Nguyên nhân gây bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore: triệu chứng, nguyên nhân. Loài vi khuẩn gây bệnh “ăn thịt người” có tên khoa học là Aeromonas hydrophila sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ, nước bẩn, nước bùn và trong cống rãnh

Hiện nay, nhiều thông tin không chính thống làm hoang mang dư luận về vấn đề vi khuẩn “Whitmore” gây ra căn bệnh “ăn thịt người”. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ chủng vi khuẩn gây bệnh “ăn thịt người” đang gây xôn xao trong cộng đồng thời gian qua để tránh những hiểu lầm cũng như bảo vệ gia đình và người thân tránh mắc phải căn bệnh này.

=> Xem thêm: Chi phí giải mã gen cho trẻ, giá xét nghiệm gen ung thư di truyền

Vi khuẩn gây bệnh “ăn thịt người” là gì?

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, loài vi khuẩn gây bệnh “ăn thịt người” có tên khoa học là Aeromonas hydrophila sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ, nước bẩn, nước bùn và trong cống rãnh. Vi khuẩn này được tìm thấy chủ yếu ở những nơi có khí hậu ấm áp, chẳng hạn như ở Việt Nam, Lào, Campuchia...

Nó đã được giới khoa học ghi nhận được vào những năm 1980. Con đường xâm nhập của vi khuẩn thông qua vết thương hở hoặc khi ăn hải sản sống, bẩn. Ngoài ra, vi khuẩn ăn thịt người có thể gây nhiễm trùng máu và tử vong nhanh chóng, đặc biệt ở người có bệnh gan và miễn dịch suy yếu.

Vậy bệnh Whitmore bản chất là gì?

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có tên Burkholderia pseudomallei, gây chết người do viêm phổi hay nhiễm trùng máu. Trường hợp nặng nhất có thể suy nội tạng khi không điều trị kịp thời và đúng cách. Phương cách vi khuẩn Whitmore tấn công là gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác. Vi khuẩn này kháng nhiều loại kháng sinh thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể không chống lại chúng một cách hữu hiệu.

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei được Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của Mỹ CDC liệt vào đối tượng có nguy cơ như "khủng bố sinh học" vì tính nguy hiểm. Cứ 10 người nhiễm vi khuẩn nếu không được điều trị thì 9 người tử vong. Người được điều trị đúng kháng sinh thì vẫn có khoảng 4 trong số 10 người tử vong. Nếu điều trị trong cơ sở y tế với chăm sóc tích cực có thể giảm tỷ lệ tử vong còn dưới 2 trong 10 người. Bệnh Whitmore thường xảy ra ở miền Bắc Australia, Papua New Guinea, Đông Nam Á, ở hầu hết các tiểu lục địa Ấn Độ và miền Nam Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

Triệu chứng của bệnh “ăn thịt người”

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila có thể làm hoại tử mô nên chúng ta có cảm giác bệnh nhân đang bị “ăn thịt”. Thực tế cho thấy, ở thể thông thường, vi khuẩn gây bệnh “đốm đỏ” nhiễm trùng, lở loét ở cá, tôm, ba ba… Các triệu chứng ở người thường là nhiễm trùng khá nhẹ và sau đó vài ngày vết thương tự lành. Tuy nhiên, ở thể biến dị, vi khuẩn tiết 2 độc tố gây bệnh “thối rữa thịt” (necrotizing fasciitis) gây nhiễm trùng nghiêm trọng, dẫn đến hoại tử mô và có thể gây mất tay chân. Nặng hơn, bệnh nhân có thể tử vong khi nhiễm vi khuẩn trên.

Vì sao có sự nhầm lẫn với vi khuẩn gây bệnh “Whitmore”?

Bệnh “Whitmore” được mệnh danh là “kẻ bắt chước vĩ đại” do không có đặc điểm lâm sàng đặc hiệu. Các triệu chứng thường rất giống với các bệnh khác như bệnh lao phổi, bệnh cúm, sốt nên nhiều trường hợp không phát hiện bệnh này sớm mà nhầm lẫn với các bệnh khác. 

Đường lây nhiễm chủ yếu của vi khuẩn này là do hít phải bụi bẩn hoặc uống phải nước bị ô nhiễm chứa vi khuẩn và tiếp xúc với đất bị ô nhiễm chứa vi khuẩn, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da. Việc lây nhiễm giữa người với người rất khó xảy ra trong quan hệ thường ngày, chỉ có thể xảy ra qua quan hệ tình dục, hoặc sử dụng chung kim tiêm. Vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng máu hay loét hoại tử nên bị gọi là “ăn thịt người”.

