Ngữ văn 10 phương pháp thuyết minh

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.

- Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.

- Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh.

- Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện và phân tích hiệu quả mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.

- Lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

3. Thái độ:

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần: 23 Tiết PPCT: 69 Ngày soạn: 20-01-11 Ngày dạy: 22-01-11 TẬP LÀM VĂN: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. - Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh. - Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh. - Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh. 2. Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích hiệu quả mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể. - Lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng phương pháp khi viết. C. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, diễn giảng và thảo luận. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 2. Bài cũ: Nêu tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Khi làm văn thuyết minh nắm chắc đối tượng, sưu tầm đầy đủ số liệu chưa phải là toàn bộ, mà để có một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh thì cần có một phương pháp thuyết minh cụ thể... HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - Đọc kĩ phần I, nêu vai trò của phương pháp thuyết minh trong việc làm văn thuyết minh? - Nêu một số phương pháp thuyết minh mà em đã học? - Thảo luận nhóm: (5 phút- 4 nhóm) Cho biết tác giả của mỗi đoạn trích đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào? Phân tích tác dụng của từng phương pháp? + Nhóm 1: Văn bản 1. + Nhóm 2: văn bản 2. + Nhóm 3: văn bản 3. + Nhóm 4: văn bản 4. - Hs đại diện trả lời. - Gv chốt lại nội dung cơ bản. - Gv hướng dẫn so sánh 2 câu: + Ba-sô là bút danh.( cách hiểu khác) +Ba –sô là bút danh của một thi sĩ nổi tiếng.( thuộc tính mới). - Thế nào là phương pháp thuyết minh bằng chú thích? (Tên hiệu của N.Khuyến là Quế Sơn, N.Du là Thanh Hiên, N.B.K là Bạch Vân cư sĩ) - Trong 2 mục đích(1) và( 2) thì mục đích nào là chính? Tại sao? - Các ý có quan hệ với nhau nhu thế nào? Nêu định nghĩa phương pháp giảng giải nguyên nhân-kết quả? - Nêu yêu cầu vận dụng thuyết minh cho được tốt? - Gv liên hệ: bài viết số 5 của HS. - Gv gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Gv hướng dẫn Hs tự học. I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH. - Hiểu biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng. - Biết sử dụng phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất. II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH. 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học. a. Văn bản 1: - Phương pháp: liệt kê, giải thích. - Tác dụng: đảm bảo tính chuẩn xác, thuyết phục. b. Văn bản 2: - Phương pháp: phân tích, giải thích. - Tác dụng: cung cấp những hiểu biết bất ngờ, thú vị. c. Văn bản 3: - Phương pháp: nêu số liệu và so sánh. - Tác dụng: hấp dẫn, ấn tượng. d. Văn bản 4: - Phương pháp: phân tích, giải thích. - Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới, thú vị. 2. Một số phương pháp thuyết minh. a. Thuyết minh bằng cách chú thích. -Với câu “Ba-sô là bút danh” không nêu ra những thuộc tính mới của sự vật mà chỉ nêu ra một cách hiểu khác về nhà thơ. - Thuyết minh bằng phương pháp chú thích là nêu ra một tên gọi khác của đối tượng cần thuyết minh. b.Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân, kết quả. -Trong hai mục đích thì mục đích(1)mới là mục đích chính vì đó chính là bức chân dung tâm hồn Ba-sô. - Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả (1) là nguyên nhân và(2) là kết quả. Các ý được trình bày hợp lí, sinh động và bất ngờ, thú vị. III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH. - Khi vận dụng phương pháp thuyết minh phải do mục đích thuyết minh quyết định. - Ngoài làm rõ sự vật được thuyết minh, phương pháp thuyết minh phải có khả năng gây hứng thú, hấp dẫn với người nghe. v Ghi nhớ: SGK/51. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Về nhà học bài cần nắm nội dung cơ bản sau: + Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh. + Một số phương pháp thuyết minh. + Yêu cầu đối với việc vận dung phương pháp thuyết minh. - Chuẩn bị bài mới: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”: + Nhân vật Ngô Tử Văn. + Ý nghĩa phê phán của truyện. E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • Ngữ văn 10 phương pháp thuyết minh
    TIET 69.doc

HOT Soạn văn lớp 10 đầy đủ, chi tiết

Ở lớp 8, các em đã được học 6 phương pháp thuyết minh cơ bản bao gồm: Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích phân loại. Trong tài liệu soạn văn lớp 10 phần soạn bài Phương pháp thuyết minh hôm nay, các em sẽ được học về tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh, yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh và tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh nữa bên cạnh 6 phương pháp thuyết minh đã học. Chúng tôi đã hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi SGK Ngữ văn 10, tập 2, các em cùng theo dõi để có thêm tài liệu soạn bài.

----------------HẾT-----------------

Chi tiết nội dung phần Cảm nhận về câu ca dao: "Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" để có sự chuẩn bị tốt cho những nội dung Ngữ Văn lớp 10.

Trong chương trình học Ngữ Văn 10 Phân tích truyện Tấm Cám là một nội dung quan trọng các em cần chú ý .

