Ông mười ở đâu

Đền Quan Hoàng Mười nằm ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Theo ghi chép, đền được xây dựng vào năm 1634, từ thời hậu Lê. Trải qua lịch sử, đền bị phá huỷ. Năm 1995 đền được xây dựng lại, giờ trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng của tỉnh Nghệ An.

Văn khấn Quan Hoàng Mười

Các bài hát văn Quan Hoàng Mười

Sự tích Quan Hoàng Mười trấn thủ Nghệ An

Quan Hoàng Mười vị thánh hoàng linh thiêng nhất đất Nghệ An

Đền được xây dựng từ thời Hậu Lê thờ các vị phúc thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ của người Việt Nam, trong đó nhân vật chính là Quan Hoàng Mười, người có công hộ quốc bảo dân, được nhân dân khắp mọi miền ngưỡng mộ và tôn kính. Ngoài ra đền còn thờ các vị phúc thần như: Phúc Quận công Trịnh Trung, Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Nguyễn Duy Lạc, Song đồng Ngọc nữ.

Ông mười ở đâu

Đền Quan Hoàng Mười là địa điểm tâm linh thu hút du khách thập phương.

Đền Quan Hoàng Mười dù trải qua lịch sử, bị hư hỏng, đền được phục dựng theo quy mô truyền thống, gồm tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cô, lầu cậu. Tại đền giữ 21 đạo sắc phong, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.

Khu đền Quan Hoàng Mười chính gồm ba tòa điện, là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Công trình này mang kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn. Hiện tại, đền tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng một ha.

Ông mười ở đâu

Năm 2002, Đền ông Hoàng Mười được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa. Năm 2018 Đền được công nhận là điểm Du lịch văn hóa tâm linh; năm 2019 lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông mười ở đâu

Chính điện Đền Quan Hoàng Mười

Vật liệu dựng đền sau này đều làm bằng gỗ, được chạm trổ công phu với các hoạ tiết long, lân, quy, phụng. Tam quan nằm liên tiếp nhau và sâu vào bên trong. Khách đi lần lượt từ Thượng điện cho đến Hạ điện. Quan sát từ bên ngoài, khách sẽ bắt gặp hình ảnh mái ngói có tạo hình rồng ở chóp – lối kiến trúc điển hình thường thấy ở các ngôi đền, chùa Việt.Ngoài thờ ông Hoàng Mười, đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ, mà người đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

>>> Đọc thêm: Quan Hoàng Mười vị thánh hoàng linh thiêng nhất đất Nghệ An

Quan Hoàng Mười là nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt. Hàng năm, khu di tích đền Quan Hoàng Mười thường đón hàng trăm nghìn du khách vào mùa lễ hội. Không chỉ đến để cầu nguyện mà du khách còn có dịp khám phá nét tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Ông mười ở đâu

Được xem là một trong sáu ngôi đền thiêng lớn nhất Nghệ An, đền Quan Hoàng Mười mỗi năm đền đón hàng vạn người dân xứ Nghệ và du khách thập phương đến chiêm bái, cầu an, cầu lộc. Trong đó, nhộn nhịp nhất là hai kỳ lễ hội lớn: Lễ hội khai điểm vào rằm tháng 3 (âm lịch) và Lễ hội giỗ Quan Hoàng Mười từ ngày 8/10 đến 11/10 (âm lịch). Trong đó, giỗ ông Hoàng Mười được coi là mùa tạ lễ quan trọng nhất.

Đền Quan Hoàng Mười Nghệ An cũng là một trong những nơi diễn ra Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm…Lễ hội đền Quan Hoàng Mười thực sự là dịp để tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đồng thời cũng là dịp để du khách thập phương hành hương về với Nghệ An – vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử, yêu nước và cách mạng, nơi đã sản sinh, nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài, khoa bảng, nhiều tấm gương kiên trung, nghĩa liệt mà cuộc đời, sự nghiệp của họ đã làm rạng ngời quê hương, đất nước. Khi diễn ra, phần lễ được tổ chức trang trọng, linh thiêng với đầy đủ các nội dung như: Lễ Khai quang, Yết cáo, Lễ rước, Đại tế, Lễ tạ.

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official

 

Đền Củi nằm trên núi Khu Độc bên dòng sông Lam hữu tình là một trong những danh thắng có phong cảnh nổi tiếng ở Nghi Xuân. Trong tâm thức dân gian của người vùng Hà Tĩnh - Xứ Nghệ, ông Hoàng Mười là hiện thân của vị tướng Lê Khôi (Nghĩa quân Lam Sơn), gọi Lê Lợi bằng chú. Ông có nhiều công trong chống giặc Minh xâm lược và là quan qua ba đời vua Lê làm đến chức Khâm sai tiết chế thủy, lục chư dinh hộ vệ thượng tướng quân.

