Nhà nước quy định những gì về những người nhiễm HIV

Luật Phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] đã được Quốc hội thông qua vào năm 2006. Sau 13 năm thực hiện, nhờ có Luật Phòng, chống HIV/AIDS – hành lang pháp lý quan trọng nhất trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trong trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong áp dụng các quy định của Luật vẫn còn những hạn chế, bất cập lớn còn tồn tại, cần phải sớm được

Sau 13 năm triển khai Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS hiện đang tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.


Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày tại Phiên họp

Trình bày tại phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào chiều 11/8, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nêu lên một số điểm lớn về bất cập, hạn chế còn tồn tại trong các quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS cần phải được khắc phục kịp thời. Thứ nhất, quy định liên quan đến đối tượng được thông báo kết quả xét nghiệm HIV, đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV còn thiếu và bất cập gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Theo Luật HIV 2006, chỉ những người trực tiếp chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV được thông báo kết quả xét nghiệm HIV và chưa có quy định cụ thể ai được quyền tiếp cận thông tin người nhiễm HIV. Điều này làm phát sinh một số khó khăn, bất cập như: Nhiều người nhiễm HIV đã biết tình trạng HIV nhưng vẫn có thể làm lây nhiễm HIV cho người khác; do không tiếp cận được thông tin người nhiễm nên khó tiếp cận để chăm sóc, điều trị và hỗ trợ họ cũng như dự phòng lây nhiễm HIV cho cộng đồng; người quản lý và chi trả bảo hiểm y tế chưa có quy định được tiếp cận với thông tin điều trị của người nhiễm HIV cũng gây khó khăn trong thực hiện các quy định, chính sách bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV, chưa bảo đảm đồng bộ với Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật bảo hiểm y tế, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm... Thứ hai, việc quy định người dưới 16 tuổi khi thực hiện xét nghiệm phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ không phù hợp với thực tiễn và hạn chế quyền tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV, quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Thực tế hiện nay, trẻ từ 15 tuổi nhiễm HIV đã có thể có quan hệ tình dục không an toàn, không dám tiết lộ nguy cơ lây nhiễm HIV cho cha mẹ để cha mẹ, do vậy trẻ cũng sẽ không được thực hiện xét nghiệm HIV. Khi các cơ sở, nhân viên y tế không xét nghiệm cho trẻ dưới 16 tuổi nếu không có cha mẹ hoặc người giám hộ đi cùng. Từ đó, trẻ sẽ mất đi cơ hội được xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV. Việc giới hạn độ tuổi 16 cũng không còn phù hợp với sự phát triển thể chất, tâm sinh lý và nhận thức của trẻ em Việt Nam hiện nay do trẻ đã phát triển và trưởng thành hơn so với giai đoạn trước, bối cảnh xã hội cũng có thay đổi hơn. Bên cạnh đó, quy định này cũng chưa phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, các tổ chức quốc tế và pháp luật của một số nước [nhiều nước chỉ giới hạn từ dưới 14 hoặc dưới 15 tuổi].


Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề của xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh trình bày báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS

Thứ ba, quy định chỉ cơ sở xét nghiệm HIV được Bộ trưởng Bộ Y tế công nhận mới được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính không phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, phân cấp và gây tốn kém kinh phí cho cơ sở y tế địa phương khi phải thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan Trung ương. Quy định phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí nhưng Nhà nước lại không bảo đảm đủ nguồn lực. Quy định này cũng chưa rõ ràng, chưa đồng bộ với Luật Bảo hiểm y tế nên gây khó khăn cho việc thanh toán bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế do bảo hiểm y tế sẽ không chi trả do quy định được nhà nước chi trả. Thứ tư, việc quy định các thông điệp truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS được thực hiện miễn phí trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các cơ quan truyền thông đều hoạt động theo cơ chế tự chủ, nên quy định này không khả thi và thực tế đa số vẫn phải chi trả kinh phí truyền thông. Thứ năm, một quy định khác trong Luật phòng, chống HIV/AIDS là tại Điều 42 về áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối không còn phù hợp với thực tế diễn biến bệnh trong điều trị và tiến bộ của kỹ thuật y tế hiện nay, nhất là khi thuốc kháng vi rút đang được triển khai điều trị rất sớm hoặc điều trị ngay cho người được chẩn đoán nhiễm HIV. Mặc dù tiến triển của một người nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 4 là giai đoạn chuyển sang bệnh AIDS nhưng hiện nay một người nhiễm HIV có thể chuyển từ giai đoạn 4 về giai đoạn 1, 2 hoặc 3 tùy thuộc vào kết quả việc điều trị ARV nên sẽ có trường hợp giai đoạn 4 nhưng vẫn có thể cải thiện được và thậm chí trở nên khỏe mạnh. Điều này dẫn đến khó xác định được thời điểm tạm đình chỉ điều tra, miễn chấp hành hình phạt hoặc khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định rồi thì đối tượng lại có tiến triển tốt về sức khỏe. Mặt khác, các quy định này đều dẫn chiếu thực hiện theo pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính nên không cần thiết quy định tại Luật này mà thực hiện theo các Luật có liên quan.

