đã dám không sợ bị động chạm đến uy danh hiểu biết của mình, mà rằng: Thử đọc rồi mà chẳng hiểu gì cả!

Nhiều người tỏ ra rất hào hứng với Kinh Dịch, đã phải bỏ rất nhiều thời gian mà rút cuộc lại chẳng thu được gì. Nguyên nhân là do chưa được cung cấp phương pháp đọc Kinh Dịch cho đúng cách. Kinh Dịch bày ra trước thế giới giống như một kho báu chưa được mở. Hơn 800 năm trước, Chu Tử [Chu Hi] từng đứng trước vấn đề tương tự, cách giải quyết do ông đề xuất là đọc Kinh Dịch theo phương pháp bói toán. Ông ta đã dùng phương pháp này, quả nhiên là có được nhiều thứ từ Kinh Dịch. Theo Chu Tử lí giải, thuật thông giữa trời với người do Kinh Dịch đưa ra chính là bói toán.

Nghe nói Khổng Tử cũng tin vào bói toán, và từng đích thân hành nghề. Trong cuốn Bạch thư khai quật được ở Mã Vương Đôi từ những năm 70 thế kỉ trước, có thiên “Yếu” ghi lại câu chuyện Khổng Tử xem bói.

Bói Kinh Dịch, với tư cách là thuật thông trời người, có mối liên quan chặt chẽ với mệnh đề quan trọng nhất trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc là mối quan hệ trời người ở trình độ rất cao, tương tự với loại bói toán bất hợp pháp gieo quẻ đoán số song không hề giống về thực chất tư tưởng Người Việt mình luôn quen với tên sách là Kinh Dịch, nhưng nhiều khi lại bắt gặp cả tên là Chu Dịch nữa.

Trung Quốc gọi sách Kinh Dịch là Dịch Kinh. Theo phân tích của họ, Dịch Kinh còn gọi là Chu Dịch hoặc Dịch. Dịch thực ra bao gồm Tam Dịch là Liên sơn, Qui tàng và Chu Dịch thời cổ, nhưng Liên sơn và Qui tàng đã thất truyền từ lâu. Chu Dịch vốn đích thực là một bộ sách bói dùng để xem quẻ. Đây chính là nguyên nhân Chu Dịch bị coi là ngụy khoa học. Chu Dịch tin có sự tồn tại của Trời; kết quả suy diễn của Chu Dịch là không xác định [chắc chắn], còn sự suy diễn của khoa học, thì dù có tính toán bao nhiêu lần đi nữa, kết quả là xác định [chắc chắn]. Nói sách Chu Dịch bói toán là ngụy khoa học là có lí do, vấn đề nằm ở chỗ trong đó có bao hàm những nội dung tích cực hay không. Theo sách “Chu Lễ” của Trung Quốc ghi lại, cả ba đời Hạ, Thương, Chu đều có sách Dịch, song lưu truyền lại đến ngày nay chỉ có Kinh Dịch của đời Chu, vì thế mà gọi là Chu Dịch, nghĩa là sách Dịch đời nhà Chu. Chu Dịch về sau được Nho gia tôn lên thành kinh điển, nên gọi là Dịch Kinh, nghĩa là sách kinh điển Dịch, đồng thời đội cho nó chiếc vương miện “quần kinh chi thủ”. Nói đến Chu Dịch, nhiều người gọi đó là “quần kinh chi thủ”, là kinh của các kinh, là triết học của các triết học. Thực ra đây chỉ là một lập luận tương đối, có nghĩa là trong số các sách kinh điển, dường như Dịch Kinh bao gồm tất cả, Dịch Kinh chính là sự kết tinh của trí tuệ.

Vậy tại sao người Việt mình không để nguyên tên Dịch Kinh mà lại gọi là Kinh Dịch?

Các học giả Việt Nam đã coi nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung Hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nên đã gọi luôn là Kinh Dịch. Như vậy, Kinh Dịch theo cách gọi của Việt Nam xem ra lại có khác đôi phần về ý nghĩa so với Dịch Kinh theo cách gọi của Trung Quốc – sách kinh điển Dịch.

Từ đọc hiểu được Kinh Dịch đến nhà Dịch học là cả một khoảng cách xa vời. Nguyễn Hiến Lê nói: Ở Việt Nam chưa có nhà Dịch học.

2. Kinh Dịch là bộ sách thế nào?

Bộ thiên cổ kì thư Kinh Dịch ngưng tụ trí tuệ cổ xưa của các bận tiên hiền từng được hiểu lầm là một cuốn sách bói. Thực ra, bói chỉ là một dụng đồ nhỏ nhất của nó. Vậy rút cuộc, Kinh Dịch là bộ sách thế nào? Kinh Dịch thần bí là bộ sách vừa cổ xưa vừa tân kì, vừa xa lạ, vừa thâm sâu khó đoán, lại vừa dung dị giản đơn, là bộ pháp điển giải mã được bí ẩn của vũ trụ nhân sinh. Từ xưa đến nay, loài người luôn gắng sức khám phá những bí ẩn của vũ trụ nhân sinh, song cho đến tận thời nay, khi khoa học kĩ thuật đã phát triển cao độ, vẫn chưa thể giải mã được vũ trụ, lẽ nào tổ tiên của chúng ta đã làm được điều đó từ mấy ngàn năm trước?

Bấy nay, Kinh Dịch luôn được coi là một bộ kì thư trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, đầy màu sắc thần bí. Sự đánh giá của các học giả qua các đời về nó có sự khác biệt rất lớn.

Kinh Dịch được coi là bộ sách nêu ra qui luật biến đổi phát triển của muôn sự muôn vật. Nho gia xếp nó là đứng đầu “Ngũ kinh” [“Dịch”, “Thư”, “Thi”, “Lễ”, “Xuân Thu”], Đạo gia thì coi nó là một trong “Tam huyền” [“Lão Tử”, “Trang Tử”, “Kinh Dịch”].

Bất luận là nghiên cứu thiên văn, địa lí, triết học, chính trị, binh pháp, đạo đức, hay y học, văn học, võ thuật, khí công, người ta đều truy ngược về Kinh Dịch, thậm chí có người còn cho Bát quái trong Kinh Dịch là ông tổ của văn tự. Đương nhiên, cũng có học giả cho Kinh Dịch là sách nói về bói toán mê tín thời phong kiến, là ngụy khoa học.

Tùy từng góc độ đánh giá mà tiêu chuẩn cũng khác nhau, kết luận dĩ nhiên cũng không giống nhau. Những người phê phán hay phê phán về tính chất bói toán của nó, còn những người khẳng định thì lại hay khẳng định nội dung triết học của nó. Dường như tất cả đều có lí, song lại đều mang tính phiến diện và thiên vị ở các mức độ khác nhau.

Video liên quan

Chủ Đề