Phòng ngừa căn bệnh từ vi khuẩn “ăn thịt người”

Thực chất, cho dù là vi khuẩn gây bệnh “ăn thịt người” hay vi khuẩn gây bệnh “Whitmore” thì cả hai loại trên đều có khả năng gây tử vong cao. Cách phòng tránh chung cho cả hai loại vi khuẩn trên là:

  • Nếu có vết thương ngoài da như đứt tay chân và gây chảy máu… người dân không nên đi bơi hay tắm ở ao hồ bẩn để phòng tránh bị truyền bệnh hoặc truyền bệnh cho người khác.

  • Sau khi bơi, chú ý vệ sinh da sạch sẽ bằng xà phòng, sữa tắm có độ kiềm cao để tẩy sạch chất hữu cơ bám dính vào cơ thể.

Điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Do bệnh không có các biểu hiện lâm sàng cụ thể, vì vậy, khi có người thân có các dấu hiệu như sốt kéo dài, co giật… và từng tiếp xúc những nơi có nguồn nước bẩn hoặc ăn phải các loại hải sản bẩn, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ quan y tế để khám và chữa trị càng sớm càng tốt.

Tags:

Tôi đọc báo thấy gần đây có một số trường hợp nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'. Vi khuẩn này có lây từ người sang người không, đề phòng thế nào? (Lê Ngọc, 40 tuổi).

Trả lời:

"Vi khuẩn ăn thịt người" là cách gọi phổ biến của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore. Mới đây tại Thanh Hóa ghi nhận 2 ca bệnh Whitmore là trẻ em, trong đó một trẻ bị biến chứng suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn đã tử vong. Trước đó một người phụ nữ 40 tuổi tại Đắk Lắk cũng được xác định nhiễm bệnh. Thời gian tới với điều kiện môi trường ô nhiễm tại một số nơi, có thể sẽ ghi nhận thêm ca mắc Whitmore mới.

Whitmore không phải bệnh phổ biến và khó lây lan thành dịch. Hàng năm từ tháng 9-11, sau các đợt mưa lũ, nước ta vẫn ghi nhận rải rác một số ca khởi phát Whitmore nhưng không nhiều. Vi khuẩn này có mặt trong nguồn nước hoặc đất bị ô nhiễm, gây bệnh cho con người khi tiếp xúc qua vết thương hở trên da hoặc qua đường hô hấp khi hít phải bụi, nước mưa chứa vi khuẩn. Một số ít trường hợp nhiễm bệnh do uống nước hoặc ăn thực phẩm ô nhiễm. Rất hiếm khi Whitmore lây nhiễm từ người sang người.

Bệnh Whitmore nguy hiểm ở chỗ khó phát hiện và điều trị. Tổn thương đa dạng, phụ thuộc vào cơ quan mà vi khuẩn gây bệnh gồm viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, các ổ áp xe da, mô mềm,... Triệu chứng có thể gặp là sốt, ho, khạc đờm mủ, các khối u da, mô mềm, đau đầu, đau ngực, chán ăn, đau khớp. Tuy nhiên những triệu chứng này rất dễ nhầm sang viêm phổi hoặc lao phổi, gây "nhiễu" khi chẩn đoán.

Từ các triệu chứng ban đầu, bệnh có thể diễn tiến nhanh thành viêm phổi, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, gây tử vong chỉ trong 48h nếu không điều trị kịp thời. Những người có nguy cơ cao chuyển nặng khi mắc Whitmore là người bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận, bệnh Thalassemia, bị suy giảm miễn dịch do ung thư hoặc HIV, bệnh phổi mạn tính.

Hiện là thời điểm dễ khởi phát Whitmore trong năm do ảnh hưởng của giai đoạn sau mưa lũ. Trẻ em, đặc biệt là trẻ ở các vùng nông thôn có nguy cơ cao mắc Whitmore vì thường chơi đùa ở sông hồ, ruộng, vườn... và ít chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể. Ngoài ra những người làm nông nghiệp tiếp xúc nhiều với đất, nguồn nước ô nhiễm, người dân ở những vùng đang có ca mắc Whitmore cũng có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

Để phòng ngừa Whitmore, người dân cần tránh tiếp xúc với đất, nước đọng khi trên người có vết thương hở; nếu làm nông cần sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, ủng cao qua phần bắp chân để ngăn ngừa nhiễm trùng; không tắm gội, bơi ở các ao, hồ, sông bị ô nhiễm hoặc gần nguồn ô nhiễm; thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và làm ruộng về. Cha mẹ cần giám sát tránh để trẻ chơi tại khu vực có đất, nước ô nhiễm, đặc biệt khi trên người có vết xước; hướng dẫn bé giữ gìn vệ sinh thân thể sau khi tiếp xúc với đất, nước, sau khi đi mưa về.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thuý Hậu
Khoa Nội Tổng hợp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội