Sinh mổ bao lâu hết thuốc tê

Những cơn đau khi sinh khiến nhiều người cảm thấy khó chịu vì thế mẹ bầu tìm đến các phương pháp giảm đau khi sinh. Giảm đ

Cách làm giảm cơn đau đẻ Giảm đau khi sinh trong sản khoa được chia ra 2 nhóm phương pháp: Phương pháp không dùng thuốc và phương pháp dùng thuốc.
Phương pháp không dùng thuốc
bao gồm: bấm huyệt, châm cứu, tâm lý liệu pháp, âm nhạc, thôi miên, thủy liệu pháp, tư thế khi sanh, ... Phương pháp dùng thuốc bao gồm: Thuốc gây nghiện đường tĩnh mạch, khí mê và gây tê vùng [Gây tê ngoài màng cứng [NMC], gây tê tủy sống hoặc phối hợp gây tê NMC - tê tủy sống. Hiện nay, phương pháp gây tê NMC là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất và phù hợp nhất cho bà mẹ và bé đối với cả trường hợp sinh thường hay sinh mổ. Với những sản phụ đã được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau, nếu có chỉ sinh mổ lấy thai, họ sẽ được tiêm thuốc tê với liều lượng, nồng độ lớn hơn để mổ.

Thuốc giảm đau khi sinh thường Thuốc giảm đau khi sinh thường được sử dụng hiệu quả an toàn nhất cho mẹ và bé hiện nay là phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay đẻ không đau. Đẻ không đau là dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau. Thuốc tê được bơm vào khoang ngoài màng cứng [không phải trong tủy sống, khoang này nằm bên ngoài tủy sống, bắt đầu từ đốt sống cổ đầu tiên đến vùng cùng - cụt]. Bằng kỹ thuật chuyên môn, người bác sĩ gây mê hồi sức sẽ xác sinh khoang này và luồn 1 ống thông nhỏ vào đó, thuốc tê được truyền liên tục để giảm đau cho đến khi sanh xong. Trong đẻ không đau, tê tủy sống ít khi được thực hiện riêng lẻ, thường là tê tủy sống [lượng thuốc tê rất ít] phối hợp cùng tê ngoài màng cứng. Tê tủy sống cho phép giảm đau ngay sau khi tiêm. Còn tê NMC, sau liều lớn thuốc tê đầu tiên, phải mất khoảng 10 phút thì sản phụ mới hết đau. Thuốc tê sử dụng trong tê NMC để giảm đau thường dùng với nồng độ rất thấp, chỉ đủ để ức chế cảm giác đau mà không làm ảnh hưởng đến vận động. Vậy, việc rặn sinh sẽ diễn ra gần như bình thường, sản phụ có thể yên tâm.

Việc truyền thuốc tê liên tục vào khoang NMC, ở một số sản phụ, đôi khi hoàn toàn không đau, hoặc có cảm giác nặng chân, bác sĩ gây mê phải điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Mục tiêu của đẻ không đau là làm giảm 70-80% cảm giác đau, chỉ chừa lại 20-30% đau, đủ để sản phụ biết cơn gò gây đau, phối hợp rặn tốt khi cổ tử cung mở trọn.

Thuốc giảm đau khi sinh mổ Đối với trường hợp sinh mổ, chỉ cần gây tê ngoài màng cứng để giảm đau lúc mổ và duy trì giảm đau sau mổ là đủ, không cần phải gây tê tuỷ sống. Với những sản phụ có làm giảm đau sản khoa bằng phương pháp gây tê NMC, trong quá trình theo dõi chuyển dạ, nếu có chỉ định mổ lấy thai, khi vào phòng mổ, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ bơm tiếp thuốc tê với nồng độ và liều lượng lớn để mổ. Sau mổ, những sản phụ này có thể hưởng lợi bằng việc tiếp tục giảm đau ngoài màng cứng sau mổ.
Gây tê ngoài màng cứng có gây nguy hiểm cho bé không?
Thuốc tê sử dụng để gây tê NMC không gây nguy hiểm gì cho bé. Gây tê NMC chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh [cảm giác đau] ở bà mẹ, không gây độc cho bé. Huyết áp của mẹ phải được giữ ổn định và theo dõi thường xuyên, nếu cần có thể được điều chỉnh bằng thuốc.
Những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đối với người mẹ

