Vnvc có nghĩa là gì

TƯ NGUYÊN

Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và trực tiếp đe dọa đến tính mạng con người, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp kiên quyết, mạnh mẽ, bài bản, đầy tính nhân văn để bảo vệ toàn dân.

Đến nay, sau hơn một năm, các thành tựu của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch Covid-19 đã được dư luận quốc tế đánh giá rất cao, như trang tin Business Insider [Mỹ] cho biết, theo kết quả nghiên cứu từ Viện Lowy [Australia] thì Việt Nam xếp thứ hai trong số 98 quốc gia, vùng lãnh thổ về hiệu quả chống đại dịch. Song các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn cố tình không thừa nhận các thành tựu hiển nhiên đó, họ thi nhau xuyên tạc, công bố thứ thông tin mập mờ để đầu độc dư luận, vu cáo “Việt Nam giấu dịch”, “không chia sẻ dữ liệu về dịch bệnh”, “không quan tâm tính mạng con người”! Tuy nhiên, thứ luận điệu đó chỉ có ý nghĩa duy nhất là góp phần làm rõ hơn bản chất của những kẻ thù địch, xấu xa.

Đến gần đây, sau khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19 giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine phòng Covid-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên với số lượng khoảng 150 triệu liều thì sự xuyên tạc cũng bắt đầu dấy lên, kẻ thì  tung tin vaccine “chỉ dành cho người có tiền”, kẻ thì nói bừa rằng “người nghèo không được tiêm vaccine”,… và trơ tráo, điêu toa nhất là ý kiến của Lưu Thùy Hương, người gốc Việt hiện sống ở Đức. Qua một trạng thái [status] trên Facebook, người này nghi ngờ việc nhập vaccine có sự mờ ám, vì tại sao Chính phủ lại giao cho một doanh nghiệp tư nhân là VNVC [Công ty cổ phần vacxin Việt Nam - đơn vị đứng ra mua vaccine]. Lập tức ý kiến của chị ta được một số người hùa theo, trong đó phần lớn không nắm được, không hiểu rõ bản chất vấn đề, chỉ thấy chị ta nghi ngờ Chính phủ là la lối thất thanh, bất cần phải hay trái, đúng hay sai. Họ không cần biết Lưu Thùy Hương đã cố tình không hiểu để cố tình xuyên tạc việc COVAX Facility [Giải pháp tiếp cận vaccine phòng Covid-19 toàn cầu] hỗ trợ Việt Nam từ nguồn vaccine của AstraZeneca, với việc VNVC bỏ tiền ra mua vaccine của AstraZeneca là hai việc khác nhau. VNVC là một trong các doanh nghiệp đặt cọc tiền từ khi AstraZeneca còn đang nghiên cứu vaccine và chịu mọi chi phí vận chuyển, bảo quản, bàn giao vaccine giúp Bộ Y tế kịp thời triển khai tiêm vaccine bảo vệ cán bộ, nhân viên tuyến đầu chống dịch với giá gốc. Cũng cần lưu ý là tháng 1-2021, sau khi được Bộ Y tế cấp phép, VNVC trở thành hệ thống tiêm chủng đầu tiên, duy nhất Việt Nam có hệ thống kho bảo quản vaccine âm sâu [-400C đến -860C] tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh với công suất bảo quản lên tới ba triệu liều vaccine Covid-19 cùng một thời điểm… 

Như vậy không có gì mờ ám, chỉ có sự thật là một doanh nghiệp tư nhân đã phối hợp chặt chẽ Bộ Y tế nhanh chóng đưa vaccine Covid-19 về Việt Nam để tiêm phòng cho nhân dân. Vì thế những ai đang hùa theo luận điệu của Lưu Thùy Hương cần dừng lại, không để bị chị ta “dắt mũi” xúc phạm chính quyền. 