Thứ sáu, giữa Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy và Luật Phòng, chống HIV/AIDS đang có sự mâu thuẫn về quy định người nghiện ma túy tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị cho người nghiện ma túy.

Toàn cảnh phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Do vậy, các bất cập tồn tại này cần sớm được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện Luật. Việc sửa đổi, bổ sung Luật là yêu cầu cần thiết để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng như đáp ứng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới và tình hình dịch tễ HIV/AIDS trong thời gian tới.

Kiều Trang

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế [MOH] Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc //moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Người nhiễm HIV/AIDS được khám chữa bệnh và hòa nhập, cống hiến với xã hội - Ảnh minh họa

Trước yêu cầu đó, Luật Phòng, HIV/AIDS năm 2006 ra đời và sửa đổi vào năm 2020, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trong đó ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV, giúp tránh những mặc cảm, tự ti, cũng như là cách thức để nhà nước bảo vệ quyền con người cho người nhiễm HIV một cách triệt để.

Những quyền của người nhiễm HIV:

Quyền của người có HIV/AIDS được pháp luật quốc tế ghi nhận trong các văn kiện luật nhân quyền quốc tế cơ bản. Nền tảng là Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945 và Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 1948. Quy định về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được ghi nhận trong hai công ước quốc tế về quyền con người là Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính, chính trị [ICCPR] năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa [ICESCR] năm 1966. Bên cạnh những văn kiện cơ bản nền tảng này còn có những văn kiện liên quan trực tiếp đến vấn đề HIV/AIDS là các công ước do các tổ chức liên chính phủ thành viên của Liên Hợp Quốc thông qua như tổ chức y tế thế giới WHO, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa UNESCO, tổ chức lao động thế giới ILO…

Trên cơ sở tiếp thu các văn bản pháp lý quốc tế, pháp luật quốc gia, trong đó có Việt Nam đã ghi nhận quyền của người nhiễm HIV trong Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS], theo đó, tại Khoản 1, Điều 4, với 5 quyền cơ bản:

Thứ nhất, sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội.

Đây là quyền đầu tiên được ghi nhận tại Điều 4, điều này cũng chứng minh được tầm quan trọng của quyền này. Sống hòa nhập là việc người nhiễm HIV được sinh sống trong cộng đồng dân cư, gần gũi, không bị xa lánh, kỳ thị, được tham gia các hoạt động xã hội, được nói chuyện, giao lưu, kết nối cộng đồng. Vì là quyền, do đó, việc bảo đảm quyền sẽ được thực hiện dựa trên nghĩa vụ đối ứng của chủ thể còn lại, tuy nhiên, đây là quyền sẽ rất khó bảo đảm, bởi cộng đồng và xã hội thực sự đang có những cái nhìn khắt khe, phân biệt đối xử với đối tượng này.

Quyền sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội là quyền nhằm giải tỏa vấn đề tâm lý cho người bị nhiễm HIV, giúp họ tự tin, đóng góp những giá trị tích cực mà mình có cho cộng đồng như những cá nhân khác trong xã hội.

Thứ hai, được điều trị và chăm sóc sức khỏe.

HIV được xem là một “căn bệnh” vì vậy, việc điều trị, chăm sóc sức khỏe là điều hoàn toàn hiển nhiên và cần thiết, đặc biệt đối với căn bệnh nguy hiểm như HIV. Thực tế, đây là quyền được bảo đảm cơ bản, bởi các cơ sở khám chữa bệnh buộc phải có các bộ phận xét nhiệm, điều trị tích cực cho người nhiễm HIV, việc điều trị và chăm sóc nhằm làm giảm thiểu sự tác động hoặc làm chậm sự tác động của virus HIV đối với sức khỏe, cơ thể người nhiễm HIV, mà không đề cao qua nhiều đến kết quả cuối cùng, bởi đây là căn bệnh chưa có thuốc điều trị triệt để.