  • Sản phụ có thể cảm thấy một chút khó chịu tạm thời do giảm huyết áp. Đôi khi lạnh run, ngứa cũng có thể xảy ra. Sản phụ có thể cảm thấy tê chân, hai chân hơi nặng hoặc khó khăn khi nhấc chân lên.
  • Sản phụ có thể cảm thấy khó khăn thoáng qua khi tiểu và có thể phải đặt ống thông tiểu.
  • Đau lưng sau sinh: Một số phụ nữ cho rằng đau lưng sau sinh là do gây tê ngoài màng cứng tuy nhiên không một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sanh là do gây tê NMC. Trên thực tế, 50% sản phụ không dùng phương pháp “đẻ không đau” khi đi sinh, vẫn gặp đau lưng sau sinh.

Đau lưng sau sinh có thể do những nguyên nhân sau: sự biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng, tư thế không phù hợp trên bàn sanh do đau,... Tuy nhiên, nếu đau do gây tê NMC tại vị trí tiêm, nó sẽ tự hết trong 48 giờ.

Trong Gây mê Hồi sức, gây tê tuỷ sống là kỹ thuật thường được áp dụng nhiều để vô cảm cho các phẫu thuật từ vùng bụng dưới đến bàn chân của người bệnh. Đây cũng là phương pháp vô cảm hàng đầu được ưu tiên lựa chọn trong phẫu thuật lấy thai ở phụ nữ khỏe mạnh mang thai.

Gây tê tủy sống trong phẫu thuật lấy thai

Phương pháp gây tê tuỷ sống được ưu tiên lựa chọn trong phẫu thuật lấy thai vì kỹ thuật thực hiện không khó, thời gian khởi phát tác dụng giảm đau nhanh, chất lượng tốt, đảm bảo cho phẫu thuật. Hơn thế, khi gây tê tủy sống, thuốc gây tê không làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi và sau mổ còn tác dụng của thuốc tê, nên sản phụ giảm đau trong một thời gian mà không cần phải sử dụng thêm thuốc giảm đau như các trường hợp gây mê toàn thân.

Kỹ thuật giảm đau trong khi mổ gây tê tuỷ sống được thực hiện như thế nào ? 

Khi thực hiện kỹ thuật gây tê tủy sống, bác sĩ dùng cây kim rất nhỏ, đâm qua da và xuyên qua các dây chằng vào ống tủy sống, sau đó bơm thuốc tê qua cây kim này vào trong dịch não tuỷ. Thuốc tê sẽ ức chế có hồi phục dẫn truyền của các rễ thần kinh, các rễ thần kinh này không được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài thần kinh và tiếp xúc trực tiếp với thuốc tê trong dịch não tuỷ. Kết quả là người bệnh sẽ tê và không đau vùng phẫu thuật. Có đến 50% các bà mẹ có hiện tượng đau lưng trong những tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, đau lưng do biến chứng gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tuỷ sống là khá hiếm, đặc biệt là đau xuất hiện sau nhiều năm ổn định mà không có vấn đề nghiêm trọng xảy ra liên quan đến việc gây tê trước đó.

Vị trí gây tê tủy sống cho mổ đẻ hay gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau cũng nằm trong vùng thắt lưng. Do đó, nhiều người nhận định rằng đó là nguyên nhân gây đau lưng mà không được biết đến nguyên nhân liên quan gây đau lưng sau sinh đã tiềm tàng ngay từ khi bắt đầu mang thai.