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh để học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn.

Trong nội dung soạn bài Phương pháp thuyết minh hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các em hiểu được tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và giới thiệu một số phương pháp thuyết minh thường gặp trong quá trình viết bài để tăng thêm tính thuyết phục, hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

Sách giải văn 10 bài phương pháp thuyết minh (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 10, sách giải ngữ văn lớp 10 bài phương pháp thuyết minh sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 10 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, giải bài tập sgk văn 10 đạt được điểm tốt:

– Phương pháp thuyết minh là một hệ thống cách thức mà người thuyết minh sử dụng để mong đạt tới mục đích mà mình đã đặt ra.

– Phái hiểu biết rõ ràng, chính xác đầy đủ về sự vật và hiện tượng cần được thuyết minh và phải nắm được phương pháp thuyết minh thì mới đạt được mục đích thuyết minh.

– Thuyết minh bằng định nghĩa.

– Thuyết minh bằng cách liệt kê.

– Thuyết minh bằng cách dùng số liệu – so sánh.

– Thuyết minh bằng cách phân loại – phân tích.

– Thuyết minh bằng chú thích.

– Thuyết minh bằng nêu ví dụ.

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

a.

– Đoạn 1: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp nêu ví dụ và liệt kê.

– Đoạn 2: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp nêu định nghĩa kết hợp với phương pháp phân tích.

– Đoạn 3: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp dùng số liệu kết hợp với phương pháp so sánh.

– Đoạn 4: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp phân tích.

b.

– Đoạn 1: Các ví dụ được nêu ra có kèm theo cả những lời bình và phân loại đã có tác dụng làm nổi bật ý Trần Quốc Tuấn là người yêu nước khi ông khéo tiến cử cho đất nước nhiều người tài giỏi.

– Đoạn 2: Tác giả định nghĩa Ba – sô là thi sĩ…và phân tích lí do lấy bút danh là Ba – sô.

– Đoạn 3: Những số liệu khá mới mẻ về cấu tạo tế bào của con người đã được người thuyết minh khéo léo kết hợp trong những so sánh hấp dẫn khiến cho đoạn văn vừa gây được sự chú ý, vừa thuyết phục được người nghe.

– Đoạn 4: Phân tích bằng cách miêu tả lại các vật dụng và cách thức chơi trò hát trống quân.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng cách chú thích

– Không thể coi câu văn “Ba – sô là bút danh” là câu được tác giả thuyết minh bằng cách định nghĩa. Thông tin “là bút danh” không đủ để nói lên được những đặc điểm, bản chất của Ba – sô.

– Tác giả sử dụng phương pháp chú thích.

– Phương pháp này có ưu điểm: linh hoạt, mềm dẻo và dễ sử dụng hơn.

– Ví dụ về phương pháp chú thích:

   + Hồ Chí Minh – người lãnh tụ vĩ đại, cả cuộc đời người đã hi sinh vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc.

   + Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại. Bằng tài năng văn chương của mình, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm hay và có giá trị nghệ thuật cao.

b.

– Mục đích chính: Giải thích sự ra đời của bút danh Ba – sô.

Vì:

– Cả đoạn văn đều nhằm hướng đến câu chủ đề ở cuối đoạn.

– Đoạn văn trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, trong đó niềm say mê của Ba – sô với cây chuối là nguyên nhân, phần ra đời bút danh Ba – sô là kết quả.

⇒ Ấn tượng đẹp về con người và phẩm cách của người thi sĩ ấy.

– Việc sử dụng phương pháp thuyết minh (bao nhiêu phương pháp và phương pháp nào) phải do mục đích thuyết minh quyết định.

– Ngoài mục đích làm rõ sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh, việc sử dụng phương pháp thuyết minh còn phải làm cho văn bản thuyết minh có khả năng gây hứng.

– Đoạn văn thuyết minh cung cấp những tri thức về một loài hoa được cả phương Đông và phương Tây tôn quý – hoa lan.

– Các phương pháp thuyết minh:

   + Phương pháp chú thích “Hoa lan đã được người phương Đông…Nữ hoàng của các loài hoa”.

   + Phương pháp liệt kê “với cánh môi cong…phớt tím, nâu”.

   + Phương pháp nêu ví dụ điển hình “chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ”…)

Tham khảo đề tài: Thuyết minh về nghề làm nón lá làng Chuông

Dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

b. Thân bài:

– Lịch sử về chiếc nón lá.

– Hình dáng chiếc nón: Hình chóp.

– Các nguyên liệu làm nón:

   + Mo

   + Lá lụi

   + Nứa rừng làm vòng nón.

   + Dây cước, sợi guột để khâu nón.

   + Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

– Quy trình làm nón:

   + Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng.

   + Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều.

   + Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm.

   + Nức nón, luồn nhôi.

   + Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

– Phân loại nón: nón Chuông, nón Bài thơ, nón quai thao, nón Lâm Sung, nón Ngựa,…

– Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông – Hà Tây

– Tác dụng:

   + Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ.

   + Có thể dùng để múa, làm quà tặng.

   + Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

c. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam