Nhà quản lý sản xuất là gì

Quản lý sản xuất là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Quản lý sản xuất gắn kiền với các hoạt động sản xuất – kinh doanh, làm sao để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng chất lượng nhất. QLSX phải gắn liền với con người. Tuy nhiên, làm sao để quá trình quản lý sản xuất có thể đảm bảo hoạt động hiệu quả? Những kỹ năng và yêu cầu như thế nào mà người quản lý sản xuất cần có để đảm bảo công việc được diễn ra trôi chảy và trơn tru.  Dưới đây là một số kỹ năng cần có của nhà quản lý sản xuất!

Kỹ năng tổ chức sản xuất 

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà nhà quản lý sản xuất cần có. Không một quy trình sản xuất nào được tiến hành khi không được lập kế hoạch cụ thể, cũng như tổ chức, sắp xếp quy trình hay đội ngũ nhân sự,đặc điểm sản phẩm. Tổ chức sản xuất vô cùng quan trọng để quá trình sản xuất được vận hành hiệu quả, đúng tiêu chuẩn và mang lại năng suất cao. 

Chính vì thế, người quản lý cần hiểu mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu cũng như các đặc điểm đặc trưng của sản phẩm. Từ đó, họ có thể lên kế hoạch về nhân lực, thời gian hay cách thức làm việc. Hoạt động tổ chức sản xuất cần đảm bảo độ chính xác cao, tính khoa học và tính khả thi tối ưu nhất. 

Kỹ năng kiểm soát thời gian

Thời gian là thứ quan trọng mà nhà quản lý cần kiểm soát tốt để đảm bảo sản phẩm đưa ra thị trường đúng hạn, đúng tiêu chuẩn. Do đó, nhà quản lý sản xuất cần phát triển và liên tục cải thiện những kỹ năng của mình để giúp cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Kỹ năng này đòi hỏi nhà quản lý phải có nhiều trải nghiệm qua thời gian để tích lũy dần dần, cũng như các khóa học đào tạo bên ngoài. 

Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả

Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả cũng là một trong những kỹ năng mềm mà nhà quản lý sản xuất cần trau dồi để thúc đẩy hoàn thành công việc. Người có khả năng lãnh đạo sẽ là người xác định được sự thay đổi trong định hướng chiến lược mà còn thực hiện với một thái độ tích cực và học hỏi được từ việc đó.

Định mức lao động và tổ chức áp dụng mức lao động tại tổ sản xuất

Định mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức sẵn xuất, kĩ thuật, tâm sinh lí và kinh tế – xã hội nhất định. Định mức lao động là khái niệm quá phổ biến trong quản lý sản xuất. 

Trong sản xuất, việc định mức số lượng lao động và tổ chức công việc cho các đội sản xuất là công việc khó khăn. và đòi hỏi nhà quản lý sản xuất phải đầu tư nhiều thời gian. Họ phải hiểu rõ được đặc trưng của từng công đoạn, từng đội sản xuất. Từ đó mới có cơ sở để có kế hoạch chi tiết định mức và yêu cầu cụ thể. Việc định mức và tổ chức các nhóm lao động không chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình, đến dây chuyền làm việc của cả đội sản xuất.

Tạo động lực cho nhân viên

Người quản lý tốt không đơn giản là người có khả năng quản lý công việc và điều phối nhân viên. Họ phải là người hiểu được tính chất công việc cũng như môi trường làm việc của mỗi bộ phận. Từ đó, họ sẽ đưa ra chế độ đãi ngộ phù hợp và hợp lý. Đó là một trong những điều kiện để  nhân viên làm việc hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Người quản lý thông minh còn là người nhìn thấy được tính chất công việc để có chiến lược tăng hiệu quả nhưng giảm giờ làm cho nhân viên bằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, bằng việc cắt giảm những công đoạn không cần thiết, làm mới sản phẩm,…

Hoạch định lịch trình sản xuất

Lịch trình sản xuất khoa học và cụ thể là một trong những điều kiện cơ bản để quá trình sản xuất diễn ra theo đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Do đó, quá trình hoạch định lịch trình sản xuất cần đảm bảo sự chính xác, phù hợp với từng công việc. Để có thể làm được điều này, người quản lý sản xuất cần nắm bắt một cách tổng quát tính chất và đặc trưng của từng công việc, yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể. Từ đó họ có sự sắp xếp phù hợp và linh hoạt nhất, tạo điều kiện cho quá trình làm việc của mỗi bộ phận được thực hiện thuận lợi và mang lại giá trị, chất lượng cao.

Nhà quản lý sản xuất cần lựa chọn bộ công cụ quản lý thông minh

Để quản lý sản xuất hiệu quả thì không thể thiếu bộ quản lý công cụ thông minh. Bời vì dù người quản lý sản xuất có giỏi tới đâu thì đứng trước thời đại công nghiệp hóa 4.0, việc ứng dụng công nghệ là hoàn toàn cần thiết.  Quá trình quản lý sản xuất với rất nhiều yêu cầu và nhiệm vụ khắt khe. Nó đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và khoa học trong từng công việc, từng giai đoạn.Nếu thiếu bộ công cụ quản lý thông minh, nhà quản lý sản xuất giỏi tới đâu cũng không thể đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả. Phần mềm quản lý sản xuất có thể là sự lựa chọn hoàn hảo.

Phần mềm quản lý sản xuất digiiPM là sản phẩm của công ty Giải pháp Công nghệ OOC. Dưới nền tảng gần 20 năm tư vấn của OCD, digiiPM là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp quản lý sản xuất hiệu quả, tối ưu hóa chi phí tối đa.

Lợi ích của phần mềm:

  • Dự báo nhu cầu mua hàng đúng tiến độ và khối lượng, tối ưu hóa chi phí đầu vào
  • Kiểm soát tiêu hao nguyên vật liệu, đánh giá/điều chỉnh BOM
  • Kiểm soát được chất lượng, giảm rework
  • Dễ dàng mở rộng với chi phí dưới 50%: Tạo cơ sở cho setup hệ thống quản lý.sản xuất cho dây chuyền/ nhà máy mới
  • Gia tăng độ tin cậy đối với khách hàng nhờ tính chính xác, minh bạch và tốc độ
  • Giảm chi phí nhân lực và gia tăng chất lượng lao động
  • Giảm thời gian truy xuất dữ liệu
  • Cung cấp thông tin tin cậy giúp tối ưu hóa các quá trình sản xuất và quản trị, tìm ra điểm rủi ro cần kiểm soát và điểm yếu cải tiến

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Related

Mô tả công việc quản lý sản xuất sẽ được Jobs365 đưa ra những thông tin cho bạn tìm hiểu trong bài viết này, theo như khảo sát thì hầu hết quản lý sản xuất là việc không thể thiếu trong những nhà máy hay xí nghiệp. Vậy, công việc quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất ra sao? Để trở thành nhà quản lý sản xuất giỏi bạn cần phải làm gì? Hãy cùng công ty Tuyển Dụng 365 xem ngay bài viết nhé.

Hiểu đúng về công việc quản lý sản xuất – Mục tiêu của quản lý sản xuất

Ở bất kỳ ngành công nghiệp nào thì công việc quản lý sản xuất cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa sao cho hiệu quả và đúng tiến độ, như vậy mới đạt tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng theo như quy định của doanh nghiệp.

Hiểu đúng về quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp, thường các hoạt động này sẽ gắn liền các khu nhà máy, nhà xưởng và xí nghiệp sản xuất.

Vai trò của quản lý sản xuất chính là trực tiếp vào việc chuẩn bị kế hoạch, kiểm tra, giám sát tất cả các quá trình của sản xuất để đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được cung cấp đúng thời gian và đúng số lượng, đạt chuẩn về chất lượng đã được đề ra trong kế hoạch sản xuất trước đó.

Mục tiêu của quản lý sản xuất

  • Thực hiện tốt việc sản xuất nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đúng với số lượng đã được đề ra và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
  • Thiết lập và duy trì các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Đạt đến tính linh hoạt cao trong việc đáp ứng những nhu cầu về sản phẩm cho Quý khách hàng.
  • Đảm bảo rằng trong quy trình tạo ra sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Dưới đây là 3 phương pháp quản lý sản xuất hay được áp dụng trong các doanh nghiệp:

  • Phương pháp tổ chức dây chuyền: phương pháp này được chia thành từng bước, thành những công việc nhỏ để tạo ra một trình tự hợp lý để có thể đáp ứng những yêu cầu về thời gian sản xuất quy định. Mỗi bộ phận sẽ thực hiện những công việc khác nhau sao cho phù hợp vì thế từng bộ bộ sẽ được cung cấp và trang bị những máy móc, thiết bị và dụng cụ dùng cho công việc. Quá trình này sẽ được hoạt động theo một chế độ hợp lý.
  • Phương pháp sản xuất theo nhóm: quy trình sản xuất cùng các công nghệ, máy móc và các dụng cụ được thiết kế để làm chung cho cả nhóm sao cho phù hợp với những chi tiết đã chọn trước đó. 
  • Phương pháp đơn chiếc: phương pháp này được sử dụng trong việc tổ chức sản xuất và chế biến những sản phẩm đơn chiếc hay những đơn đặt hàng nhỏ. Với phương pháp này, người ta chỉ quy định các công việc chung cần phải thực hiện những gì chứ không cần phải lập trình công nghệ cẩn thận cho từng sản phẩm một.