Chính vì những đóng góp đặc biệt đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen cho VNVC cho những thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Dám chấp nhận rủi ro lớn

Giữa bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 với nhiều diễn biến phức tạp, người dân cả nước vững tâm khi Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo bằng mọi giá phải “thần tốc” tiêm vắc xin cho toàn dân, tạo điều kiện cho mọi nguồn lực xã hội tham gia tìm kiếm, đặt mua vắc xin về cho đất nước, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC tiếp tục nhận lô thứ 2 với 287.600 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca theo Hợp đồng đặt mua 30 triệu liều với AstraZeneca, nâng tổng số vắc xin đã về Việt Nam theo hợp đồng này là 405.200 liều.

Với hợp đồng VNVC đặt mua 30 triệu liều của AstraZeneca [theo sau Bản ghi nhớ hợp tác ba bên giữa Bộ Y tế, AstraZeneca Việt Nam và VNVC], Việt Nam có được những liều vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên, đồng thời trở thành một trong những nước đầu tiên trong khu vực Châu Á tiếp cận với loại vắc xin phòng COVID-19 uy tín hàng đầu thế giới.

Ngay lô vắc xin đầu tiên, trước bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, VNVC đã ngay lập tức chuyển giao vắc xin cho Bộ Y tế, phối hợp Bộ Y tế kịp thời triển khai tiêm chủng cho cán bộ tuyến đầu chống dịch ở 13 tỉnh thành trên toàn quốc.

Đây là minh chứng cho sự nhanh nhạy, chủ động, quyết liệt của Hệ thống tiêm chủng hàng đầu Việt Nam với sự ủng hộ của Bộ Y tế khi âm thầm chấp nhận mọi rủi ro, mạo hiểm, đầu tư lớn và chuẩn bị sẵn mọi điều kiện để sẵn sàng “thần tốc” triển khai tiêm vắc xin cho nhân dân.

Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những đóng góp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Vắc xin – Vũ khí đắc lực trong công tác phòng chống dịch

Lô vắc xin phòng COVID-19 thứ 2 về lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trở thành vũ khí đắc lực trong công tác phòng chống dịch, trước bối cảnh dịch bùng phát diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với đa nguồn lây, đa biến chủng và nhiều ổ dịch lan rộng ở 30 tỉnh/thành phố, nhu cầu tiêm chủng vắc xin của người dân, công nhân là rất lớn.

Với tinh thần tuân thủ quyết định của Chính phủ, đồng hành với công tác chống dịch của toàn Đảng, toàn dân, với lô vắc xin thứ 2 này, VNVC dự kiến tiếp tục chuyển giao số vắc xin này cho Bộ Y tế theo nguyên tắc phi lợi nhuận giống như lô vắc xin đầu tiên đã chuyển giao cho Bộ Y tế vào tháng 02/2021, với giá vắc xin bằng đúng giá VNVC mua của AstraZeneca, toàn bộ chi phí rủi ro, vận chuyển, bảo quản vắc xin… sẽ do VNVC tự chi trả, ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng cho toàn bộ Hợp đồng.

Việc VNVC đưa thêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca về Việt Nam cũng đặc biệt phù hợp với chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ việc “thần tốc” đẩy nhanh việc tiếp cận và đặt mua vắc xin phòng chống COVID-19. Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại gần 80 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Bằng chứng đời thực mới nhất từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh [Public Health England], thuộc Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh cho thấy, với những người đã tiêm chủng đủ 2 liều, vắc xin đạt hiệu lực bảo vệ lên đến 89% trong việc phòng ngừa COVID-19 có triệu chứng.

VNVC có những đóng góp tích cực trong công tác phòng chống dịch COVID-19, kịp thời bảo vệ tuyến đầu, cùng nhân dân chống dịch, góp phần phục hồi kinh tế, ổn định cuộc sống.

Những cột mốc đáng nhớ

Ngày 01/02/2021, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt có điều kiện vắc xin này cho nhu cầu cấp bách trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Ngày 24/02/2021, lô vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên theo hợp đồng VNVC đặt mua 30 triệu liều của AstraZeneca đã về đến Việt Nam, gồm 117.600 liều. Với lô vắc xin này, Việt Nam có được những liều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên, đồng thời trở thành một trong những nước đầu tiên trong khu vực châu Á tiếp cận với loại vắc xin phòng COVID-19 uy tín hàng đầu thế giới.