Hình ảnh Bác sĩ Gây mê đang thực hiện gây tê tủy sống

Giãn dây chằng sinh lý Khi có thai, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, các cơn đau lưng sẽ rõ ràng hơn bao giờ hết, bởi hàm lượng hormon trong cơ thể thay đổi khiến các khớp xương trở nên lỏng lẻo. Thai nhi phát triển, khiến phần xương cột sống phải chịu đựng sức nặng, sức ép của cơ thể, gây ra tình trạng đau lưng. Đau lưng khi mang thai cũng là nguyên nhân làm thoái hóa cột sống sau này. Có hai kiểu đau lưng ở người phụ nữ mang thai. -    Đau lưng ở các đốt xương sống ngang thắt lưng, ở phần lưng dưới. -    Đau vùng chậu, tức là vùng đệm ở mặt sau xương chậu. Cột sống của người phụ nữ mang thai sẽ thay đổi dần theo tiến trình phát triển của thai nhi, các khớp đốt sống nhất là vùng thắt lưng cùng với các dây chằng cột sống giãn theo tư thế khi thai nhi lớn dần lên. Để giữ cho cơ thể khỏi ngả về phía trước, người phụ nữ mang thai phải cố gắng gồng và vươn người về phía sau để giữ cơ thể thăng bằng.

Thiếu canxi

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác như: Acid folic, vitamin A, D, B1.... Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của người mẹ lúc này không thể đáp ứng nhu cầu canxi, cơ thể phải lấy từ mẹ để bù đắp cho thai nhi và gây ra loãng xương. Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ vẫn ở trạng thái tương đối yếu, chưa kịp phục hồi. Mặt khác, mẹ phải cho con bú thường xuyên, lượng canxi bị thất thoát một lần nữa, tạo cơ hội những cơn đau lưng khởi phát.

Tư thế cho con bú

Nhiều bà mẹ có tâm lý để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể phải gồng, gập người hết cỡ làm căng cơ cổ và lưng, gây ra tình trạng đau lưng, đau mỏi vai gáy. Nguyên nhân này khá phổ biến trong 1-2 tháng đầu sau khi sinh con. Không chỉ vậy, thói quen thường xuyên cúi người về phía trước, mắt chăm chú nhìn con bú cũng là yếu tố dẫn đến chứng đau lưng sau sinh

Làm việc quá sức hoặc nằm im không vận động

Sau khi sinh, có 2 nhóm phụ nữ dễ bị đau lưng hơn cả: Một là nằm yên bất động cả ngày; Hai là làm việc quá sức khi sức khỏe chưa hồi phục. Một số trường hợp chị em làm việc, đi lại nhiều, khiến các dây chằng giãn ra và làm lưng bị đau. Ngoài ra, thói quen nằm đệm quá cứng, thường xuyên đi giày cao gót, stress... cũng dễ bị đau lưng sau sinh.

Như vậy, để phòng ngừa và cải thiện chứng đau lưng sau sinh, chị em nên có chế độ ăn uống khoa học kết hợp với mát xa và luyện tập thể dục nhẹ nhàng để không bị những cơn đau hành hạ.

Hình ảnh Bác sĩ Sản khoa đang thực hiện mổ lấy thai

Tình trạng đau lưng sau gây tê tủy sống khi mổ lấy thai là có, tuy nhiên không đáng kể, thậm chí có sản phụ không có cảm giác đau. Bởi vì kích thước cây kim gây tê tủy sống rất nhỏ [chỉ lớn hơn sợi tóc], khi đâm nhanh qua da thì hầu như người bệnh ít có cảm giác đau do tổn thương mô quá ít.
Sau phẫu thuật, khi hết tác dụng của thuốc tê trong tủy sống, vết kim đâm khi gây tê hầu như không gây đau, nếu có chỉ là cảm giác tức nhẹ [tùy theo cảm giác của mỗi người] và sẽ nhanh chóng lành theo cơ chế phục hồi tự nhiên của cơ thể trong những ngày đầu. Sản phụ không có cảm giác đau tại chỗ đâm kim khi gây tê tủy sống và càng không có triệu chứng đau kéo dài sau mổ.

Hình ảnh mẹ và bé da kề da sau sinh mổ

Để cập nhật chi phí phương pháp giảm đau sau sinh mổ, vui lòng liên hệ: Fanpage Bệnh viện Quốc tế Vinh

--------------------------------

Xem thêm: 

Những điều cần biết về phương pháp gây tê tuỷ sống và gây mê nội khí quản trong sinh mổ

Giảm đau sau sinh mổ tại Hoàn Mỹ Vinh

Gói sinh trọn gói tại Bệnh viện Quốc tế Vinh

Video liên quan

Chủ Đề