Mô tả công việc quản lý sản xuất

Tùy vào nhu cầu và hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp mà việc mô tả công việc quản lý sản xuất cũng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây Jobs365 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về công việc quản lý sản xuất.

Nhiệm vụ chính

Phân tích lập kế hoạch và quản trị hoạt động, quản lý sản xuất gồm những công việc vụ thể:

  • Cùng với bộ phận kinh doanh của công ty lên kế hoạch phân tích đơn hàng của các khách hàng.
  • Nhận nhiệm vụ làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm thỏa thuận và chốt ngân sách, cùng thời gian sản xuất và chất lượng của sản phẩm dựa trên công suất và nguyên liệu hiện có.
  • Có nhiệm vụ lập kế hoạch cùng các lịch trình trong sản xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.
  • Phân công các nhiệm vụ công việc cụ cho từng bộ phận sản xuất.
  • Chuẩn bị các thiết bị, vật liệu cùng với nhận sự phục vụ cho mỗi đơn hàng nhằm đảm bảo rằng quy trình sản xuất được hoạt động liên tục.
  • Cần phải lên kế hoạch để thực hiện công việc sao cho đúng tiến độ, các sản phẩm phải đạt chuẩn chất lượng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ tài chính cho phép.
  • Cân nhắc xem khối lượng công việc đang tồn động nhằm lập kế hoạch sản xuất cho những đơn hàng mới.

Kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất gồm những công việc cụ thể sau:

  • Thực hiện việc chỉ đạo những đơn hàng cùng với việc lập kế hoạch điều chỉnh khi cần, phân công công việc cụ thể cho các trưởng bộ phận cùng với giám sát sản xuất.
  • Nhận nhiệm vụ xây dựng, bổ sung và sửa đổi những hướng dẫn sản xuất.
  • Giám sát quá trình sản xuất cũng như làm việc của công nhân ở các bộ phận.
  • Phát hiện kịp thời khi sản phẩm bị lỗi.
  • Bảo đảm an toàn trong các hoạt động sản xuất hàng ngày.
  • Theo dõi quy trình cũng như tiến độ sản xuất.

Quản lý máy móc, thiết bị sản xuất của công ty gồm những công việc cụ thể:

  • Lên kế hoạch tổ chức sửa chữa cung như bảo dưỡng các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất.
  • Lập kế hoạch chi tiết mua thêm máy cùng thiết bị mới để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và đưa lên cho cấp trên phê duyệt.
  • Bàn giao các phương tiện kỹ thuật cùng những hướng dẫn sử dụng máy móc cho nhân viên thuộc bộ phận kỹ thuật.

Quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân sự gồm những công việc cụ thể sau:

  • Tổ chức, sắp xếp công việc cho công nhân trực thuộc cùng lên kế hoạch thực hiện các buổi kiểm tra tay nghề.
  • Lựa chọn ra những ứng viên có thể đáp ứng tốt được công việc theo yêu cầu của công ty.
  • Triển khai và lên kế hoạch để đào tạo nhân viên mới, nhằm đánh giá được năng lực của từng nhân viên để lên kế hoạch đào tạo những người có tiềm năng.

Kết luận:

Công việc quản lý sản xuất là bộ phận rất quan trọng trong các khâu sản xuất hiện nay doanh nghiệp đang rất cần những người tiềm năng với công việc này. Vì thế hãy học hỏi nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của từng doanh nghiệp. 

Công ty tuyển dụng Bình Dương 365 SHR là đơn vị chuyên cung cấp nhân sự cho các doanh nghiệp tại đây nhân viên được đào tạo bài bản và lành nghề để có thể đáp ứng được những yêu cầu phù hợp với doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi qua thông tin:

CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NHÂN LỰC VÀ GIẢI PHÁP NHÂN SỰ 36

Địa chỉ: B15, Đường Phạm Văn Đồng, Khu Phố UNITOWN, Phường Hòa  Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Điện thoại: 035 2171 444

Website: //jobs365.vn/

Email:

Video liên quan

Chủ Đề