Ngay lúc đó, trước bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, VNVC đã ngay lập tức chuyển giao vắc xin cho Bộ Y tế, phối hợp Bộ Y tế kịp thời triển khai tiêm chủng cho cán bộ tuyến đầu chống dịch ở 13 tỉnh thành trên toàn quốc.

Lô vắc xin đầu tiên về Việt Nam rất ý nghĩa ở thời điểm đợt bùng phát dịch bệnh đang có nhiều diễn biến phức tạp tại Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh… Với lô vắc xin này, Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên trong khu vực châu Á tiếp cận với loại vắc xin phòng COVID-19 uy tín hàng đầu thế giới.

Lãnh đạo cấp cao của Bộ Y tế, Tổng Lãnh sự quán Anh tại TP.HCM, Công ty CP Vắc xin Việt Nam [VNVC], Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất có mặt tại sân bay đón lô vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca đầu tiên về Việt Nam theo hợp đồng đặt mua giữa VNVC và AstraZeneca.

Tính đến tháng 05/2021, VNVC đã đưa về Việt Nam tổng cộng 405.200 liều vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca. Sau lô vắc xin thứ 2 này, dự kiến trong các tháng tiếp theo, VNVC sẽ tiếp tục nhận thêm hàng triệu liều vắc xin AstraZeneca mỗi tháng.

Để có được 30 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 quý giá từ nhà sản xuất AstraZeneca và Đại học Oxford danh tiếng, tháng 11/2020, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC đã đặt cọc 30 triệu đô la để được quyền mua vắc xin ngay từ khi vắc xin này còn đang được nghiên cứu. Bên cạnh đó, VNVC còn phải chứng minh các năng lực về nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển, triển khai tiêm chủng và cam kết bình đẳng, chống gian lận, phá giá, tăng giá trong triển khai tiêm chủng...

Thành công trong đặt mua vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca khẳng định năng lực toàn diện và vượt trội của VNVC, không chỉ trong hoạt động tiêm chủng vắc xin phục vụ hàng chục triệu gia đình Việt, mà còn là năng lực nhập khẩu vắc xin, là đối tác chiến lược, toàn diện của nhiều hãng vắc xin hàng đầu thế giới. Cũng là minh chứng cho nỗ lực thực hiện cam kết mang các loại vắc xin mới và quan trọng hàng đầu trên thế giới về cho người dân Việt Nam.

Nhân viên của VNVC tiêm chủng cho cán bộ y tế.

Bên cạnh hợp đồng đặt mua 30 triệu liều vắc xin từ AstraZeneca, VNVC cũng đã đầu tư lớn và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất về hệ thống kho lạnh bảo quản, vận chuyển vắc xin, mở rộng tăng thêm số lượng trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, tuyển dụng và đào tạo hàng ngàn bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên... đầu tư lớn hạ tầng công nghệ thông tin… để có thể tiếp nhận, bảo quản số lượng lớn vắc xin, sẵn sàng chiến dịch tiêm chủng diện rộng, "thần tốc" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với năng lực tiêm chủng cho 3-5 triệu người/tháng.

“AstraZeneca vô cùng vinh dự khi vắc xin phòng COVID-19 của chúng tôi và Đại học Oxford được đóng góp đáng kể vào chiến lược tiêm chủng hiệu quả và an toàn của Chính phủ Việt Nam. Trên toàn thế giới, hơn 450 triệu liều vắc xin này đã được phân phối tới 165 quốc gia. Còn tại Việt Nam, hơn 1 triệu liều đã được tiêm cho các nhân viên y tế, phóng viên, quân đội, cảnh sát tuyến đầu.
Chúng tôi sẽ phối hợp cùng Bộ Y tế và VNVC để tiếp tục cung cấp thêm hàng triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong những tháng tới đây, với mong muốn được góp phần vào nỗ lực của cả quốc gia để bảo vệ sức khỏe nhân dân, sớm mở cửa biên giới và đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế" - ông Nitin Kapoor - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam.

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/vnvc-va-hanh-trinh-tu-hao-dua-vac-xin-phong-covid-19-ve-viet-nam-n194092.html

Video liên quan

Chủ Đề