Ông mất năm Bính Dần (1446), an táng trên ngọn Long Ngâm của núi Nam Giới, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh và được xây đền thờ. Sau đó ông lại được tấn phong là Uy Mục Đại Vương rồi Chiêu Trưng Đại Vương năm 1487.

Cũng ở xứ Nghệ, ông Hoàng Mười được dân gian đồng nhất với nhân vật lịch sử nổi tiếng khác gắn bó với vùng quê này là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của Lý Thái Tổ từng làm Tri Châu Nghệ An.

Có chuyện kể rằng, là tướng tài của nhà Lê, khi ông đánh thắng giặc trở về thì một trận cuồng phong ập vào làm nhiều nhà dân vị đổ nát. Thương dân ông lại cùng binh sỹ lên ngàn chặt tre, gỗ đưa về giúp dân làm nhà. Một lần không may khi bè về đến chân Hồng Lĩnh ở núi Ngũ Mã thì cuồng phong lại ập đến làm vỡ bè, ông gặp nạn. Quân sỹ và dân làng chưa kịp mai táng cho ông thì mỗi đã đùn đất lên thi hài ông thành mộ. Cảm phục và biết ơn ông, người dân đã lập đền thờ. Ông rất linh thiêng và thường hiển thánh cứu giúp muôn dân.

Dù hiện thân của Chiêu Trưng Đại Vương hay Uy Minh Vương, nhưng ông Hoàng Mười vẫn rất gần gũi, gắn bó và có cái gì đó phù hợp với tâm lý và phong cánh người xứ Nghệ. Đó là con người có chí khí nam nhi, anh hùng ngang dọc, có tài văn võ và trí dũng hơn người. Ông biết lo nghĩ cho cuộc sống của dân chúng, biết vì dân, không ham danh lợi…

Từ quốc lộ 1, men theo chân núi Ngũ Mã khoảng 300 mét, rồi xuôi theo bờ sông vài chục mét là đến đền Củi. Đây chính là nơi dãy Hồng Lĩnh vườn mình sà và dòng sông Lam. Đền tọa lạc trên núi Khu Độc thuộc Ngũ Mã hướng về phương Bắc, tựa lưng vào núi nhìn xuống Lam giang. Các tòa điện cao dần theo thế núi uy nghiêm, đường bệ dưới bóng nhiều cây cối cổ thụ.

Trước đền sông nước mênh mang tạo nên không gian kiến trúc huyền ảo, linh thiêng. Qua vài lần tôn tạo nhưng đền vẫn giữ được nét xưa thần bí, hài hòa với cảnh quan sông núi. Tam quan của đền đặt liền biến sông, cao 2 tầng, đường nét tinh sảo và mền mại uyển chuyển của đôi rồng chầu nguyệt. Mặt trước tam quan có câu đối: "Lam giang hiển hách tự thiên thu/ Ngũ mã anh linh chung tú khí". Phía trong tam quan là hồ bán nguyệt ở sân thấp nhất của đền, vòng qua hồ qua 7 bậc thềm đến sân trên, bước thêm 5 bậc thềm nữa là tới đền.

Đền được xây dựng theo kiểu chữ tam gồm ba tòa, mỗi tòa ba gian. Các tòa thống nhất liên kết với nhau và bố trí thành các cung thờ. Thờ Tam tòa Thánh Mẫu, tiếp đến là Ngũ Vị Tôn Ông, sau đó là cung Hoàng Mười, cung Chầu Mười rồi cung Trần Triều.

ở cung thờ ông Hoàng Mười có hai bức đại tự "Mẫu Đức Chiếu ảnh" và "Huyền Từ Bố Chững" cùng câu đối: "Quá giả hóa tồn giả thần vị liệt Nam bang tứ bất/ Quốc hữu từ gia hữu danh cao thiên bản lục kỳ" (dịch: Cái đã qua là hóa, cái còn lại là thần, nước Nam có bốn vị bất tử/ Nước có đền, nhà có miếu, trời cao vốn có lục kỳ).

Mặt tiền hạ điện của ngôi đền có hai tầng mái, trông bề thế nhưng vẫn có nét thanh thoát. phần giữa hai tầng mái có đề: Linh Từ Thánh Mẫu. Trước đền và mặt bên của hàng cột hiên có khắc các câu đối ca ngợi vẻ đẹp của ngôi đền - nơi lưu đức ông Hoàng Mười muôn thuở.

Xưa nay, người ta truyền tụng đền thiêng, mọi người đến cầu nguyện thường được ông linh ứng phù hộ. Quanh năm, không riêng người xứ Nghệ mà muôn phương khách về đây vãn cảnh hành lễ. Hội đền được tổ chức vào ngày 10 tháng 8 âm lịch. Ngôi đền cổ và phong cảnh nên thơ sẽ tạo cho du khách những giờ phút thảnh thơi, tĩnh tại hoặc chìm đắm trong văn chầu và không khí lễ hội truyền thống linh thiêng.