Phương pháp nghiên cứu khoa học xây dựng Đảng

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Xây dựng Đảng là một chuyên ngành nghiên cứu thuộc bộ môn khoa học chính trị hay Chính trị học, tập trung nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng hệ thống, cơ chế, hoạt động của một đảng chính trị. Công tác xây dựng Đảng là một trong những việc làm thiết yếu quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính sống còn của một Đảng chính trị cầm quyền.

Công tác xây dựng Đảng là 1 công tác có tính quan trọng sống còn đối với 1 đảng lãnh đạo,vì vậy mục đích của việc này là nhằm xây dựng 1 Đảng đoàn kết về chính trị, vững vàng về tư tưởng và kiện toàn,linh hoạt trong việc tổ chức bộ máy đảng.

Trong đó lĩnh vực chính trị là lĩnh vực được chú trọng bậc nhất có ý nghĩa quyết định,tác động sâu sắc đến các lĩnh vực nghiên cứu khác.

Nhiệm vụ chủ yếu của việc này là xây dựng đường lối chính trị, bao gồm: đường lối chung và đường lối của từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng mặt của đời sống xã hội. Những vấn đề cơ bản nhất của đường lối chính trị được thể hiện trong Cương lĩnh. Đường lối có khi được xác định đồng thời hoặc có khi được xác định trước Cương lĩnh.

Từ những Cương lĩnh, điều lệ của 1 Đảng chính trị,Đảng ấy phải biết cụ thể hóa thành chủ trương, chính sách lớn; tiếp đó là phải quán triệt đến toàn Đảng, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách đã đề ra. Mỗi một nhiệm vụ như vậy đều yêu cầu xây dựng Đảng về chính trị một cách phù hợp:

Muốn Xây dựng điều lệ, cương lĩnh chính trị của Đảng đòi hỏi phải có tầm hiểu biết về lý luận và thực tiễn sâu sắc, tầm tư duy chiến lược nhìn xa trông rộng. Xác định chủ trương, chính sách lại đòi hỏi sự ấm hiểu sâu sắc các yếu tố chủ quan, khách quan, có tầm tư duy sách lược nhạy bén, để giành được cái tối đa trong một thời kỳ, thời điểm nhất định, để không vụt mất thời cơ quan trọng làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của Đảng.

Xây dựng Đảng về chính trị còn đòi hỏi phải làm cho toàn Đảng, và mỗi đảng viên có được bản lĩnh chính trị vững vàng. Đây là kết quả tổng hợp của việc xây dựng Đảng toàn diện

Nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng là làm cho tư tưởng của cán bộ, đảng viên phù hợp với tư tưởng của Đảng, thống nhất cao và tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng.

Để bảo đảm sự thống nhất giữa nền tảng tư tưởng và hành động của Đảng trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Các Cấp ủy Đảng, nhất là cán bộ chủ chốt, phải dành thời gian và công sức thích đáng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.

- Đối với những vấn đề lý luận, trực tiếp chi phối việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, đã được thảo luận, tranh luận trong thời gian dài, đã chín muồi, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cần kết luận để thống nhất nhận thức, tư tưởng trong Đảng.

- Nâng cao tính thuyết phục của công tác tư tưởng trên cơ sở lý luận và thực tiễn chính xác, thiết thực, sâu sắc; phù hợp với sự cần thiết thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và tình hình Đảng trí ngày càng được nâng cao.

- Đổi mới công tác thông tin nội bộ, nhằm nâng cao tính cập nhật, tính chính xác, tính mở rộng của thông tin,không né tránh, hạn chế thông tin [nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay].

Trong các văn kiện Đảng vẫn thường nói đến các nguyên tắc tổ chức của Đảng, trong đó Nguyên tắc tập trung dân chủ được xác định là nguyên tắc tổ chức cơ bản nhất. Như vậy, ngoài nguyên tắc tổ chức cơ bản còn những nguyên tắc tổ chức khác nữa. Tổ chức xây dựng Đảng ở Việt Nam hiện nay được xây dựng theo cơ chế tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách,trên cơ sở ấy cá nhân là người nắm giữ chức vụ, phải thực thi và hoàn thành các các nhiệm vụ của tập thể lãnh đạo giao phó,trong một số trường hợp nhất định thì cá nhân sẽ được quyền quyết định và phải báo cáo lại tập thể lãnh đạo.

Đối với lĩnh vực xây dựng tổ chức, bộ máy sinh hoạt Đảng, nhiều nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế,thì cơ bản Đảng ta được tổ chức xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc chủ yếu sau: - Nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Nguyên tắc lập các tổ chức Đảng theo các cấp của hệ thống chính trị và theo quy mô địa giới - hành chính.

- Nguyên tắc lập các tổ chức cơ sở của Đảng trong các đơn vị cơ sở thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Mỗi đảng viên đều phải sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở Đảng

Việc xây dựng 1 Đảng cầm quyền dựa trên những cơ sở trên sẽ đảm bảo được tính nhất quán trong các chủ trương chính sách, quyết định và tính đồng bộ trong công tác triển khai và thực thi các chủ trương chính sách quyết định đó.

