Nhà máy điện đầu tiên ở nước ta

Bài viết gồm 2 phần: 

  • Ôn tập kiến thức lý thuyết
  • Hướng dẫn giải các bài tập

A. Kiến thức trọng tâm

1. Nhiệm vụ của miền Bắc và hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội

  • Sau hiệp định Giơ – ne – vơ miền Bắc nước ta bước vào một thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.
  • Đảng và chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại ở miền Bắc để trang bị máy học hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng suất và chất lượng lao động.
  • Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời.

2. Qúa trình xây dựng và những đóng góp của  nhà máy cơ khí cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

  • Thời gian xây dựng: Từ tháng 12/1955 đến tháng 4/1958
  • Địa điểm: Phía Tây Nam thủ đô Hà Nội
  • Diện tích hơn 10.000 mét vuông
  • Quy mô: Lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
  • Nước giúp đỡ xây dựng: Liên Xô
  • Các sản phẩm: Máy Phay, máy tiện, máy khoan…tiêu biểu là tên lửa A12.
  • Các sản phẩm đã phục vụ công cuộc lao động, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đóng góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ tổ quốc.

CH: Nêu tên một số sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất?

Trả lời:

  • Những sản phẩm do nhà máy Cơ Khí Hà Nội sản xuất là: máy phay, máy tiện, máy khoan, tên lửa A12….

Nhà máy thủy điện Thác Bà trên dòng sông Chảy. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Sự hỗ trợ kinh tế của Liên Xô và trước hết là Nga dành cho Việt Nam trong giai đoạn giữa hai cuộc kháng chiến hướng vào việc xây dựng và phát triển các ngành kinh tế chủ chốt. Một phần ba sự giúp đỡ của Liên Xô là viện trợ không hoàn lại. Trong 10 năm này, 92 xí nghiệp khác nhau đã được khôi phục và thi công. Khi kháng chiến chống Mỹ bùng nổ, những cơ sở này trở thành trụ cột kinh tế của miền Bắc Việt Nam. Trong số đó có vài nhà máy điện lực. Nổi tiếng nhất như Uông Bí và Thác Bà thường được nhắc khi nói tới sự hỗ trợ của Liên Xô dành cho nền kinh tế Việt Nam trước cuộc kháng chiến lần thứ hai. Nhưng ít ai nghe thấy về nhà máy thủy điện Bàn Thạch. Thực tế, đó là công trình thủy điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, nằm trên hệ thống kênh mương lớn được tạo ra bằng sức người.

Như Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Điện lực Dương Quốc Chính từng ghi nhận vào cuối năm 1959, nhà máy thủy điện này vô cùng cần thiết cho đất nước. Thứ nhất, để cung cấp điện cho cơ sở nông nghiệp và công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, thứ hai là cơ hội trau dồi kinh nghiệm thi công thủy điện từ Liên Xô, cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia đào tạo nên một lực lượng công nhân xây dựng.

Cả hai mục tiêu này đều đã đạt được. Đặc biệt, trạm bơm Yên Định đi vào hoạt động nhờ nguồn điện Bàn Thạch và 20.000 ha đất canh tác bắt đầu cho thu hoạch hai vụ lúa một năm. Năng lượng của thủy điện Bàn Thạch đến với các xí nghiệp gang thép và xay xát lúa, tới thành phố Thanh Hoá. Tới nhà máy cưa gỗ có sản phẩm đường gờ sàn được xuất khẩu sang Liên Xô, nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia và nhà xây dựng. Nhà máy cưa gỗ cũng được thành lập vào năm 1956, trang bị công nghệ của Liên Xô, sáu chuyên gia từ Nga đã làm việc tại đây để hướng dẫn các công nhân Việt Nam.

Điện Bàn Thạch cũng là trường dạy nghề tuyệt vời cho các nhà thủy điện tương lai của Việt Nam. Như ông Mikhail Kiparisov, một chuyên gia Liên Xô từng làm việc tại công trình nhớ lại, hàng trăm người Việt Nam đã dự các khóa học đào tạo. Sau này trong các bức thư gửi những người bạn Nga đã trở về quê hương, họ cho biết nhiều người đã trở thành kỹ sư, thợ cả, được đánh giá khen thưởng vì thành tích xuất sắc trên các công trình khác.

Nhà máy điện Bàn Thạch được đưa vào hoạt động năm 1961, trở thành công trình thủy điện đầu tiên tại Việt Nam xây dựng sau Cách mạng tháng Tám. Nhưng 5 năm sau đó, Bàn Thạch là một trong những cơ sở kinh tế đầu tiên của Việt Nam bị máy bay Mỹ ném bom.

"Nhà máy đã bị tàn phá, ông Dương Quốc Chính viết cho ông Mikhail Kiparisov. Nhưng tình hữu nghị giữa người Việt Nam và người Nga sẽ được gìn giữ mãi mãi. Dựa trên kinh nghiệm của các bạn, sự giúp đỡ của các bạn, chúng tôi nhất định sẽ giành chiến thắng và xây dựng các nhà máy điện mới".