Thứ ba, học văn hóa, học nghề, làm việc.

Đây là quyền quan trọng để người nhiễm HIV thực hiện quyền sống hòa nhập với cộng đồng, việc được học văn hóa, học nghề, làm việc là cách để người nhiễm HIV tự tìm kiếm cơ hội được sống, cống hiến và đem lại thu nhập nuôi sống bản thân, đây là quyền của mọi công dân, nhưng xuất phát là chủ thể đặc biệt, nên việc ghi nhận quyền này như một quyền đặc biệt của người nhiễm HIV là điều dễ hiểu.

Thứ tư, được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.

Bí mật riêng tư ở đây có thể là những bí mật liên quan đến sự phát triển của sức khỏe, nguồn gốc làm phát sinh bệnh,…đây là những bí mật mà nếu đề người khác biết sẽ dẫn đến những sự kỳ thị và việc giữ bí mật sẽ giúp người nhiễm HIV bỏ qua những mặc cảm, để sống hòa nhập hơn.

Thứ năm, từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối.

AIDS là là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong. [Khoản 2, Điều 1, Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS]]. Chính vì AIDS đã rất nguy hiểm và việc lâm vào giai đoạn cuối dường như là sự kết thúc cho quá trình phát triển đến đỉnh điểm của HIV, giai đoạn cuối tỷ lệ tử vong của người nhiễm AIDS là rất cao, nên việc từ chối khám bệnh, chữa bệnh cũng là cách để giảm các chi phí không cần thiết, cũng như những nỗi đau trong quá trình chữa trị.

Dưới phương diện y học, HIV/AIDS là một loại bệnh nguy hiểm mà hiện tại chưa có phương thuốc nào chữa được. Dưới góc độ xã hội, đây là mầm móng đe dọa sự sống của con người, sự bình yên trật tự của cộng đồng, xã hội, nó phá vỡ những thành tựu văn minh mà nhân loại dày công xây dựng, đồng thời cũng kìm hãm sự phát triển kinh tế, làm bất ổn tình hình chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Xét dưới góc độ đạo đức, hầu hết HIV/AIDS đều được nhìn nhận gắn liền với tệ nạn xã hội như mại dâm, tiêm chích… Chính với quan điểm này nên HIV/AIDS càng trở nên đáng sợ và bị xa lánh hơn bất cứ căn bệnh nào, quyền của người có HIV/AIDS hầu như không tồn tại hay thực tế không được bảo đảm.

Những nghĩa vụ của người nhiễm HIV:

Nghĩa vụ của người nhiễm HIV xuất phát từ tính đặc biệt trong chủ thể của người nhiễm HIV, theo đó, Khoản 2, Điều 4, Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] ghi nhận 3 nghĩa vụ cơ bản:

Thứ nhất, thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác.

HIV lây nhiễm chủ yếu qua 3 con đường: quan hệ tình dục, qua đường máu và từ mẹ sang con. Với tính chất nguy hiểm của căn bệnh thế kỷ, tỷ lệ tử vong cao, vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác là nghĩa vụ cực kỳ quan trọng và là nghĩa vụ trọng tâm nhất. Vì là nghĩa vụ, nếu người nhiễm HIV không thực hiện được thì sẽ bị áp dụng trách nhiệm pháp lý, trong đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết.

Việc thông báo đề vợ, chồng thực hiện việc xét nghiệm, kiểm tra kết quả, đặc biệt là khi cả hai đã quan hệ tình dục. Còn đối với người chuẩn bị kết hôn, việc thông báo có thể làm thay đổi ý muốn kết hôn của người còn lại, việc thông báo cũng là cách tôn trọng người còn lại trong mối quan hệ hôn nhân.

Thứ ba, thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV.

Thuốc kháng HIV có thể được hiểu là thuốc ức chế sự phát triển của virus HIV. Việc điều trị bằng thuốc phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, của cơ sở y tế, người có chuyên môn. Thuốc kháng HIV do  ngân sách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS. [Khoản 3, Điều 39 Luật]. Việc thực hiện các quy định về điều trị này cũng là nghĩa vụ nhưng lại có ý nghĩa tác động tới người nhiễm HIV, giúp họ làm giảm sự ảnh hưởng của virus tới sức khỏe.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, người nhiễm HIV sẽ còn có các quy định cụ thể khác được quy định trong từng hoạt động theo quy định của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] và pháp luật liên quan.

* Bài viết có sự tham khảo của Thạc sĩ Đinh Thùy Dung [Công ty Luật Dương gia]

Video liên quan

Chủ Đề