Xây dựng phong cách lãnh đạo của Đảng và lối làm việc của cán bộ, đảng viên là xác định rõ mối quan hệ giữa chủ thể lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo; từ đó vận dụng cách thức, biện pháp phù hợp để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến với nhân dân.

Trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa, tập trung bao cấp, việc lãnh đạo là bằng mệnh lệnh, bằng tập trung cao độ, bằng cơ chế xin - cho, cấp phát bình quân. Trong thời kỳ đổi mới, phương thức lãnh đạo, phong cách công tác của Đảng được đổi mới theo hướng ngày càng cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Những chuyển biến tích cực được thể hiện ở việc Đảng tập trung thực hiện vai trò lãnh đạo về tư tưởng, chính trị, tổ chức; Nhà nước thực hiện việc quản lý theo pháp luật để thực hiện quyền lực của dân, do dân, vì dân; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện vai trò phản biện xã hội; quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai thực hiện.

  • //tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tiep-tuc-xay-dung-dang-ve-chinh-tri-va-tu-tuong-115834
  • //www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XII/2019/54575/Xay-dung-Dang-trong-sach-vung-manh-thuc-tien-va-kinh.aspx
  • //www.xaydungdang.org.vn/

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Xây_dựng_Đảng&oldid=65080946”

Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước là gì? Học gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường thế nào? Mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về ngành học này trong bài dưới đây nhé!

Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước là ngành đào tạo cử nhân ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức, tư duy nền tảng về hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước Việt Nam; có hiểu biết chuyên sâu về phương hướng, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam; chuyên sâu về ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ảnh minh họa – Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước là gì?

Mục tiêu đào tạo ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước cung cấp cho người học những kĩ năng và chuyên môn như sau:


  • Những kiến thức cơ bản, hệ thống của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
  • Những tri thức chuyên sâu về Chính trị học, xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền Nhà nước; phương pháp nghiên cứu khoa học và vận dụng các kiến thức đã học vào công tác chuyên môn và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra thuộc chuyên ngành được đào tạo.
  • Những kiến thức và phương pháp đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch đi ngược lợi ích dân tộc, đối lập với hệ tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước có thể công tác trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; làm công tác giảng dạy chuyên ngành xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, giảng dạy lý luận chính trị tại các trường chính trị tỉnh, thành phố, ngành, đoàn thể, các trung tâm giáo dục lý luận chính trị, các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.

Những tố chất khi học ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước dưới đây bạn sẽ cần trau dồi để có thể học tốt hơn:


  • Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
  • Có ý thức tổ chức, kỷ luật tự giác, có lối sống trung thực, đoàn kết và tôn trọng tập thể, có tinh thần phê bình và tự phê bình;
  • Có khả năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán với các đối tượng;
  • Có khả năng làm việc độc lập, có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng;
  • Có trình độ ngoại ngữ cao;
  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, dự báo và trình bày thông tin một cách độc lập;
  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm, phát triển nhóm;
  • Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực cao trong công việc.

Dưới đây là một số cơ sở đào tạo ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước uy tín hiện nay:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Nội vụ
  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
  • Học viện Cán bộ TP.HCM

Sau khi tốt nghiệp người học có cơ hội việc làm ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước như sau:


  • Giảng dạy các môn học: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chính trị học… tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và môn giáo dục công dân cho các trường trung học phổ thông trong cả nước;
  • Giảng dạy môn Xây dựng Đảng, Quản lý nhà nước, Công tác dân vận… ở hệ thống các trường Chính trị tỉnh – thành phố, các trung tâm giáo dục chính trị của các địa phương trong cả nước;
  • Làm chuyên viên tại các cơ quan Đảng, Nhà nước: Cán bộ chuyên trách trong các văn phòng Đảng ủy, các ban Đảng, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở;
  • Làm chuyên viên tham mưu, tư vấn, giúp việc trong các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp;
  • Làm việc tại các đơn vị, cơ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân: Bộ phận xây dựng lực lượng, chính trị, tham mưu…
  • Nghiên cứu, giảng dạy về Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước tại các Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị;
  • Làm việc tại các văn phòng Đảng – Đoàn của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức liên quan đến lĩnh vực hành chính công, chính sách công và phát triển bền vững…
  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  1. Các đảng chính trị trên thế giới
  2. Lịch sử xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
  3. Lý luận về nhà nước và pháp luật
  4. Học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
  5. Tác phẩm kinh điển về xây dựng Đảng
  6. Xây dựng Đảng về chính trị
  7. Xây dựng Đảng về tư tưởng
  8. Xây dựng Đảng về tổ chức
  9. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị
  10. Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội
  11. Lý luận hành chính Nhà nước
  12. Các ngành luật cơ bản của Việt Nam
  13. Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu
  14. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
  15. Công tác dân vận của Đảng
  16. Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy khoa học Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước [lý thuyết]
  17. Phương pháp giảng dạy khoa học Xây dựng Đảng [thực hành]
  18. Phương pháp giảng dạy khoa học Xây dựng chính quyền Nhà nước [thực hành]

Isinhvien mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hình dung ra Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước là gì? Bạn có thể tham khảo các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Cảm ơn bạn và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp.


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành khoa học xã hội

Video liên quan

Chủ Đề