Ông Mikhail Kiparisov thường nghĩ tới những dòng viết của vị bộ trưởng Việt Nam mỗi lần ông nghe thấy tin tức về các công trình điện lực Hòa Bình, Phả Lại, Trị An… Ông mường tượng ở nơi đó, sát cánh làm việc cùng các chuyên gia đến từ Nga có những người lao động Việt Nam từng được đào tạo trên công trường thủy điện đầu tiên của đất nước - nhà máy điện Bàn Thạch.

PV [Báo Tin Tức]

Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta. Lịch sử 5 tuần 23.

Thủy điện Ankroet

Thủy điện Ankroet [Việt Nam]

Nhà máy thủy điện Ankroet là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam, xây dựng trên suối Vàng ở thôn Đan Kia xã Lát huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng [1][2][3].

Thủy điện Ankroet có công suất lắp máy 600kW với hai tổ máy, khởi công tháng 10/1942 và khánh thành tháng 10/1945, chính thức phát điện năm 1946 [3].

Thủy điện Ankroet ở bên hồ Dankia - Suối Vàng thơ mộng, cách thành phố Đà Lạt gần 20km về phía tây bắc. Nước từ hồ qua ống áp lực xuyên rừng chuyển đến nhà máy 11°59′55″B 108°21′36″Đ / 11,998591°B 108,359896°Đ / 11.998591; 108.359896 [title] cách hồ cỡ 1km.

Nhà máy có kiến trúc đá rất đặc trưng của vùng tây nam nước Pháp và kiến trúc công xưởng đặc trưng đầu thế kỷ 20.[4]

Lịch sửSửa đổi

Khởi đầu, thủy điện có công suất 600kW với hai tổ máy do Hãng Bell của Mỹ sản xuất vào năm 1940. Trục tuôcbin nằm ngang, cả khối máy nổi trên mặt đất, khác với các công trình thủy điện sau này các tuôcbin nằm sâu dưới lòng đất với trục đứng. Công suất thiết kế ban đầu của Ankroët chỉ 600kW, nhỏ hơn trăm lần so với những thủy điện hạng trung hiện nay, nhằm cung cấp điện cho đô thị Đà Lạt khi đó. Điều khiến thủy điện Ankroët trở nên đặc biệt là toàn bộ nhà máy phát điện, bờ chắn hai đập nước liên hoàn xây bằng đá xanh khai thác ngay tại địa phương bằng công sức của các phu phen người Việt.

Năm 1962, để có điện phục vụ cho việc xây dựng thủy điện Đa Nhim [Đơn Dương, Lâm Đồng], chính quyền đương thời đã lắp thêm tổ máy nâng công suất Ankroët lên 3.100kW. Năm 1964, Nhà máy thủy điện Đa Nhim hoàn thành với công suất 160 MW [gấp khoảng 50 lần thủy điện Ankroët], cung cấp điện cho một nửa miền Nam khi đó.

Năm 2004, sau gần 60 năm hoạt động liên tục, những tổ máy cũ buộc phải thay thế bằng những tổ máy mới do Trung Quốc sản xuất cùng công nghệ nhưng công suất lớn hơn. Hai tổ máy sau khi hoàn thành sứ mệnh đã được đưa về xưởng sửa chữa của Công ty Điện lực Lâm Đồng và nằm đó suốt 10 năm. Năm 2014, một tổ máy đã được sửa chữa và phục chế để trưng bày tại nhà truyền thống của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổ máy còn lại hiện vẫn còn lưu tại xưởng để sau khi phục chế, tổ máy sẽ được đưa lại vào Nhà máy thủy điện Ankroet để trưng bày.[5].

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm nhà máy thủy điện lâu đời nhất Việt Nam [17/10/1945 - 17/10/2015], nhà máy thủy điện Ankroet đã chính thức thay thế, đưa vào vận hành hệ thống điều khiển nhà máy theo công nghệ mới, chuyển hệ thống điều khiển nhà máy từ bán tự động sang công nghệ tự động hiện đại. Công nghệ mới này sẽ giúp giảm sức lao động và nâng cao độ an toàn cho người điều khiển thiết bị tại nhà máy.[3]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-49-1-B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ a b c “Kỷ niệm 70 năm nhà máy thủy điện lâu đời nhất Việt Nam”.. Tuổi trẻ Online, 18/10/2015. Truy cập 11/02/2017.
  4. ^ “Nhà máy thủy điện Ankroet thành sản phẩm du lịch”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2015.. Trang tin Dalat Ngaynay, 19/9/2006. Truy cập 11/02/2017.
  5. ^ “Dấu xưa Ankroët”. Tuổi trẻ Online, 11/06/2015. Truy cập 11/02/2017.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhà máy thủy điện Ankroet.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Video liên quan

Chủ Đề